Chia sẻ cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị rôm sảy ở lưng hiệu quả
Chia sẻ cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị rôm sảy ở lưng hiệu quả
Bệnh rôm sảy có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ, trong đó trẻ bị rôm sảy ở lưng là tình trạng thường gặp nhất. Bệnh gây cho trẻ nhiều ngứa ngáy, khó chịu, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mụn nhọt vô cùng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Mách mẹ 8 cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ an toàn
- 5 thông tin mẹ cần biết về trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu
- 7 lưu ý khi chăm sóc trẻ nổi rôm sảy trên mặt
1. 4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng
1.1. Do bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi
- Da bé sơ sinh nhạy cảm, mỏng manh cộng thêm các ống tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện như ở người lớn nên dễ bị bít tắc
- Khiến cho mồ hôi không thoát ra ngoài được
- Gây ứ đọng trên da và dẫn tới rôm sảy.
1.2. Do bé nằm nhiều
- Vào thời tiết nắng nóng hoặc ngay cả mùa đông, nhiều bố mẹ lo lắng, sợ con bị ốm nên không cho con ra ngoài cả ngày mà đặt con nằm chơi trong nôi, cũi.
- Phần lưng của bé bị bí hơi liên tục, mồ hôi không được lau khô và dễ bị rôm sảy.
1.3. Do mẹ mặc cho bé quần áo sai cách
- Bố mẹ cho bế mặc quần áo dày, chật hoặc quần áo bằng những chất liệu gây bí, nóng.
- Vùng lưng của bé luôn được bao bọc bởi lớp áo, nên nếu mẹ cho con mặc lớp áo dày, vải không thấm hút mồ hôi thì mồ hôi sẽ tích tụ ở lưng rồi gây rôm sảy.
1.4. Do mẹ không chú ý vệ sinh cho bé
- Khi trẻ ra nhiều mồ hôi có thể chảy từ cổ gáy xuống dưới lưng, nên nếu mẹ chỉ lau mồ hôi ở cổ mà quên không lau lưng hoặc vệ sinh cơ thể cho bé mỗi ngày, thì mồ hôi sẽ tích tụ lâu ở lỗ chân lông, hút bụi bẩn rồi gây bệnh.
- Hoặc tắm rửa quá nhiều lần trong ngày làm mất đi chất ceramide bảo vệ da đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây viêm da cư trú và phát bệnh.
Ngoài ra những trẻ bị sốt cao, hay những trẻ sơ sinh nằm ở trong lồng kính lâu ngày cũng có thể bị tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi, là thủ phạm gây ra rôm sảy.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy ở lưng
Bởi rôm sảy xuất hiện ở đằng sau lưng nên nhiều mẹ chủ quan không phát hiện ra sớm, tới lúc phát hiện thì sảy mọc rất nhiều. Cụ thể biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Lúc mới đầu vùng lưng của bé sẽ xuất hiện các vệt đỏ kéo dài khắp lưng
- Sau đó sẽ mọc lên các nốt mụn màu đỏ li ti, các nốt sẩn, đặc biệt các mụn này có thể mọc tập trung thành từng đám, từng mảng nhỏ hoặc là phát tán nhỏ lẻ khắp bề mặt lưng.
- Càng kéo dài thì các mụn này có thể phát triển thành các mụn nước, mụn mủ, lâu ngày khi va chạm hoặc cọ xát sẽ gây chảy mủ, trầy xước.
- Ngoài ra bé còn cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, bị sốt cao hoặc ớn lạnh đột ngột mà không rõ nguyên nhân do đâu.
Xem thêm: Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua
3. 3 Cách trị rôm sảy ở lưng trẻ
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng không khó để chữa trị. Bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian và một số sản phẩm kem bôi, hoặc dung dịch tắm trị rôm sảy.
3.1. Trẻ bị rôm sảy ở lưng chữa bằng phương pháp dân gian
Dùng các loại lá tự nhiên để tắm cho trẻ là phương pháp từ xưa được nhiều ông bà, bố mẹ sử dụng để trị rôm sảy ở lưng cho bé. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, lành tính và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng nếu rôm sảy ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện và chưa lan rộng.
3.1.1. Lá sài đất
Lá sài đất có tính hàn và vị ngọt chua được dùng để thanh nhiệt, chữa các chứng bệnh về da. Lá sài đất có chứa các kháng sinh tự nhiên với tác dụng chính là làm sạch, sát khuẩn, hạn chế các viêm tấy, mụn nhọt nên bố mẹ có thể dùng để nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng.
Cách làm:
- Lá sài đất rửa sạch, nên ngâm lá với nước muối loãng trước trong khoảng 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Vò nát hoặc cắt nhỏ lá rồi cho vào nước sôi và hãm trong khoảng 10-15 phút. Có thể cho thêm chút muối.
- Pha thêm với nước ấm để tắm cho bé.
3.1.2. Mướp đắng
Mướp đắng có vị đắng, tính hàn với tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc cùng với thành phần có chứa chất kháng sinh tự nhiên với hiệu quả kháng khuẩn, sát khuẩn rất cao. Giúp làm sạch bề mặt da, hạn chế những chứng bệnh như rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da mụn nhọt,…
Cách làm:
- Mướp đắng rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng. Sau đó bố mẹ thái khúc hoặc thái lát mướp đắng thành miếng nhỏ.
- Cho mướp đắng vào nồi nước sôi và hãm khoảng 15-20 phút
- Dùng nước mướp đắng tắm cho trẻ mỗi ngày. Có thể cho thêm rau má hoặc lá kinh giới trong quá trình nấu nước mướp đắng.
*Một vài lưu ý khi dùng phương pháp dân gian:
- Làn da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và non nớt nên khi lựa chọn lá/quả để tắm cho bé thì bố mẹ cần chọn các loại lá sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không bị phun thuốc hay có chứa chất bảo quản.
- Trước tiên, mẹ cần thử xem bé nhà mình thích hợp với loại lá tắm nào, có bị dị ứng không.
- Sau đó rửa thật sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15-20 phút để diệt khuẩn.
- Khi pha nước tắm cần lưu ý không pha quá đặc, nhiệt độ nước khoảng 37 – 38 độ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng lòng trong của cổ tay để biết nước được pha với nhiệt độ vừa phải.
- Sau khi tắm nước lá xong mẹ nên tráng lại người bé một lần nữa với nước ấm để làm sạch bột lá đọng trên da, tránh gây ra nhiễm khuẩn.
- Khi thấy bé bị mẩn đỏ hơn thì nên ngừng tắm lá và đưa bé đi khám bác sĩ.
Xem thêm: 20+ loại lá trị rôm sảy cho trẻ tốt nhất
3.2. Sử dụng kem bôi trị rôm sảy ở lưng cho bé
Dùng các loại kem bôi chuyên biệt để trị rôm sảy là lựa chọn thông minh của nhiều gia đình hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là tiện lợi, hiệu quả nhanh và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Hơn hết là mẹ có thể dùng bất cứ lúc nào và không cần mất thời gian để chuẩn bị và tìm kiếm như phương pháp dân gian.
3.2.1. Kem EmBé
Kem EmBé là sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại kem chuyên dụng cho trẻ em được nhiều gia đình tin dùng nhất hiện nay.
Kem EmBé được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính cho da của bé.
- Với bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn cùng khả năng giảm ngứa từ tinh nghệ Nano curcumin, tinh chất Cúc La Mã sẽ nhanh chóng làm dịu vùng da tổn thương, giảm đau ngứa và ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
- Kẽm Oxyd làm dịu và chữa lành vùng da tổn thương nhanh chóng.
- Kem EmBé còn có thành phần Vitamin E, dầu hạnh nhân,…. có khả năng làm mềm da, dưỡng ẩm da mà không hề gây bít tắc lỗ chân lông.
Nhờ đó, vùng da bị rôm sảy dần dần hết mẩn ngứa, các nốt rôm biến mất sau một vài ngày. Làn da được dưỡng ẩm nên luôn mềm mịn, không bị nứt nẻ hay bong tróc, không bị thâm sẹo.
Cách sử dụng Kem EmBé theo các bước:
- Vệ sinh cơ thể và vùng da bị rôm sảy cho bé. Nhẹ nhàng lau khô vùng da lưng bị rôm sảy của bé
- Thoa kem lên vùng da rôm sảy 2-3 lần/ngày
3.2.2. Calamine
Calamine hay còn gọi là sữa dưỡng calamine có tác dụng giúp xoa dịu vết ngứa, giảm khó chịu khi da bé bị kích ứng do rôm sảy. Ngoài ra thuốc cũng giúp làm săn se, khô vết rỉ và chảy nước đối với mụn mủ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trước khi dùng, mẹ nên lắc thật kỹ
- Thấm ướt dung dịch Calamine bằng bông gạc, rồi chấm nhẹ nhàng lên vùng bị rôm sảy, để khô tự nhiên.
- Mẹ nên chấm 1-2 lần hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất
Xem thêm: 7 loại kem trị rôm sảy cho trẻ tốt nhất mẹ quan tâm
3.3. Dung dịch tắm trị rôm sảy
Các loại dung dịch tắm trị rôm sảy hiện nay đều có các thành phần làm sạch, sát khuẩn, kháng khuẩn để làn da bé được khô thoáng, sạch sẽ, tránh nổi rôm sảy. Ngoài ra một số loại dung dịch tắm còn có tác dụng cấp ẩm, dưỡng da.
Phương pháp này cũng có ưu điểm là an toàn, hiệu quả, tiện lợi. Đặc biệt là đối với các gia đình ở khu vực thành phố, khó tìm được các loại lá tự nhiên để nấu nước tắm cho bé.
Cách sử dụng theo các bước:
- Pha từ 1-2 nắp chai dung dịch tắm vào nước và tắm cho trẻ như các loại sữa tắm thông thường
- Cho trẻ tắm lại bằng nước sạch và lau khô cơ thể và vùng da bị rôm sảy
*Một vài lưu ý khi dùng dung dịch tắm trị rôm sảy:
- Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và nhạy cảm nên không phải loại dung dịch tắm nào cũng có độ pH thích hợp cho da của bé. Vì thế mẹ nên tránh các loại dung dịch có mùi hay tạo bọt, có pH lớn. Tốt nhất là các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sỹ, y sỹ để chọn sản phẩm phù hợp.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng bất cứ dung dịch tắm hay loại thuốc bôi nào. Nếu thấy hiện tượng rôm sảy ở lưng bé không đỡ mà còn có dấu hiệu nặng hơn thì cần ngưng ngay và hỏi ý kiến của bác sỹ.
4. 6 cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở lưng
4.1. Làm mát da
Trước tiên mẹ cần cởi bớt các lớp quần áo cho trẻ, lau mồ hôi cho trẻ bằng khăn ấm. Luôn đảm bảo cơ thể của bé luôn sạch sẽ, khu vực rôm sảy thông thoáng lỗ chân lông, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn tấn công.
- Nếu trẻ đang ở ngoài trời nóng, hãy di chuyển trẻ đến chỗ râm mát, cởi bớt quần áo và lau mồ hôi vùng lưng cho trẻ bằng khăn ấm
- Bố mẹ có thể dùng khăn mát chườm lên vùng rôm sảy 3-4 lần/ ngày, mỗi lần 5-10 phút giúp bé dễ chịu hơn
- Bố mẹ có thể tắm mát cho trẻ khi vùng rôm sảy rộng khắp lưng, nhưng không sử dụng xà phòng vì nó có thể gây kích ứng da hơn nữa
4.2. Mặc quần áo thoáng mát
- Cho bé mặc áo rộng rãi và thoáng mát, mẹ nên lựa chọn các loại quần áo làm từ cotton để bé cảm thấy thoải mái và dễ thấm hút mồ hôi.
- Mẹ cũng lưu ý nên cắt các loại nhãn mác trong quần áo để tráng gây cọ xát vào da bé
- Che chắn bằng các loại nón, mũ rộng vành: Khi trẻ bị rôm sảy, làn da của các bé sẽ rất mỏng và yếu, vì vậy nếu có ra ngoài mẹ cũng cần chú ý đến việc chống nắng cho trẻ, tránh những tác động của ảnh nắng ảnh hưởng đến làn da.
4.3. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát
Bố mẹ nên tạo cho bé môi trường sinh hoạt, vui chơi phù hợp và thông thoáng, mát mẻ.
- Đặc biệt, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng cho bé, chăn nệm thật sạch để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn khiến tình trạng rôm sảy thêm trầm trọng hơn.
- Mẹ cũng có thể bật điều hòa hoặc quạt để điều hòa thân nhiệt cho con, đồng thời ngăn ngừa mồ hôi tiết ra. Nhiệt độ phòng lý tưởng nên từ 22-25 độ.
4.4. Bổ sung nước cho trẻ
- Mẹ nên thường xuyên cho bé uống những loại thức uống mát như sữa, nước cam, nước rau má,… nhằm cung cấp nhiều vitamin để làn da khỏe mạnh hơn và làm mát da, tránh mất nước.
- Đối với trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý chế độ ăn, nên ăn những thực phẩm có tính mát, và cho trẻ bú nhiều sữa.
4.5. Cắt móng tay, tránh gãi
Khi bị rôm sảy bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy nên thường hay gãi, tuy nhiên việc này chỉ làm cho tình trạng rôm sảy thêm nặng, vùng da bị tổn thương mãi không thể khỏi.
Vì vậy bố mẹ nên cắt móng tay cho bé, hoặc thu hút sự chú ý của bé bằng các đồ vật xung quanh, hoặc hoạt động vui chơi để bé tạm quên cơn ngứa.
4.6. Thăm khám bác sĩ
Khi mẹ thấy con có các biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ:
- Rôm sảy lâu khỏi, mãi không hết
- Rôm sảy diện rộng
- Xuất hiện mụn mủ
- Mẹ không chắc là rôm sảy hay loại viêm da khác
- Trẻ có triệu chứng bệnh khác kèm theo như sốt.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện chuyên khoa uy tín như:
- Bệnh viên Da liễu Trung ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện da liễu Hà Nội: 79B phố Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện da liễu TP HCM: Số 2 Nguyễn Thông, Phường 6 Quận 3, TPHCM
Như vậy, khi thấy trẻ bị rôm sảy ở lưng, bố mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tình xác định trình trạng, đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên dùng sản phẩm dưỡng da em bé phù hợp để ngăn ngừa sẹo và vết thâm.