Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7+ Lưu ý QUAN TRỌNG mẹ cần biết về trẻ nổi rôm sảy trên mặt

7+ Lưu ý QUAN TRỌNG mẹ cần biết về trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Tay, chân, lưng, cổ là những nơi thường xuất hiện của rôm sảy. Tuy nhiên, vài trường hợp trẻ nổi rôm sảy trên mặt khiến các mẹ trở nên lúng túng không biết phải làm thế nào. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ tìm được phương pháp chữa rôm sảy cho bé hiệu quả nhanh và an toàn.

Xem thêm:

Vùng mặt của trẻ thường bị rôm sảy
Vùng mặt của trẻ thường bị rôm sảy

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở mặt trẻ

Rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu khiên trẻ nổi rôm sảy trên mặt là do:

  • Tuyến mồ hôi ở trẻ hoạt động mạnh nhưng hệ điều hòa thân nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông
  • Yếu tố thời tiết nắng nóng là nguyên nhân khiến các mao mạch trên da bé bị giãn ra, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây ứ đọng trên da và hình thành rôm sảy.
  • Khi trẻ bị sốt cao hoặc cơ thể vận động với cường độ cao, mồ hôi trên đầu chảy xuống mặt, bố mẹ không chú ý vệ sinh cho trẻ sẽ khiến những tác nhân như vi khuẩn trú ngụ ngoài da gây bít tắc tuyến mồ hôi.

Trẻ bị rôm sảy trên mặt thông thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu bố mẹ vệ sinh da cho bé đúng cách. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan vì rôm sảy xuất hiện trên mặt bé là khu vực khá nhạy cảm nên việc điều trị sẽ phức tạp hơn các khu vực khác. Nếu bố mẹ không điều trị đúng cách cho trẻ có thể khiến trẻ bị rôm sảy nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Cách điều trị khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Khi trẻ có dấu hiệu nổi rôm sảy trên mặt, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ bị rôm sảy ở mặt có dấu hiệu nặng
Bố mẹ cần lưu ý khi trên mặt trẻ có dấu hiệu rôm sảy trở nặng hơn

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc bôi trị rôm sảy cho bé có thành phần như:

  • Lanolin: giúp ngăn ngừa bít các ống dẫn mồ hôi, ngăn không nổi rôm mới
  • Calamine: giúp giảm ngứa
  • Steroid: chỉ dùng khi bị rôm sảy nặng, giúp kháng viêm, tránh biến chứng.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị:

  • Không nên bôi quá nhiều, chỉ nên bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da mẩn đỏ
  • Khi mới bôi nên chỉ bôi một vùng nhỏ trên da trẻ, nếu bị kích ứng thì nên dừng lại.
  • Đặc biệt, Steroid chỉ được sử dụng trong trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt bố mẹ cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. 3 điều nên làm khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Ngay khi trẻ có biểu hiện rôm sảy ở mặt, bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để bé có thể nhanh khỏi.

3.1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Vệ sinh da cho con thường xuyên:

  • Tắm rửa thường xuyên sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da từ đó giúp giảm tình trạng bệnh.
  • Các mẹ nhớ vệ sinh và lau khô phần da trẻ bị nổi rôm sảy trên mặt nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn
Vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ

Giữ quần áo bé luôn sạch sẽ:

  • Bố mẹ nên cho bé mặc quần áo sạch và khô thoáng để tránh viêm nhiễm.
  • Mẹ cũng nên lựa loại vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt và để không cọ xát với da bé gây ngứa.

Lau mồ hôi:

  • Bé nổi rôm sảy trên mặt là do rối loạn của tuyến mồ hôi chính vì thế mà lau mồ hôi thường xuyên sẽ làm giảm bít tắc lỗ chân lông, bụi bẩn đọng trên da.
  • Ba mẹ dùng khăn lông mềm khô lau các vùng da nổi sảy cho bé.

3.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Nâng cao sức đề kháng cho con bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng:

  • Đối với trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho bé.
  • Với những bé đã ăn dặm hoặc uống sữa ngoài, mẹ nên đa dạng các món ăn. Sử dụng những thực phẩm có tác dụng làm mát, trị rôm sảy.

Cho trẻ uống đủ nước: Bổ sung đủ nước giúp da bé luôn mềm mại và phần da nổi sảy không bị bong tróc.

Bổ sung nước cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước

3.3. Cẩn thận khi điều trị cho trẻ nổi rôm sảy trên mặt

  • Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ khi vùng da bị rôm có đầu mủ và tình trạng không khả quan: Rôm sảy thường tự hết sau 1 đến 2 tuần nhưng nếu kéo dài và bắt đầu xuất hiện mủ thì bệnh đã trở nặng ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Không tự ý mua thuốc trị cho con: Nhiều ba mẹ muốn con mau khỏi nên tự ý đi mua các loại thuốc tại các cơ sở y tế. Việc lựa chọn loại thuốc không phù hợp có thể gây tác dụng phụ cho bé và có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Không được tự ý bôi thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu: Phần da mặt là nơi nhạy cảm và nếu không cẩn thận có thế gây sẹo và ảnh hưởng đến bộ phận khác. Sử dụng thuốc bôi không đúng cách có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ nổi rôm sảy trên mặt không quá nghiêm trọng thì không cần dùng thuốc bôi.
Bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc lên mặt trẻ
Bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc lên mặt trẻ

4. 4 điều cần tránh khi trẻ bị rôm sảy trên mặt

4.1. Không tự ý tắm lá cho bé

  • Không tùy tiện dùng lá cây để làm nước rửa mặt khi chưa biết rõ tình trạng rôm sảy của bé thuộc dạng nào. Bố mẹ không nên tùy ý dùng lá tắm cho bé. Nhất là khi trẻ nổi rôm sảy trên mặt, trẻ có thể bị dị ứng với lá cây và rôm sảy trở nặng hơn ảnh hưởng đến ngoại hình của bé sau này.
  • Chanh có thể làm nhiễm trùng da của trẻ nặng hơn: trong chanh chứa nhiều axit giúp sát khuẩn tốt nhưng chỉ tốt với người lớn. Da bé còn rất yếu nên việc tắm bằng chanh sẽ khiến da mài mòn và làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Không tự ý tắm lá cho trẻ bị rôm sảy ở mặt
Không tự ý tắm lá cho trẻ bị rôm sảy ở mặt

4.2. Tránh làm tổn thương da bé

  • Tránh bôi phấn rôm khi vùng da của con đang bị thương tổn: Phấn rôm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bé và khiến rôm sảy lan rộng hơn.
  • Không massage cho trẻ bằng dầu dừa, dầu oliu: Bởi điều này sẽ làm bít lỗ chân lông và làm tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn
  • Không dùng xà phòng của người lớn: Da bé rất mỏng manh, sử dụng xà phòng của người lớn khiến da bé trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh da liễu hơn. Ba mẹ nên chọn loại sữa tắm em bé có thành phần dịu nhẹ để bảo vệ làn da bé.
  • Không để bé dùng tay gãi vết rôm sảy: Trẻ nổi rôm sảy trên mặt hay bất cứ vùng nào đều gây ngứa ngáy. Việc dùng tay gãi vùng da bị rôm sảy sẽ dẫn đến viêm da và khó hồi phục.
bé nổi rôm sảy trên mặt
Rôm sảy trên mặt bé

4.3. Không dùng thực phẩm nhiều đường

Đường tự do là nguyên nhân cản trở sự hình thành của collagen. Sử dụng thực phẩm nhiều đường làm chậm quá trình phục hồi của da.

Vì vậy ba mẹ có thể bổ sung đường cho bé bằng việc ăn nhiều trái cây.

Cho trẻ ăn nhiều trái cây để bổ sung đường và vitamin
Cho trẻ ăn nhiều trái cây để bổ sung đường và vitamin

4.4. Tránh mặc quần áo sai kích cỡ

Bố mẹ cho trẻ mặc bỉm quá lâu, và đặc biệt mặc bỉm quá chật sẽ gây bí tắc lỗ chân lông khiến cơ thể bé phải tiết mồ hôi nhiều dẫn đến rôm sảy.

Quần áo bó sát khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn vì bị cọ xát nhiều. Vì vậy bố mẹ nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho bé

5. Phòng tránh rôm sảy cho trẻ

  • Nơi ở của trẻ phải thoáng mát, thông gió, tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt, nóng, bí gió.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại không gây kích ứng cho da của trẻ
  • Tắm rửa cho trẻ thường xuyên giúp cơ thể mát, làm sạch da, thông thoáng các lỗ chân lông
  • Cho bé uống đủ nước và ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, chè đậu xanh, đậu đỏ, bột sắn dây, uống thêm nước rau má.
  • Mẹ nên thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi gây xây sát làm da nhiễm khuẩn
Bố mẹ thường xuyên cắt móng tay cho trẻ
Bố mẹ thường xuyên cắt móng tay cho trẻ

Rôm sảy trên mặt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng việc xem nhẹ bệnh sẽ khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn. Để rôm sảy không trở nặng, ba mẹ cần hiểu rõ về bệnh và cách chăm sóc bệnh đúng. Hy vọng các bậc phụ huynh đã biết cách giải quyết tình trạng trẻ nổi rôm sảy trên mặt sau khi đọc bài viết này.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…