4 điều cần lưu ý khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
4 điều cần lưu ý khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
Trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước là một trong những tình trạng phổ biến và cách điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, vết sưng có thể dẫn đến những vấn đề nhiễm trùng da nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Xem thêm:
- Bé bị muỗi đốt vào môi ngứa ngáy mẹ phải làm sao?
- Hình ảnh bé bị muỗi đốt khiến bé khó chịu, gãi nhiều
- 15 cách giảm đau cho bé khi bị muỗi đốt hiệu quả
1. Dấu hiệu trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
- Dấu hiệu bé bị muỗi đốt sưng mọng nước đầu tiên là những rộp nước xuất hiện trên da, đây được xem như một trong những dạng biểu hiện của viêm da do dị ứng.
- Những mụn nước có kích thước gần bằng hạt gạo và thường mọc lên tại vị trí chân hoặc tay. Tùy vào vị trí khác nhau mà mức độ ngứa và nóng do những mọng nước này gây ra cũng không giống nhau.
- Sau khoảng thời gian từ 1-2 tuần, chất dịch bên trong mỗi mọng nước sẽ có dấu hiệu tự khô, dẫn tới tình trạng bong da. Mọng nước nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến đau nhức, viêm nhiễm và để lại sẹo trên da của bé.
2. Bị mụn nước có nguy hiểm không?
2.1. Bị mụn nước nhẹ
Nếu trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước ở trường hợp nhẹ, chúng ta có thể dùng một số loại thuốc sau đây để tự điều trị nhằm rút ngắn thời gian và phòng ngừa nguy cơ lây lan:
- Thuốc viên: Valacyclovir (Valtrex), acyclovir (Xerese, Zovirax), famciclovir (Famvir).
- Thuốc bôi: Docosanol (Abreva), penciclovir (Denavir),…
Tuy nhiên, bố mẹ nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp với làn da và tình trạng muỗi đốt của trẻ.
2.2. Bị mụn nước dạng nặng
Nếu tình trạng trẻ bị nổi mụn nước xuất hiện những dấu hiệu sau đây được xem là trường hợp nặng:
- Những nốt mụn nước xuất hiện ngày càng dày, lan ra cả một số vùng nhạy cảm như vùng mắt, cổ họng, lưỡi, bên trong má, bộ phận sinh dục,… hoặc thậm chí toàn cơ thể.
- Kích thước của những nốt mụn nước có sự thay đổi, tình trạng đỏ rát và bong tróc xuất hiện ngày càng nhiều.
- Trẻ bị co giật, nóng sốt, bú kém, đau đớn khắp người, mệt mỏi,…
Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, các mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Vì đây là những biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng, nên nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những tổn hại nặng nề đối với làn da của bé hoặc thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm đến não, nội tạng và cả tính mạng của trẻ.
3. 5+ phương pháp điều trị khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
3.1. Dùng kem bôi da thảo dược
Khi bé bị muỗi đốt sưng mọng nước ở giai đoạn còn sưng kèm theo ngứa, bố mẹ có thể sử dụng kem bôi ngoài da để giảm ngứa rát, viêm nhiễm. Bố mẹ nên chọn sản phẩm đã được chứng nhận từ Bộ Y Tế như Kem EmBé Plus. Thành phần sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn, dịu nhẹ:
- Chiết xuất Thông đỏ Pháp, tinh chất Nghệ Nano, chiết xuất Rau Má, Cúc La Mã giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu vết sưng đỏ, làm lành vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo.
- Sữa dê, dầu quả Bơ, Vitamin E cung cấp độ ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc trên da của bé và tái tạo tế bào da
Sử dụng Kem EmBé Plus, ngoài việc giảm sưng ngứa do muỗi đốt, các thành phần của kem còn giúp da bé không để lại sẹo hay vết thâm xấu xí. Do vậy, ngay khi phát hiện con bị muỗi đốt, ba mẹ nhớ thoa luôn cho bé để da bé nhanh được phục hồi.
Sử dụng Kem EmBé Plus khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
3.2. Đá lạnh – Phương pháp điều trị trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước đơn giản
Chườm đá lạnh là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm sưng và giảm cảm giác nóng rát khó chịu trên da khi bị mụn nước.
Cách làm: Chuẩn bị một vài viên đá lạnh và một chiếc khăn sạch để bọc đá lại, đặt lên vùng da bị mụn nước trong khoảng 15 phút. Lưu ý, nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng để tránh gây vỡ các mụn nước trên da.
3.3. Giấm
Trong giấm chứa hàm lượng cao axit axetic có công dụng giảm sưng đau và kháng viêm rất tốt cho những người bị sưng mọng nước.
Cách làm: Dùng một tờ giấy ăn ngâm với giấm sau đó đắp lên khu vực da bị mụn nước, đến khi tờ giấy khô lại thì có thể lấy ra. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong vòng 3-5 ngày để thấy các nốt sưng mọng nước giảm dần.
3.4. Kem đánh răng
Kem đánh răng có thể giảm nóng rát và làm khô các nốt sưng mọng nước hiệu quả.
Cách làm: Sau khi vệ sinh vùng da bị sưng mọng nước, chúng ta thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên. Lưu ý, nên tránh thoa loại kem đánh răng có hương vị quế.
3.5 Sử dụng xà bông
Sử dụng các loại xà bông dành cho bé có thành phần dịu nhẹ giúp giúp diệt khuẩn, giảm sưng viêm và hạn chế nhiễm trùng tại các nốt sưng mọng nước.
Cách làm: Tạo bọt xà bông trước, sau đó làm ướt cơ thể bé và nhẹ nhàng thoa bột xà bông lên, xả lại bằng nước sạch. Lưu ý không nên trực tiếp để xà bông lên người bé mà chưa tạo bọt để tránh gây kích ứng da.
4. Chú ý khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước
4.1. Bảo vệ chân tay
Để bảo vệ chân tay, trước hết bố mẹ cần phải chú ý giữ cho khu vực này được khô ráo. Trong một số trường hợp mẹ có thể sử dụng một ít phấn rôm có thành phần lành tính nhằm giúp giảm tình trạng ra mồ hôi chân, tay.
Mẹ cũng nên cẩn thận và hạn chế để tổn thương tiếp xúc với nước, bột giặt, chất tẩy rửa,… Trong thời gian bị muỗi đốt sưng mọng nước, mẹ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da tay, chân có thành phần lành tính, ít kích ứng hoặc sử dụng các loại kem dưỡng da tay chuyên dụng cho trẻ.
4.2. Không gãi
Khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu nhưng mẹ tuyệt đối không để trẻ gãi vào vết đốt. Tuy giúp giải tỏa được cảm giác ngứa ngáy tạm thời nhưng gãi ngứa sẽ khiến tình hình sưng mọng nước ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do các nốt mọng nước bị vỡ.
Bên cạnh đó, gãy bằng tay sẽ làm tăng nguy cơ đưa những vi khuẩn tồn tại trong móng tay trực tiếp xâm nhập vào vùng bị sưng mọng nước, khiến nguy cơ lây lan sang những khu vực khác tăng cao. Vì vậy, mẹ hãy làm việc gì đó để trẻ quên đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
4.3. Tránh những thứ gây dị ứng
Trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Trong đó thành phần những chất gây dị ứng cho cơ thể nên được loại tuyệt đối ra khỏi thực đơn.
Khi mua kem bôi cho bé, bố mẹ đặc biệt lưu ý không lựa chọn sản phẩm có corticoid, paraben vì nó gây kích ứng da và làm tổn thương trở nên trầm trọng, khó lành.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý xem cơ thể trẻ có gặp phải tình trạng dị ứng với kim loại hay không. Những trẻ có cơ địa dị ứng với niken(II) sunfat nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với một số kim loại hoặc hợp kim có thành phần niken sunfat, không nên sử dụng những loại trang sức như dây chuyền, vòng tay hoặc khuyên tai có chứa thành phần niken.
Trên đây là những cách và lưu ý với tình trạng sưng mọng nước khi bị muỗi đốt. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, mẹ sẽ có cách chữa phù hợp khi trẻ bị muỗi đốt sưng mọng nước để hạn chế tối đa cảm giác nóng rát, sưng phồng khó chịu cho các bé.
Kem bôi da thảo dược Kem EmBé Plus
Để dịu sưng ngứa, mụn nước khi bị muỗi đốt và ngăn ngừa thâm sẹo, mẹ nên sử dụng thêm cho bé kem bôi da thảo dược chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ sau khi đã xử vệ sinh vết muỗi đốt như Kem Em Bé Plus. Kem Em Bé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector giúp làm dịu nhanh vết ngứa chỉ sau 5 phút.
Sản phẩm an toàn cho trẻ sơ sinh, mang đến công dụng:
- Giảm ngứa nhanh, giảm sưng đỏ trong các trường hợp: mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, hăm da, côn trùng đốt,…
- Dưỡng ẩm, làm dịu mát da và ngăn ngừa thâm sẹo.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.
Kem EmBé Plus – Kem bôi da thảo dược đa công dụng
Hướng dẫn sử dụng Kem EmBé Plus
Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương
Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp mẩn ngứa và sưng đỏ nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.
Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link