
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh mẹ thông thái cần biết

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh mẹ thông thái cần biết
Mới đây, nghiên cứu của giáo sư Krafchick (Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto) đã khẳng định rằng 50% trẻ sơ sinh mắc phải tình huống hăm tã. Thực tế là hăm tã không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Nhưng nếu mẹ không biết cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đúng cách thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không đáng có. Lắng nghe những kiến thức sau đây để tìm được cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất các mẹ nhé!
1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra căn bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ các công đoạn vệ sinh hằng ngày cho bé:
- Do làn da của con nhỏ mỏng manh, nhạy cảm nên khi tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, nhất là trong thời tiết nắng nóng sẽ gây ra hiện tượng hăm tã.
- Bé bị hăm cũng có thể bắt nguồn từ việc mẹ quá lạm dụng phấn rôm. Lưu ý cho mẹ là hãy chỉ sử dụng một lượng vừa phấn rôm vừa đủ hoặc hạn chế không sử dụng sẽ tốt hơn cho làn da của bé.
- Một số nguyên nhân khác: da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…
2. Cách phòng chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Phòng chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh không hề khó nếu các mẹ tuân theo những nguyên tắc sau đây:
2.1. Thay tã thường xuyên
Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen lại nhỏ hơn, sợi protein đàn hồi phát triển chưa đầy đủ. Lá chắn trên bề mặt da bé bởi vậy vô cùng mỏng manh, mẫn cảm. Việc để bé mặc tã lâu mà không thay trong giai đoạn này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh ngoài da nghiêm trọng trong đó có hăm tã. Vì vậy thay tã thường xuyên là nguyên tắc hàng đầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh.
2.2. Chú ý loại tã khi sử dụng
Việc lựa chọn loại tã phù hợp, không gây hầm bí, khó chịu, kích ứng cho da bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
2.3. Dùng thuốc chống và chữa hăm cho bé
Nhiều mẹ ngại dùng thuốc bôi da cho con vì sợ trong thuốc có chứa các thành phần độc hại không tốt cho làn da mỏng manh cho con. Tuy nhiên nếu mẹ có ý thức lựa chọn loại thuốc có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
Tìm hiểu kỹ về các thành phần để đảm bảo tất cả các thành phần đều an toàn, con không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì đây là cách phòng và chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm: 8 mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
2.4. Lưu ý khi chăm sóc bé
- Bạn không nên: quên hoặc có thói quen không thay tã trong nhiều giờ; quấn tã quá chặt; bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã); dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé.
- Đặc biệt nếu ngón tay mẹ đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu trẻ bị hăm thì nên hạn chế sử dụng tã vào ban ngày để da bé thông thoáng mau lành vết hăm hơn. Vệ sinh tay sạch sẽ khi vệ sinh cho trẻ, thường xuyên kiểm tra tã lót giúp chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng
