CÔN TRÙNG CẮN – 5 thông tin bạn cần biết để tránh nguy hiểm
CÔN TRÙNG CẮN – 5 thông tin bạn cần biết để tránh nguy hiểm
Những vết cắn côn trùng tưởng vô hại lại có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách xử lý và điều trị đúng. Trẻ bị côn trùng cắn thì nên làm thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp.
Xem thêm:
- Côn trùng cắn sưng mủ – Top 7 điều mẹ nên biết
- Nguyên nhân & cách điều trị côn trùng cắn sưng đỏ
- Bé bị côn trùng cắn sưng tím mẹ nên làm gì ?
1. Dấu hiệu nhận biết loại côn trùng cắn
Để áp dụng đúng cách chữa trị giúp bé nhanh hết đau ngứa thì trước tiên mẹ cần phải biết vết cắn hoặc vết chích đó là do loại côn trùng nào gây ra.
- Đặc điểm vết cắn
- Do những đặc trưng của răng hoặc ngòi hút mà mỗi loại côn trùng khi cắn sẽ để lại các tổn thương khác nhau trên da.
- Ví dụ vết cắn của ong thường không gây chảy máu và khiến vùng da bị cắn sưng to. Vết cắn của ruồi trâu thì gây chảy máu và đau đớn. Vết cắn của rệp giường có thể không cảm nhận được ngay vì chúng tiết thuốc tê khi cắn,…
- Mức độ tổn thương
- Thông qua độ tổn thương trên da, mẹ có thể xác định được loài côn trùng cắn chứa nọc độc hay không độc.
- Ví dụ, vết nhện thường cắn chỉ gây châm chích nhỏ và không gây sưng tấy. Trong khi nhện có độc sẽ khiến cho vết cắn bị buốt và sưng to.
- Vị trí vết cắn
- Có nhiều loại côn trùng có thói quen cắn ở một số vị trí nhất định. Vì thế, thông qua nơi có vết cắn, mẹ có thể tạm xác định được đó là do loại côn trùng nào.
- Ví dụ: vết cắn của muỗi thường hay có ở những vị trí bên trên mạch máu và da mềm như cổ tay, bắp đùi,… Bọ chét thì thường cắn ở những nếp da gấp trên cơ thể như eo, nách, háng. Chấy thì thường cắn ở đầu, cổ hoặc gáy.
2. Cách phân biệt giữa vết cắn của các loại côn trùng
2.1. Đặc điểm vết cắn của rệp giường
- Các vết cắn thường có màu đỏ, sưng húp và giống như mụn, theo một đường thẳng, theo nhóm ba hoặc nhiều hơn.
- Ở trung tâm của khu vực bị rệp giường cắn thường có một chấm đỏ nhỏ.
- Nếu da trẻ đặc biệt nhạy cảm với vết cắn của rệp, khu vực bị cắn có thể xuất hiện mụn nước.
- Vết cắn của rệp rất ngứa và khó chịu, thường tồi tệ hơn vào buổi sáng.
2.2. Đặc điểm vết cắn của muỗi
- Trên da xuất hiện những vết cắn nhỏ, đỏ và nổi hẳn lên so với vùng da xung quanh. Các vết muỗi đốt là ngẫu nhiên. Muỗi không đốt theo đường thẳng hoặc tập trung theo nhóm.
- Vết cắn của muỗi có thể thay đổi kích thước và sưng to hơn dựa trên phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nước bọt của muỗi.
2.3. Đặc điểm vết cắn của nhện
Nhện cắn có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào đó là nhện độc hay không độc. Thông thường, vết cắn của nhện không độc không gây ra những phản ứng đáng kể nào, ngoại trừ cảm giác ngứa và hơi đau. Tuy nhiên, những con nhện độc có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Bị đỏ ửng ở khu vực nhện cắn.
- Vết cắn sưng to.
- Bị đau và chuột rút cơ bắp.
- Buồn nôn, khó thở
2.4. Đặc điểm vết cắn của kiến
- Cảm giác nóng rát gần như ngay lập tức sau khi cắn.
- Vùng bị kiến cắn da đỏ ửng, nổi lên những nốt mụn nước nhỏ, chứa đầy chất lỏng hình thành khoảng một ngày sau khi bị cắn.
- Kiến lửa, kiến ba khoang có thể gây ra các triệu chứng lên đến một tuần. Các vết cắn cực kỳ ngứa.
2.5. Đặc điểm vết cắn của ong
- Trẻ bị ong đốt sẽ có cảm giác đau âm ỉ.
- Xung quanh vị trí của vết chích có thể xuất hiện một vết sưng to với da bị đỏ ửng và viền trắng xung quanh. Khu vực này có thể cảm thấy nóng khi chạm vào.
- Những trẻ bị dị ứng nặng có thể nổi mề đay, sưng, khó thở, chóng mặt, chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy và thậm chí là ngừng tim.
2.6. Đặc điểm vết cắn của bọ chét
- Trẻ có thể thấy ngứa, nổi mề đay và sưng xung quanh vết cắn của bọ chét hoặc nổi mẩn đỏ, nổi mụn đỏ.
- Các triệu chứng bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi bị cắn và vết cắn có xu hướng xuất hiện theo nhóm ba hoặc bốn.
- Vết phát ban do bọ chét cắn có thể chuyển sang màu trắng khi mẹ dùng tay ấn vào nó và có xu hướng lan rộng và to ra theo thời gian.
2.7. Đặc điểm vết cắn của ruồi trâu
- Vết cắn của ruồi trâu gây chảy máu trên da, bị đỏ ửng, nổi phát ban
- Những trẻ bị dị ứng nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như mưng mủ, ngứa ngáy, sưng to, sốt nhẹ và chóng mặt.
3. Hình ảnh vết côn trùng cắn
- Vết cắn của ong
- Vết cắn của ruồi trâu:
- Vết cắn của kiến:
- Vết cắn của nhện:
- Vết cắn của rệp giường:
4. Tác hại của các vết cắn của côn trùng
Các vết cắn côn trùng đều gây ngứa, đau và khó chịu, đặc biệt với trẻ nhỏ. Da trẻ khá non nớt nên nếu không được điều trị đúng cách, có thể để lại sẹo thâm xấu xí. Nghiêm trọng hơn, vết cắn có thể trở thành
- Bệnh chốc lở: Nhiễm trùng do vi khuẩn rất dễ lây lan gây ra vết loét hoặc mụn nước.
- Viêm mô tế bào: Là trường hợp vết côn trùng cắn bị trầy xước dẫn tới nhiễm trùng làm cho da sưng và đau.
- Viêm nang lông: Là tình trạng viêm (đỏ và sưng) của một hoặc nhiều nang lông ở khu vực bị côn trùng cắn.
- Viêm hạch bạch huyết: Nhiễm trùng da lan sâu hơn gây đau và làm cho các hạch bạch huyết bị sưng.
- Một số vết côn trùng cắn cũng có thể lây lan các bệnh như virut Zika và virut West Nile (do muỗi truyền), bệnh Lyme (từ rệp),…
5. Cách xử lý, điều trị côn trùng cắn
5.1. Cách xử lý khi mới bị côn trùng cắn
- Mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến khu vực khô ráo, sạch sẽ và thoáng để tránh bị nhiều côn trùng khác cắn, đặc biệt là với côn trùng sống theo đàn như kiến hoặc ong.
- Loại bỏ côn trùng kịp thời: Dùng tinh dầu hoặc gõ chúng xuống đất thay vì dùng tay bóp vì có thể khiến chất độc tiêm sâu hơn. Với vết cắn của ong, mẹ nên khều nhẹ để loại bỏ ngòi độc và túi nọc ra khỏi da.
- Rửa sạch vết cắn: Dùng dung dịch sát trùng, nước muối hoặc xà phòng và nước ấm để rửa sạch khu vực bị côn trùng cắn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Chống trầy xước: Sau khi rửa sạch, mẹ có thể dùng băng gạc băng lại khu vực bị cắn.
- Áp dụng một số biện pháp giảm ngứa: Mẹ có thể sử dụng nước đá để chườm quanh khu vực bị cắn. Nước đá lạnh có tác dụng giảm đau hiệu quả và giảm sưng.
Sau đó, mẹ nên sử dụng một số loại kem bôi ngoài da như Kem EmBé để bôi lên vùng da bị côn trùng cắn. Kem EmBé làm giảm sưng đau, giảm ngứa nhanh chóng, chống viêm và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Hơn nữa, Kem EmBé có thể ngăn ngừa sẹo thâm, giữ ẩm cho làn da của bé luôn mịn màng.
5.2. Cách điều trị khi bị côn trùng cắn lâu không khỏi
Sau khi xử lý mà vết cắn vẫn sưng to hoặc kích ứng quá mức, lâu không khỏi. Hoặc gặp phải những triệu chứng sau đây, thì mẹ nên đưa bé đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp:
- Khu vực vết cắn bắt đầu lan rộng vùng sưng hoặc đỏ da.
- Vùng bị cắn trở nên ngày càng đau khi chạm vào hoặc bị chảy mủ.
- Trẻ bị sốt, mệt mỏi và đau nhức cơ thể, quấy khóc liên tục.
- Phát ban lan rộng ngoài khu vực bị cắn.
- Khó thở, nôn.
Côn trùng cắn là vấn đề khó tránh khỏi, tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể giúp bé giảm đau và “đánh bay” vết đốt với những cách xử lý trên đây. Làn da mỏng manh của bé sẽ luôn mịn màng và trắng hồng khi được mẹ chăm sóc mỗi ngày.