Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7+ điều quan trọng bé bị côn trùng cắn sưng mủ mẹ cần biết

7+ điều quan trọng bé bị côn trùng cắn sưng mủ mẹ cần biết

Côn trùng cắn sưng mủ sẽ để lại sẹo thâm, thậm chí bị nhiễm trùng nặng nếu không được chữa trị kịp thời. Nhất là với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ, vết cắn sẽ mất nhiều thời gian chữa trị hơn và ảnh hưởng nhiều đến bé.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ là gì?

Làn da mỏng manh của trẻ nhỏ rất dễ thu hút sự chú ý của côn trùng, đặc biệt là muỗi. Mùi thơm của sữa mẹ, mùi thức ăn dính vào quần áo hay mùi cơ thể cũng khiến côn trùng đến gần hơn với bé. Chúng dễ dàng tấn công vào những vị trí bị hở bên ngoài quần áo như tay, chân, mặt, cổ tạo nên những vết ửng đỏ, ngứa ngáy.

Ngoài ra, trẻ bị côn trùng cắn(đốt) sưng mủ còn do cơ địa và mức độ nhạy cảm khác nhau của từng trẻ. 

  • Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ có phản ứng mạnh hơn với vết đốt gây sưng to, viêm và có mủ ở vết đốt.
  • Khi bị côn trùng đốt, trẻ bị ngứa, đau rất khó chịu. Trẻ sẽ dùng tay hoặc đồ vật để gãi vào vết đốt, điều này vô tình làm miệng vết đốt bị hở khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây mưng mủ.
Kiến ba khoang là côn trùng cắn gây sưng mủ
Kiến ba khoang là côn trùng cắn sưng mủ

2. Cách xác định vết cắn của các loại côn trùng

Để có cách xử lý phù hợp, mẹ cần phải xác định loại côn trùng nào gây nên vết cắn sưng mủ. Mỗi loại côn trùng cắn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dựa vào một số dấu hiệu sau mẹ có thể xác định dễ dàng:

2.1. Vết cắn của bọ chét

  • Khi bị bọ chét cắn, trên da sẽ xuất hiện các đốm nhỏ xíu màu sậm, được bao quanh bởi một khu vực màu đỏ.
  • Vết cắn không đau nhưng sưng đỏ, ngứa ngáy.
  • Xếp thành từng nhóm ba đến bốn vết, hay thẳng hàng, ở các vị trí như mắt cá chân, nách, khủy tay.
Vết bọ chét cắn gây sưng to
Vết bọ chét cắn taọ ra những vết đỏ theo vùng từ 3-4 vết

2.2. Vết muỗi đốt

  • Khi bị muỗi cắn, trên da sẽ xuất hiện những vết đỏ gây ngứa ngáy khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh.
  • Vùng da bị muỗi đốt sưng, phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước hoặc nốt sần trên da.

2.3. Côn trùng cắn sưng mủ – rệp giường

  • Vết cắn của rệp không đau, nó chỉ có cảm giác ngứa do phản ứng của cơ thể gây ra sự khó chịu.
  • Trên da xuất hiện nốt sưng nhỏ, dẹt, nhô lên và xếp thành hàng hay dãy dọc vùng da bị cắn.
  • Sau một thời gian, vết cắn sưng to và ngứa dữ dội.
Vết rệp giường cắn
Rệp giường là một trong số những côn trùng cắn sưng mủ ở trẻ

2.4. Dấu hiệu khi bị ruồi cắn

  • Ban đầu vết ruồi cắn chỉ là vết đỏ nhỏ, sau đó sưng to và lan rộng ra xung quanh.
  • Vết sưng thường kéo dài trong vài ngày, gây ngứa, đau.

2.5. Vết nhện cắn

  • Khi bị nhện cắn, trẻ sẽ cảm thấy đau ngay lập tức.
  • Tại chỗ bị cắn có hai dấu răng nanh hoặc dấu “mắt bò”.
  • Vết thương tấy đỏ, sưng và lan ra sau khoảng 1h.
  • Trường hợp nặng hơn, vùng da bị cắn trở nên tím tái, đau dữ dội.
Nhện là loài côn trùng cắn gây sưng mủ
Nhện là loài côn trùng cắn gây sưng mủ

2.6. Ong là côn trùng cắn sưng to ở trẻ

  • Ong là một trong những loài côn trùng rất nguy hiểm đối với con người.
  • Khi bị ong chích, vết thương sẽ sưng lên ngay vị trí đó và gây đau nhức.
  • Cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, dẫn đến sốc mẫn cảm.
Vết ong chích gây đau đớn, sưng to
Vết ong chích gây đau đớn, sưng to

3. Xử lý vết côn trùng cắn sưng mủ

Sau khi nhận biết trẻ bị loại côn trùng nào cắn sưng mủ, mẹ cần xử lý vết thương ngay lập tức theo những bước sau: 

3.1. Vệ sinh vết cắn của côn trùng

3.1.1. Lấy ngòi độc, côn trùng ra khỏi vết cắn

  • Đối với những loài côn trùng có ngòi độc như ong:
    • Mẹ cần phải lấy ngòi độc của chúng ra khỏi vết thương ngay lập tức. Mẹ có thể dùng nhíp để lấy ngòi độc ra khỏi vết thương, sau đó tiến hành làm sạch vết cắn như bước đã nêu trên.
    • Lưu ý: Thực hiện thật nhẹ nhàng để ngòi độc không cắm sâu vào da, không bóp mạnh vì nó có thể khiến độc tố phát ra nhiều hơn.
  • Đối với côn trùng vẫn còn bám trên vết cắn: Dùng dầu bôi lên vết cắn để côn trùng nhả ra

3.1.2 Làm sạch vết cắn

 Khi phát hiện ra vết côn trùng cắn mưng mủ, bố mẹ có thể rửa nhẹ nhàng vết thương cho trẻ bằng xà phòng, nước muối hoặc lau vết thương bằng cồn để loại bỏ những độc tố gây viêm nhiễm hoặc những mầm bệnh từ côn trùng.

Làm sạch vết côn trùng cắn sưng mủ
Làm sạch vết côn trùng cắn sưng

3.2 Làm giảm tấy vết côn trùng cắn sưng mủ bằng phương pháp dân gian

Để giảm sưng, tấy nhanh chóng trước khi chữa trị, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian như:

  • Chanh: Trong chanh có thuộc tính gây tê và chống viêm nên giúp xử lý các vết thương sưng tấy một cách dễ dàng. Mẹ chỉ cần cắt đôi quả chanh và chà nhẹ lên vết thương liên tục cho đến khi giảm ngứa.
  • Chườm đá: Hơi lạnh của đá sẽ giúp vết thương giảm sưng tấy. Tuy nhiên mẹ không nên chườm đá trực tiếp lên vết đốt để tránh gây bỏng, mà hãy chườm qua khăn.
  • Tỏi: Cắt tỏi thành những lát mỏng sau đó đắp lên những vết đốt của côn trùng trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước. Tinh chất kháng viêm trong tỏi cũng giúp làm giảm sưng tấy một cách hiệu quả.
  • Lô hội: Cắt gel lô hội và để vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 10 đến 15 phút sau đó bôi gel lên vết đốt. Gel lô hội có đặc tính gây tê sẽ giúp làm dịu vết thương và giảm sưng tấy rõ rệt.
  • Tinh dầu trà: Dùng bông nhúng vào dầu của cây trà rồi xoa lên vết thương bị côn trùng đốt để làm dịu vết thương và giảm sưng tấy.  

Những cách làm trên đây đều là những mẹo chữa sưng tấy dân gian lành tính, nên nó có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em.

Tuy nhiên, nếu vết thương bị vỡ miệng, bị xước hoặc sưng mọng to thì mẹ không nên áp dụng. Bởi nó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm thêm nghiêm trọng. 

Tỏi giúp điều trị vết côn trùng cắn sưng mủ
Tỏi giúp điều trị vết côn trùng cắn sưng mủ

3.3. Điều trị khi bị côn trùng cắn sưng phù

3.3.1.  Điều trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian

Có rất nhiều mẹo dân gian có thể làm giảm vết sưng và tiêu mủ khi bị côn trùng cắn. Và các mẹo này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp nhẹ. Những mẹo đó là:

  • Dùng kem đánh răng
  • Dùng nước bọt
  • Dùng giấm
  • Dùng rau húng quế
  • Dùng rượu

Mẹ hãy lấy một lượng nhỏ, xoa nhẹ lên vết đốt rồi rửa lại bằng nước sạch. Có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi vết đốt khỏi hẳn.

Lá húng quế
Lá húng quế trị vết côn trùng cắn

3.3.2 Điều trị côn trùng cắn sưng mủ bằng thuốc

Ngoài những mẹo dân gian kể trên, mẹ có thể điều trị côn trùng cắn sưng mủ cho trẻ bằng một số loại thuốc như: 

  • Các loại dung dịch làm mát da, dịu da như hồ nước.
  • Dung dịch màu sát khuẩn như milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng…
  • Kem chống ngứa như promethazin, moz-bite, eurax…
  • Kem, mỡ có corticoid như hydrocortisone, triamcinolon… 
  • Kem, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid.

Tùy vào tình trạng của vết thương mà mẹ có thể lựa chọn những loại thuốc thích hợp. Nhưng trước khi sử dụng các loại thuốc này, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

3.3.3 Điều trị côn trùng cắn sưng mủ nặng

Nếu trẻ bị côn trùng cắn gây sưng mủ nặng thì mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Không nên tự chữa bằng những phương pháp tại nhà vì có thể khiến tình trạng sưng mủ kéo dài và dẫn đến những hậu quả khôn lường. 

4. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn sưng mủ

Chân là vị trí trẻ thường bị côn trùng cắn nhiều nhất. Nếu vết thương không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vết thương mưng mủ, chảy dịch vàng, gây sốt cao, nổi hạch toàn thân. Vết thương lâu lành sẽ để lại sẹo, hoại tử, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng co giật khi bị ong đốt
Biến chứng co giật khi bị ong đốt

5. Phòng tránh côn trùng cắn

Phòng tránh luôn là cách tốt nhất để hạn chế sự tấn công của côn trùng. Mẹ hãy thực hiện ngay những biện pháp sau đây.

5.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

  • Dọn dẹp các vũng nước đọng, nơi tối tăm, ẩm thấp, có nhiều đồ đạc để tránh là nơi sinh sản của các loài côn trùng như ruồi, muỗi,..
  • Đóng cửa vào ban đêm để tránh muỗi từ ngoài bay vào nhà.
  • Mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi và các loài côn trùng khác đốt.
  • Cho trẻ mặc quần áo dài khi ngủ.
  • Vệ sinh chăn màn sạch sẽ thường xuyên. 

5.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời

Khi cho trẻ ra ngoài, mẹ nên chú ý:

  • Mặc quần áo tay dài, quần dài, sử dụng khẩu trang, kính mắt.
  • Tránh mặc quần áo có màu sáng, hình hoa lá vì chúng sẽ thu hút các loài côn trùng.
  • Xịt hoặc thoa các loại thuốc chống côn trùng lên da và lên cả quần áo.
  • Tránh đi qua những khu vực có ao tù, nước đọng và những bụi rậm vì đó là nơi cư trú của rất nhiều loại côn trùng khác nhau mà chúng ta không thể nhìn thấy được.

Trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ sẽ không còn nguy hại nếu mẹ xử lý kịp thời. Vì thế mẹ hãy áp dụng ngay những cách phòng tránh để bảo vệ trẻ an toàn cả ngày, hạn chế tối đa sự xuất hiện của côn trùng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…