Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

5+ thông tin mẹ cần nắm khi trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước

5+ thông tin mẹ cần nắm khi trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước

Côn trùng cắn không chỉ gây ra ngứa ngáy, đau hoặc châm chích mà còn có thể khiến làn da bé bị nổi mụn nước. Làm thế nào trong trường hợp trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước ? Dưới đây là những thông tin cơ bản ba mẹ cần biết.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bị côn trùng cắn nổi mụn nước

1.1. Do cơ địa

Khi bị côn trùng cắn, phản ứng miễn dịch của cơ thể ngay lập tức bắt đầu, được đặc trưng bởi vết sưng ngứa, vùng da bị cắn có viền đỏ bao quanh. Trẻ nhỏ có sự nhạy cảm mạnh mẽ hơn so với người lớn nên sẽ có phản ứng nghiêm trọng hơn như bị côn trùng cắn như nổi mụn nước, bầm tím hoặc phồng rộp, ngứa rát.

Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bị sốc phản vệ, sốt, phát ban.

Nguyên nhân trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước do cơ địa

1.2. Do nọc độc côn trùng

Một số loài côn trùng như ong bắp cày, ong vò vẽ… có lượng độc tố nguy hại nên cơ thể sẽ có phản ứng dữ dội hơn như nổi phồng, đau ngứa…

>> Xem thêm: Chàm sữa có ngứa không?

2. Cách xác định vết cắn của côn trùng 

Các loại côn trùng cắn khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Việc xác định được vết cắn là do loài côn trùng nào gây ra sẽ giúp bạn điều trị và xử lý vết cắn côn trùng hiệu quả hơn.

2.1. Vết cắn của kiến

  • Kiến cắn gây đau đớn ngay lập tức. 
  • Vùng da bị kiến cắn sẽ bị đỏ ửng lên và xuất hiện quầng đỏ bao quanh.
  • Có những mụn nước nhỏ xuất hiện và chứa đầy dịch trắng hoặc vàng.
  • Trẻ bị kiến có nọc độc như kiến ba khoang hoặc dị ứng với nước bọt của kiến có thể xuất hiện những phản ứng dị ứng như hắt hơi, khò khè, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lo lắng đột ngột, chóng mặt, khó thở, tức ngực, ngứa hoặc sưng mặt.
  • Kiến có thể cắn ở bất cứ vị trí cơ thể nào mà nó tiếp xúc.

2.2. Vết cắn của rệp giường

  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ có thể sưng lên.
  • Cảm giác nóng rát ban đầu.
  • Ngứa
  • Các vết cắn có thể xuất hiện thành từng nhóm 3 hoặc nhiều hơn.
  • Khu vực trung tâm của vết cắn xuất hiện chấm nhỏ màu đỏ.
  • Vết cắn của rệp giường thường hay xuất hiện ở những khu vực da tiếp xúc với giường như đùi, lưng, gáy,…
Vết cắn của rệp giường
Vết cắn của rệp giường

2.3. Vết cắn của bọ chét

  • Vết cắn của bọ chét rất ngứa.
  • Ở vị trí bị cắn, các đốm đỏ được bao quanh bởi các quầng đỏ.
  • Các vết cắn thường tập trung lại với nhau.
  • Vết cắn của bọ chét thường được tìm thấy ở chân và bàn chân.

2.4. Vết cắn của nhện

Vết cắn của nhện gây ra
Vết cắn của nhện gây ra
  • Gây kích ứng da nhẹ (ngứa).
  • Đỏ và sưng.
  • Quầng đỏ đậm hoặc màu sẫm xuất hiện ở vị trí vết cắn.
  • Trẻ có thể xuất hiện những phản ứng như sốt, co giật, buồn nôn và đau cơ.

2.5. Vết cắn của ruồi

  • Vết cắn gây chảy máu.
  • Tại vị trí bị cắn có thể thấy bị nổi mề đay hoặc phát ban.
  • Trẻ có thể bị ngứa ngáy dài ngày, mưng mủ, nhiễm trùng,…

2.6. Vết cắn của muỗi

  • Muỗi cắn gây ngứa ngay lập tức.
  • Vị trí muỗi đốt có thể sưng húp với một chấm đỏ ở giữa.
  • Vết sưng cứng và nhô lên hẳn khỏi da.
  • Vết cắn có thể xuất hiện mụn nước thay vì vết sưng.
  • Muỗi thường cắn ở vùng da như bắp tay, bắp đùi,…
Vết cắn của muỗi
Vết cắn của muỗi

2.7. Vết cắn của ong

  • Ong cắn gây ra cảm giác đau đớn và châm chích.
  • Khu vực bị cắn sưng to.
  • Ở trung tâm của vết chích có xuất hiện một quầng trắng.
  • Trẻ bị ong độc như vò vẽ, bắp cày cắn có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, sưng lưỡi, nổi mề đay ngoài vị trí vết cắn,…

2.8. Vết cắn của rận

  • Rận cắn gây ngứa dữ dội, đặc biệt vào buổi tối.
  • Cảm giác tê, ngứa ran và sưng quanh chỗ cắn.
  • Nổi mụn giống như mụn nhọt.
  • Rận thường cắn ở cổ tay, khuỷu tay, nách, núm vú, eo, mông và giữa các ngón tay.
Vết cắn do rận gây ra
Vết cắn do rận gây ra

3. Cách xử lý khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước

3.1. Vệ sinh vết cắn của côn trùng

3.1.1. Làm sạch vết cắn

Khi thấy trẻ bị côn trùng cắn, mẹ cần làm sạch vết cắn theo những bước sau đây:

  • Đầu tiên, hãy đưa trẻ tới ngay vị trí sạch sẽ và khô thoáng. Hãy đảm bảo côn trùng không còn bám theo để cắn, chích, đặc biệt là các loài côn trùng sống theo đàn như kiến hoặc ong.
  • Tiếp đến, mẹ tìm cách loại bỏ côn trùng ra khỏi người trẻ. Tuyệt đối không được giết chúng trên da hoặc kéo mạnh vì có thể khiến cho nọc độc lan rộng hoặc răng của chúng cắm vào sâu vào da.
  • Sau đó, sử dụng xà phòng và nước ấm, dung dịch nước muối hoặc dung dịch nước sát trùng để làm sạch vết cắn một cách tỉ mỉ.
  • Sau khi đã làm sạch, mẹ có thể bôi kem chống ngứa và sưng sau đó băng vết cắn lại.
Sự dụng xà phòng để làm sạch vết côn trùng cắn
Sự dụng xà phòng để làm sạch vết côn trùng cắn

3.1.2. Lấy ngòi độc

Với trường hợp bị côn trùng cắn có ngòi độc như ong, mẹ cần phải lấy ngòi độc và túi nọc ra khỏi da bằng cách:

  • Xác định vị trí của ngòi độc và túi nọc, tránh làm vỡ.
  • Khều nhẹ ngòi độc theo hướng kéo nhẹ sang hai bên hoặc sử dụng dụng cụ gắp chuyên dụng. Tuyệt đối không được dùng tay nặn có thể khiến nọc độc tiêm vào sâu hơn trong da.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, mẹ không nên để trẻ gãi vùng da bị côn trùng cắn cho dù rất ngứa. Gãi có thể gây trầy xước dẫn tới nhiễm trùng da.

3.2. Phương pháp dân gian làm giảm sưng tấy khi bị côn trùng cắn

3.2.1. Dùng nước đá

Nhiệt độ lạnh có tác dụng giúp giảm viêm và sưng hiệu quả, giảm ngứa và ngăn cho chất độc không lây lan. Cách làm:

  • Lấy đá bọc trong túi chườm hoặc 1 chiếc khăn mỏng. 
  • Nhẹ nhàng chườm quanh khu vực bị côn trùng cắn khoảng 10 phút.

3.2.3. Dùng lô hội

Lô hội hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên. Lô hội giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, bớt sưng và giúp chữa lành vết loét nhanh hơn nhanh hơn. Cách làm:

  • Lột bỏ lớp da cứng của cây và lấy phần thịt lô hội. 
  • Đem làm lạnh trong 10-15 phút sau đó bọc trong một miếng vải và đắp lên vùng da bị côn trùng cắn. 

Lưu ý: Nên dùng thử trước ở 1 vùng da nhỏ. Nếu trẻ bị dị ứng với lô hội, mẹ không nên sử dụng tiếp.

Trị côn trùng cắn nổi mụn nước bằng lô hội
Trị côn trùng cắn nổi mụn nước bằng lô hội

3.2.4. Nước chanh

Chanh được biết đến với đặc tính chống viêm và gây tê nhẹ. Chúng giúp giảm sưng và đau nhanh chóng. Cách làm:

  • Dùng 1 quả chanh vắt lấy nước.
  • Lấy 1 nắm lá húng quế rửa sạch nghiền nát.
  • Trộn nước chanh với hỗn hợp lá húng quế bôi lên phần bị côn trùng cắn. 

3.2.5. Baking Soda

có tính kiềm tự nhiên nên giúp trung hòa độ pH của khu vực bị ảnh hưởng và giúp giảm ngứa. Cách làm:

  • Hòa tan một muỗng trà baking soda trong nước và bôi hỗn hợp lên vùng da bị côn trùng cắn. 
  • Để ở trên da trong 10-20 phút và sau đó rửa bằng nước ấm. 

3.2.6. Giấm táo

Giấm táo có tính axit thấp hơn các loại giấm khác và nó cũng giúp khôi phục lại độ pH tự nhiên. Do đó, giấm táo có tác dụng giảm viêm và sưng hiệu quả. Cách làm: 

  • Xoa giấm táo lên da trực tiếp hoặc hoặc pha loãng vài giọt giấm táo trong nước để tắm.
Giảm viêm và sưng khi bị côn trùng cắn
Giấm táo giúp giảm viêm và sưng khi bị côn trùng cắn

3.2.7. Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và vì vậy nó có thể ngăn ngừa vết cắn bị nhiễm trùng. Tốt nhất mẹ nên sử dụng mật ong nguyên chất. Mẹ hãy nhỏ mật ong vào vết cắn ngứa và massage. Sau đó, băng lại để tránh nhiễm khuẩn và tránh côn trùng như kiến kéo đến.

3.3. Điều trị khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước

3.3.1.  Điều trị côn trùng cắn bằng mẹo dân gian

Trường hợp côn trùng cắn có những triệu chứng nhẹ, mẹ có thể:

  • Dùng trà xanh

Trà xanh có đặc tính chống viêm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Trà xanh cũng giàu chất chống oxy hóa giúp nhanh chóng tái tạo vùng da bị tổn thương. Mẹ có thể dùng lá trà xanh đun lấy nước để rửa vùng da bị côn trùng cắn hoặc sử dụng túi trà lọc làm lạnh và đắp lên da.

Trà xanh trị côn trùng cắn nổi mụn nước
Trị côn trùng cắn nổi mụn nước bằng trà xanh
  • Dầu oải hương

Tinh dầu oải hương có tác dụng giảm sưng ngứa và nhiễm trùng. Nó cũng có tác dụng giúp các loài côn trùng tránh xa vùng da bị nổi mụn nước. Mẹ hãy dùng tinh dầu oải hương bằng cách pha loãng với nước và bôi trực tiếp lên da của bé.

  • Dùng kem đánh răng

Các loại kem đánh răng có chiết xuất từ trà xanh và bạc hà có thể giúp giảm sưng và ngứa hiệu quả. Khi bôi kem đánh răng lên da, cảm giác the mát giúp làm dịu da. Kem đánh răng cũng giúp vết côn trùng cắn mau se lại. Bạn chỉ cần sử dụng 1 lượng nhỏ kem đánh răng và bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị côn trùng cắn. Đợi tới khi khô thì rửa sạch lại với nước ấm.

Chữa côn trùng cắn nổi mụn nước bằng kem đánh răng
Kem đánh răng cũng giúp vết côn trùng cắn mau se lại
  • Lá bồ công anh

Lá bồ công anh có tác dụng tiêu viêm và hút chất độc hiệu quả. Sử dụng lá bồ công anh bằng cách chọn những lá tươi xanh đem rửa sạch sau đó nghiền nát, trộn với 1 chút mật ong và đắp lên da. 

  • Dùng tỏi

Tỏi là một phương thuốc tự nhiên để trị côn trùng cắn giúp giảm sưng và làm dịu cơn ngứa cũng như ngăn ngừa vết cắn ngay từ đầu. Muỗi và nhiều loài côn trùng khác không thể chịu được mùi tỏi. Mẹ hãy bôi tỏi băm trực tiếp lên vết cắn, để trong vài phút và sau đó rửa sạch. Nếu sợ bị kích ứng, mẹ hãy cho tỏi băm vào 1 chiếc khăn sạch sau đó đắp lên da của trẻ.

3.3.2. Điều trị côn trùng cắn sưng chân bằng Tây y

  • Kem EmBé

Kem EmBé là sản phẩm nội địa được Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm CVI nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm được đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu dựa trên thể trạng của trẻ em Việt và tình hình thời tiết nước ta nên mang lại hiệu quả rất nhanh chóng.

Hơn hết, Kem EmBé có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, chuyên biệt cho làn da trẻ nhỏ như

    • Tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã: Là bộ đôi kháng viêm và kháng khuẩn giúp giảm ngứa tự nhiên nhanh chóng. Cúc La Mã làm dịu những tổn thương trên da trong khi tinh nghệ giúp phục hồi vùng da tổn thương, đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa sẹo.
    • Lanolin và dầu hạnh nhân: Tác dụng bảo vệ da mà không gây bí rít, làm mềm da và bôi trơn, giảm tác động mạnh lên da.
    • Kẽm Oxyd: Tác dụng kháng khuẩn nhẹ và bảo vệ, làm dịu da, chữa lành vùng da bị thương tổn.
    • D-panthenol, Allatonin và Vitamin E: Dưỡng da, duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da

Kem EmBé có tác dụng:

    • Chữa côn trùng cắn đốt gây ngứa, sưng. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da.
    • Làm dịu da, mát da.
    • Kích thích tái tạo tế bào da, hạn chế sẹo thâm.
    • Dưỡng ẩm và làm mềm da, mang tới làn da mịn màng.

Đặc biệt, sản phẩm rất hiệu quả, an toàn cho da của trẻ em do không chứa corticoid, và paraben.

Sử dụng Kem EmBé khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Trị côn trùng cắn nổi mụn nước an toàn và hiệu quả nhờ Kem EmBé
  • Chicco

Thành phần chính là hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây Bạch đàn Úc mang đến những tác dụng là:

    • Tác dụng chống muỗi và chống côn trùng.
    • Giúp giảm sưng và ngứa do bị côn trùng cắn.
    • Có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ.
  • Just Gentle

Thành phần gồm Titanium Dioxide, Zinc Oxide,Dimethicone/ Vinyl Dimethicone Crosspolymer, Dimethicone Copolymer, Alumina, Synthetic Beewax,…

Tác dụng của sản phẩm là:

    • Tác dụng giảm ngứa khi bị côn trùng cắn.
    • Có tác dụng giảm vết sưng nhanh.
    • Có tính kháng viêm nhẹ.
Giảm ngứa khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Kem Just Gentle giúp giảm ngứa khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
  • Muhi

Thành phần gồm: axit glycyrrhetinic, acid acetic ester dexamethasone, tinh dầu bạc hà, diphenhydramine hydrochloride,… Tác dụng gồm:

    • Làm dịu cảm giác sưng ngứa do côn trùng đốt.
    • Làm xẹp nhanh vết sưng.
    • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Levomekol

Là kem bôi đa năng có xuất từ từ Nga với tác dụng:

    • Trị viêm da do côn trùng cắn.
    • Chống viêm loét, mụn nhọt.
    • Làm vết thương mau lành.
    • Trẻ em và phụ nữ có thai hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Kem Levomekol trị viêm da do côn trùng cắn
Kem Levomekol trị viêm da do côn trùng cắn

3.3.3 Điều trị côn trùng cắn nổi mụn nước 

Trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước chỉ nên điều trị tại nhà khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn. Trong trường hợp vết côn trùng cắn nổi mụn nước dẫn tới những triệu chứng như:

  • Phát ban ở những bộ phận không bị côn trùng cắn.
  • Sốt cao.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Khó thở, thở khò khè, sưng lưỡi, sưng họng.
  • Lở loét diện rộng.

Mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xác định tình hình chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên tiếp tục tự ý điều trị tại nhà vì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

4. Các biến chứng khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước

Côn trùng cắn nổi mụn nước có thể dẫn tới những biến chứng:

Biến chứng khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Biến chứng khi bị côn trùng cắn nổi mụn nước
  • Lở loét, mưng mủ, chảy dịch vàng, sưng phù,…
  • Nhiễm trùng thứ cấp: Vết côn trùng cắn nếu bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn hoặc trầy xước do vết gãi có thể dẫn tới nhiễm trùng. Trẻ bị nhiễm trùng thứ cấp có thể bị sốt cao, mê man.
  • Sưng hạch bạch huyết: Côn trùng cắn gây đau có thể làm cho các hạch bạch huyết ở cổ, bẹn, nách bị sưng.
  • Mắc bệnh truyền nhiễm: Côn trùng như muỗi vằn đốt có thể dẫn tới bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,… 

5. Phòng tránh côn trùng cắn

5.1. Phòng tránh côn trùng cắn trong nhà

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo. Thường xuyên lau dọn các vị trí khuất như dưới gầm giường, góc tủ.
  • Thường xuyên thay hoặc giặt ga, chăn màn. 
  • Không để thức ăn thừa trong nhà để tránh kiến và côn trùng khác kéo đến.
  • Không nên mở cửa nhà vào thời gian côn trùng hoạt động mạnh là sáng sớm và chiều tối.
  • Sử dụng các sản phẩm diệt, ngăn côn trùng thích hợp.
 Cách phòng tránh bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

5.2. Phòng tránh côn trùng cắn ngoài trời 

  • Tránh những nơi rậm rạp, bụi cỏ khi vui chơi ngoài trời.
  • Không mặc quần áo quá sáng màu, quần áo màu sắc sặc sỡ, tránh sử dụng nước hoa khi đi ra ngoài.
  • Nên bôi kem chống côn trùng trước khi ra khỏi nhà.
  • Che kín tay chân, đeo giày, tất khi đi ra ngoài để hạn chế da tiếp xúc với côn trùng.
  • Tránh xa vùng nước đọng, ao tù là những nơi có nhiều muỗi.
  • Sau khi ở những khu vực nhiều côn trùng vào nhà, cần kiểm tra kỹ để tránh côn trùng bám vào người.

Khi trẻ bị côn trùng cắn nổi mụn nước, mẹ cần biết cách xử lý chính xác và nhanh chóng để tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, trong khi với những triệu chứng nặng, mẹ cần đưa trẻ đi điều trị y tế.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…