Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

7 lưu ý về bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

7 lưu ý về bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, do đó bố mẹ cần hết sức lưu ý khi chữa trị. Bố mẹ đừng bỏ qua 7 điều được các bác sĩ khuyến cáo sau đây.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu và triệu chứng

1.1. Dấu hiệu triệu chứng của viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

Viêm da đầu ở trẻ nhũ nhi( sơ sinh) là tình trạng khá phổ biến. Theo các bác sĩ, bố mẹ có thể nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện: 

  • Những tổn thương như các dát đỏ thẫm, có vảy da khô ở vùng da đầu.
  • Trên da đầu xuất hiện nhiều gàu hay ở trẻ sơ sinh dân gian thường gọi là “cứt trâu”.
  • Da đầu khô hoặc nhờn và được bao phủ bởi một lớp gàu trắng.
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

1.2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm da đầu, bệnh vảy nến và nấm da đầu ở trẻ sơ sinh có nhiều điểm tương đồng. Do đó để áp dụng cách điều trị phù hợp, bố mẹ cần phân biệt rõ 3 chứng bệnh này.

  • Viêm da đầu
    • Vùng da bị viêm đỏ thẫm
    • Có vảy da khô
    • Có gàu trắng.
    • Sau đó các biểu hiện có thể lan ra da mặt, trước xương ức, vùng giữa 2 bả vai và các nếp gấp.
  • Vảy nến
    • Vùng da bị vảy nến xuất hiện vảy bạc trắng nhô lên trên bề mặt da.
    • Mảng da dày lên, ngứa đỏ, khô, nứt, có thể chảy máu.
    • Vảy nến thường xuất hiện ở da đầu, mặt, vùng da hay ma sát như khủy tay, đầu gối…
    • Phân biệt ranh giới rõ ràng vùng da bệnh và vùng da lành
  • Nấm da đầu
    • Xuất hiện các mảng da có vảy với kích thước khoảng bằng đồng xu.
    • Khi kích cỡ của nấm khoảng 1cm thì chúng hình thành một mảng hình tròn, có vảy, ở giữa là vùng da mịn.
    • Khi nấm phát triển, vòng tròn sẽ trở nên lớn hơn nhưng chúng sẽ ngừng phát triển khi có đường kính khoảng 2.5cm. 
Cách phân biệt viêm da đầu, vảy nến, nấm da đầu ở trẻ
Cách phân biệt viêm da đầu, vảy nến, nấm da đầu ở trẻ

1.3. Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm da đầu

Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh lan xuống mặt
Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh lan xuống mặt
" Cứt trâu" là biểu hiện trẻ bị viêm da đầu
” Cứt trâu” là biểu hiện trẻ bị viêm da đầu
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm da đầu
Trên da đầu xuất hiện từng mảng gàu trắng, da đầu trẻ sơ sinh bị đỏ

Xem thêm: 19+ hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh khiến mẹ xót xa

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh viêm da đầu ở trẻ em chưa rõ ràng. Tăng tiết bã, dầu là điều kiện gây viêm da đầu. Tuy nhiên một số nguyên nhân sau được xem là tác nhân gây bùng phát bệnh:

  • Do cơ địa da tiết nhiều dầu.
  • Nấm: nấm Malassezia ovale phát triển trong tuyến bã nhờn sẽ gây viêm da dầu ở trẻ em.
  • Do thời tiết: sự thay đổi thất thường, đột ngột của thời tiết hay thời tiết quá nóng, quá lạnh khiến da không kịp thích nghi là nguyên nhân gây viêm da dầu.
  • HIV/AIDS: trẻ có cha mẹ bị thì nguy cơ con bị nhiễm viêm da đầu cao hơn so với những trẻ khác.
  • Viêm da đầu cũng hay gặp ở những người bệnh Parkinson.
Những mảng bám trên da đầu của trẻ sơ sinh
Những mảng bám trên da đầu của trẻ sơ sinh

3. Khi nào trẻ cần đi gặp bác sĩ

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị khi trẻ có dấu hiệu sau:

  • Khi trẻ sơ sinh bị viêm da đầu đã áp dụng nhiều cách điều trị mà không thuyên giảm
  • Bệnh có xu hướng phát triển mạnh hơn như các mảng gàu lan ra mặt và các vùng da khác của trẻ trên cơ thể 
  • Bệnh có dấu hiệu bội nhiễm nứt nẻ, chảy mủ
Hình ảnh trẻ bị viêm da đầu nặng
Hình ảnh trẻ bị viêm da đầu nặng
Xem thêm về 10 loại thuốc viêm da ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ tin dùng

4. Biến chứng của bệnh viêm da ở đầu ở trẻ sơ sinh

Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh thường không có biến chứng gì nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tiến triển mạn tính và dễ tái phát thành từng đợt, xuất hiện khi trẻ bị mệt mỏi. Một trong những biến chứng thường xảy ra nhất là bệnh có thể tiến triển thành đỏ da rồi lây lan ra toàn thân.

Nếu kết hợp với các bệnh ở trên da khác như viêm da cơ địa hay vảy nến thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Biến chứng viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Biến chứng viêm da đầu ở trẻ nhỏ

5. Cách điều trị bệnh viêm da đầu ở đầu cho trẻ sơ sinh

Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi khi trẻ được 3 đến 4 tuổi. Tuy nhiên vẫn cần điều trị dự phòng các biến chứng bội nhiễm.

5.1. Điều trị bằng phương pháp dân gian

  • Chải đầu: sử dụng bàn chải mềm rồi cọ nhẹ nhàng lên đầu khi tắm cho bé sẽ giúp những mảng da khô do bị viêm da tiết bã bong ra dễ dàng hơn.
  • Dầu khoáng chuyên dụng cho trẻ: Khi chải đầu cho bé mẹ có thể cho thêm 1 hoặc 2 giọt dầu khoáng chuyên dụng để tăng hiệu quả điều trị.
  • Hương nhu: gội đầu bằng hương nhu giúp làm sạch, chống viêm, hạn chế những ảnh hưởng của viêm da đầu.
  • Sữa mẹ: thoa sữa mẹ đến vùng da đầu bị bệnh của bé để chữa viêm da đầu là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên hiệu quả và độ an toàn chưa được kiểm chứng.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da dầu
Chải đầu nhẹ nhàng để làm bong lớp gàu, “cứt trâu”

5.2. Điều trị bằng dầu gội, kem bôi ngoài da

  • Dùng dầu gội y tế chuyên dụng như các loại dầu gội chống nấm. Nước gội đầu có pyrithion, kẽm, magie với nồng độ 0.5 đến 2% hoặc dầu gội đầu olamin 0.75-1% trong nhiều tháng. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng dầu gội đầu chứa selenium 1-2.5% hoặc chứa hoạt chất chống nấm thuộc nhóm imidazol như ketoconazol, econazol hay bifonazol. Tất cả những loại dầu gội này cần được chỉ định từ chuyên gia y tế.
  • Trong trường hợp trẻ bị viêm da đầu do nấm Malassezia thì sử dụng thuốc chống nấm azol hoặc kẽm pyrithion hay selenium sulphide để điều trị.
  • Sử dụng steroid cho vùng da đầu ở dạng dung dịch hoặc dạng gel trong vài ngày để giảm ngứa và giảm viêm.
  • Dùng kem tar bôi lên vùng da nhiều vảy rồi gội lại đầu trong vài giờ để trị viêm da dầu trên đầu cho bé.

Mẹ lưu ý dù sử dụng bất cứ sản phẩm nào cũng phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

Sử dụng thuốc bôi cho trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc bôi cho trẻ sơ sinh

5.3. Điều trị viêm da đầu ở trẻ sơ sinh bằng đường thuốc uống

Trong trường hợp tổn thương da lan tỏa có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh hoặc ketoconazole đường uống để điều trị viêm da dầu ở đầu cho trẻ.

Lưu ý:

  • Trẻ sơ sinh dễ bị kích ứng, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cho trẻ.
  • Ngoài ra đối với trẻ sơ sinh, trong quá trình điều trị viêm da đầu cũng cần tránh dùng những sản phẩm có chứa acid salicylic, corticoid vì thuốc dễ gây nghiện và làm tổn thương da hơn sau điều trị.
Dùng thuốc đường uống điều trị cho trẻ
Dùng thuốc đường uống điều trị cho trẻ

Xem thêm: Thuốc điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh an toàn

6. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da đầu

Để hạn chế những thương tổn do viêm da dầu gây ra cũng như kiểm soát và giúp bệnh nhanh khỏi thì mẹ có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc như sau:

  • Tắm gội thường xuyên để giữ vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là vùng da đầu. 
  • Trong khi tắm nên sử dụng một chiếc khăn sạch hoặc bàn chải mềm để nhẹ nhàng lau để vảy tróc nhẹ ra.
  • Sử dụng dầu gội đặc trị để gội đầu cho bé mỗi ngày.
  • Cắt gọn móng tay của bé để bé không gãi làm tổn thương da đầu.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh

7. Cách phòng tránh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh viêm da dầu ở trẻ, mẹ lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi mang thai mẹ nên bổ sung vitamin B bởi vitamin B đóng vai trò quan trọng giúp làn da khỏe mạnh. 
  • Bổ sung các thực phẩm có tính kháng viêm như các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B, E.
  • Ngoài ra với trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị viêm da đầu thì mẹ nên bổ sung dầu cá để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh. Dầu cá còn chứa nhiều omega-3 rất tốt cho hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.
  • Nên bổ sung probiotics bởi probiotics giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, điều này đồng nghĩa với việc bé khỏe mạnh hơn, khả năng kháng các loại bệnh tốt hơn.
  • Mẹ nên tránh các các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, carbohydrate, thực phẩm dễ gây dị ứng như cá tuyết, cá bơn, cua, tôm, đậu phộng, trứng, sản phẩm từ sữa, lúa mì.

Trên đây là 7 điều cần biết về viêm da dầu ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp bố mẹ hiểu được bệnh viêm da dầu để có thể chăm sóc tốt cho trẻ cũng như lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Xem thêm về viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em, các lưu ý khi chẩn đoán và điều trị.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…