5 điều mẹ cần biết khi bé bị hăm da ở háng để chăm sóc bé tốt hơn
5 điều mẹ cần biết khi bé bị hăm da ở háng để chăm sóc bé tốt hơn
Hăm da ở háng không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn có thể lan rộng và gây ra những biến chứng xấu ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của trẻ. Vậy làm thế nào khi trẻ bị hăm da háng? Hãy theo dõi những điều ba mẹ cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn ngay bài viết dưới đây!
Xem thêm:
- Mách mẹ 5 cách chữa hăm da ở trẻ em
- Top 4 loại thuốc trị hăm nên dùng cho trẻ
- Chọn kem bôi hăm da trẻ em – 4 lưu ý mẹ cần biết
1. Đối tượng bị hăm da háng
- Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hăm da vùng háng
Hăm da háng không những xảy ra ở trẻ nhỏ mà ở người lớn cũng có thể mắc phải căn bệnh này, cụ thể:
- Người lớn: Những người có thân hình mập mạp, thường xuyên đổ mồ hôi, mặc quần áo bó sát, người hay nằm một chỗ và những người sống trong môi trường ẩm ướt.
- Đối với trẻ em: Đây là đối tượng dễ mặt phải bệnh hăm da háng. Bởi làn da của trẻ còn non nớt và nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi các tác động từ bên ngoài như do thời tiết, mặc tã..
2. Nguyên nhân gây bệnh hăm da ở háng trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có thể hăm da ở háng vì những nguyên nhân các mẹ không để ý tới như:
Biểu hiện của bé bị hăm da ở háng
- Trạng ứ đọng mồ hôi khi trẻ hoạt động nhiều: Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt nóng hơn người lớn. Khi trẻ hoạt động nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra, đặc biệt là ở những vùng da kín như nách, háng. Mồ hôi làm cho bụi bẩn dính chặt hơn vào da của trẻ và gây bít tắc lỗ chân lông dẫn tới hăm da háng.
- Do cọ xát giữa làn da của trẻ với bỉm tã: Trẻ mặc bỉm tã thường xuyên khiến thời gian tiếp xúc của bỉm tã và làn da của trẻ lớn. Việc cọ xát liên tục làm làn da mỏng manh của trẻ dễ bị trầy xước dẫn tới hăm da.
- Mẹ mặc tã bỉm cho trẻ quá chặt: Đóng bỉm quá chặt tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển gây viêm da và hăm da.
- Vùng bẹn của trẻ có nhiều nếp gấp: Các bé có cân nặng lớn hoặc bị béo phì thì vùng bẹn hay có nhiều nếp gấp, mồ hôi dễ bị ứ đọng tại đó và gây hăm.
- Do nấm: Nấm có thể phát triển trên vùng da háng và gây hăm da nếu như trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng 1 số loại kháng sinh trong thời gian dài hoặc sức đề kháng kém.
3. Triệu chứng khi hăm da ở háng
Khi mẹ thấy những triệu chứng sau đây xuất hiện thì chứng tỏ trẻ đã bị hăm tã:
- Vùng da chỗ háng bị sưng đỏ lên.
- Da vùng háng bị ngứa, rát, khó chịu.
- Da vùng háng cảm giác bị sần, cứng, không mềm như các vùng da xung quanh.
- Các vết hăm da thường có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ ửng. Đôi khi có thể có mụn nước nhỏ và da có thể tấy lên nếu nhiễm trùng.
- Có thể xuất hiện các vết loét nếu hăm da phát triển nặng.
- Phần da bị hăm ở háng thường nóng hơn những vùng da khác.
- Trẻ hay quấy khóc khi mẹ thay tã.
4. Mách mẹ cách trị hăm háng cho bé
Để biết cách chữa bệnh hăm da ở háng an toàn và hiệu quả. Phụ huynh có thể tham khảo các cách trị bằng mẹo dân gian, bằng kem hoặc thuốc bôi ….
4.1. Các cách dân gian chữa hăm da
Cách chữa hăm da háng từ mẹo dân gian đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và mang lại hiệu quả rất cao. Theo đó, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để bé yêu nhanh vui khỏe trở lại.
4.1.1. Trị hăm da háng ở trẻ bằng dầu dừa
Dầu dừa hồ trợ chăm sóc da
Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và làm ẩm da rất tốt. Sử dụng dầu dừa sẽ giúp da trẻ duy trì được độ ẩm thích hợp và tránh các vết nứt da khiến cho bé bị đau. Cách trị hăm háng cho trẻ bằng dầu dừa mẹ thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch da bé bằng nước ấm và lấy khăn mềm thấm khô.
Bước 2: Sau đó mẹ dùng dầu dừa nguyên chất dạng lỏng bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị hăm.
Bước 3: Đợi khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
*Lưu ý: Mẹ nên bôi cho bé khoảng 2 lần/ ngày và thực hiện trong 5 ngày liên tục để thấy hiệu quả.
4.1.2. Chữa hăm da bằng lá trầu không
Lá trầu không chữa hăm da ở trẻ
Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cao và có thể diệt được một số loại nấm và vi khuẩn. Lá trầu không cũng có tác dụng làm những vết loét hoặc trầy xước trên da mau khô và chóng lành. Cách trị hăm háng cho bé mẹ thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh vùng da bị hăm bằng nước ấm và lấy khăn mềm thấm khô
Bước 2: Mẹ sử dụng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch vò nhẹ và đun nước tắm cho trẻ.
Bước 3: Sau khi tắm với nước lá trầu không, mẹ cần tắm lại cho trẻ với nước sạch.
*Lưu ý: Thực hiện 3-4 lần liên tục trong 4 ngày chắn chắn tình trạng hăm da ở vùng háng của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt
4.1.3. Sử dụng lá khế chữa hăm da
Trị hăm da ở háng bằng lá khế
Lá khế có tính mát giúp thanh nhiệt và giải độc. Lá khế cũng có khả năng khử trùng, diệt khuẩn và làm lành nhanh các tổn thương trên da. Cách trị hăm háng cho trẻ bằng lá khế mẹ thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi vệ sinh vùng da vị hăm, mẹ dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch cho vào đun sôi với 1 chút muối.
Bước 2: Để nước lá nguội tự nhiên sau đó vớt xác lá ra và dùng nước tắm cho trẻ. Tắm lại với nước sạch.
*Lưu ý: Mẹ thực hiện khoảng 2-3 lần/ ngày cho bé liên tục 1 tuần
4.1.4. Sử dụng lá chè chữa hăm da cho trẻ
Cách trị hăm háng cho bé bằng lá chè
Lá chè giàu chất chống oxy hóa giúp làm lành nhanh những vết thương trên da. Lá trà xanh có tác dụng sát khuẩn và kích thích quá trình làm lành da.
Mẹ dùng 1 nắm lá trà xanh rửa sạch và đun sôi với 1 chút muối sau đó để nước nguội tự nhiên. Khi nước còn ấm, dùng nước tắm cho trẻ sau đó tắm lại với nước sạch. Mẹ nên dùng nước lá chè để tắm cho trẻ mỗi ngày giúp mang lại tác dụng tốt.
4.2. Dùng kem bôi khi bị hăm da ở háng
Sử dụng phương pháp dân gian rất tốt nhưng việc thực hiện khá phức tạp và phải kiên trì trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng kem bôi điều trị hăm da để giúp da bé mau lành. Mẹ nên lựa chọn loại kem chuyên biệt cho trẻ nhỏ, có độ an toàn cao và đặc biệt là không chứa corticoid, paraben như Kem EmBé Plus.
Kem EmBé Plus là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên gồm:
- Thông đỏ Pháp, chiết xuất Rau má, chiết xuất Cúc La Mã, Nghệ Nano THC: giảm ngứa nhanh sau 5 phút, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa thâm sẹo.
- Chiết xuất Rau má, Vitamin B5: làm dịu da , tái tạo tế bào mới, hỗ trợ nhanh lành vùng hăm tã.
- Vitamin E, Sữa dê, dầu quả Bơ: có công dụng duy trì độ ẩm thích hợp cho làn da để bé luôn cảm thấy dễ chịu và tái tạo vùng da bị tổn thương.
Sản phẩm không những giúp giảm đau rát, giảm ngứa mà còn giúp vùng da bị hăm nhanh chóng se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm. Theo kinh nghiệm điều trị, khoảng sau 12h, vết hăm sẽ giảm nhanh đỏ rát.
Mẹ dùng Kem EmBé Plus bôi lên vùng da hăm cho trẻ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Kem Em Bé Plus cải thiện hăm da hiệu quả
4.3. Sử dụng thuốc trị hăm da
Khi trẻ bị hăm da ở háng, mẹ có thể điều trị cho trẻ bằng 1 số loại thuốc như:
- Thuốc bôi corticoid: có tác dụng giảm viêm ngứa nhưng chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và không dùng quá 7 ngày. Loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng trong thời gian dài.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định sử dụng trong trường hợp hăm da do vi khuẩn hoặc hăm da nặng bị nhiễm trùng.
- Thuốc chống viêm: Sử dụng trong trường hợp hăm da do nấm như thuốc nystatin, clotrimazole…
Khi sử dụng các loại thuốc trị hăm da háng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
4.4. Thăm khám bác sỹ khi vết hăm ở háng trở nặng
Mẹ nên đến các cơ sở ý tế khi trẻ bị hăm da ở háng trở nặng
Khi bé bị hăm da háng nếu được điều trị đúng cách có thể hết trong khoảng từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp tình trạng hăm da ở vùng háng trở nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi thấy bé xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sỹ kiểm tra cụ thể:
- Tình trạng hăm ở vùng háng điều trị tại nhà không hết
- Vết hăm ở hạng chảy nước, rạn rứt khiến trẻ bị đau đớn
- Vết hăm bắt đầu lan rộng và nặng hơn ban đầu.
5. Cách phòng ngừa bệnh hăm da ở háng
Cách tốt nhất để trẻ không bị khó chịu vì hăm da là mẹ cần biết cách chủ động phòng ngừa. Một số phương pháp giúp phòng ngừa hăm da hiệu quả là:
- Không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi. Mẹ tránh cho trẻ chơi ngoài nắng hoặc những nơi có nhiệt độ cao lâu. Khi trẻ ra mồ hôi cần lau sạch và thay quần áo cho trẻ.
- Giữ vùng da bé luôn thoáng mát.
- Mẹ nên hạn chế sử dụng tã, bỉm thường xuyên cho trẻ. Không mặc tã, bỉm cho trẻ quá chật.
- Cho bé mặc các loại quần áo thoáng mát, hút mồ hôi. Tránh các chất liệu vải thô ráp và bí bách.
- Dưỡng ẩm đúng cách cho vùng da háng của bé.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da háng mỗi ngày.
- Cho trẻ bú nhiều hoặc cho uống nhiều nước.
Trên đây là những điều mẹ cần biết khi bé bị hăm da ở háng. Chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp hăm da mau khỏi và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm, giữ gìn làn da khỏe mạnh, mịn màng cho bé.
6. Kem bôi da thảo dược Kem Em Bé Plus
Kem Em Bé Plus có chứa tinh chất Nghệ Nano và các thành phần nhập khẩu châu Âu (chiết xuất thông đỏ Pháp, chiết xuất Sữa dê) cùng công nghệ Aminovector Pháp giúp kem thẩm thấu nhanh vào da và đạt được hiệu quả tối ưu:
- Giảm ngứa nhanh chỉ sau 5 phút, dịu các vùng mẩn đỏ trong các trường hợp: hăm da, mẩn ngứa, muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng đốt,..
- Chống viêm, kháng khuẩn và làm mờ thâm, sẹo.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị tổn thương.
Kem bôi da thảo dược đa công dụng cho trẻ em
Hướng dẫn sử dụng
Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.
Bước 2: Thoa Kem Em Bé Plus lên vùng da bị tổn thương ngày 3 – 6 lần. Các trường hợp hăm đỏ nhiều có thể dùng ngày từ 4-6 lần.
Kem Em Bé Plus được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 80.000 đồng/tuýp 20 gram.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link