Top 4 cách chữa hăm da cho trẻ – “Mẹ nên tham khảo”
Top 4 cách chữa hăm da cho trẻ – “Mẹ nên tham khảo”
Khi bé bị hăm da có thể khó chịu, quấy khóc vì rất đau rát. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những tổn thương về da nghiêm trọng để lại hậu quả nghiệm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, mẹ có thể an tâm tham khảo các cách chữa hăm da dưới đây!
Xem thêm:
- Top 3 phương pháp chữa hăm da cho trẻ sơ sinh
- 7 cách phòng chống hăm da trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết
- Chọn kem bôi da cho trẻ em không đơn giản như bạn nghĩ
1. Chữa hăm da ở trẻ em bằng phương pháp dân gian
Cách chữa hăm da cho bé theo kinh nghiệm dân gian giúp giảm hăm ở trẻ hiệu quả, duy trì làn da mịn màng và non nớt của bé. Theo đó, mẹ có thể tham khảo 3 phương pháp dưới đây:
1.1. Chữa hăm da ở trẻ em bằng lá trầu không
Trị hăm da bằng lá trầu không
- Công dụng: Lá trầu không chứa tinh đầu có tác dụng kháng khuẩn mạnh giúp sát trùng da và ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên da. Khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp các vết trầy loét vết xước nhanh khô hơn.
- Cách thực hiện: Mẹ nên chọn lá trầu không quá già, không quá non.
- Bước 1: Mẹ chọn 3-4 lá trầu rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn
- Bước 2: Vò nát lá trầu và đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Để nước nguội sau đó lắm cho bé, sau đó mẹ tắm lại cho bé bằng nước sạch.
- Lưu ý:
- Lá trầu không có lượng tinh dầu cao nên mẹ chỉ cần dùng số lượng ít.
- Thực hiện 2-3 lần/ngày trong 1 tuần chắc chắn triệu chứng sẽ thuyên giảm.
1.2. Sử dụng lá khế trị hăm da
Lá khế chữa hăm da ở trẻ em
- Công dụng: Theo Đông y, lá khế có tính mát giúp giải nhiệt, trị độc hiệu quả. Theo đó khi trẻ bị hăm da mẹ có thể sử dụng để sát trùng cho da và làm làm vết thương nhanh chóng.
- Cách thực hiện: Lá khế mẹ nên chọn những lá xanh, không quá non cũng không quá già và không bị sâu.
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá khê ngâm với nước muối loãng sau đó cho vào nồi đun sôi với khoảng 1 lít nước.
- Bước 2: Nước đun sôi để nguội hoặc còn ấm thì vệ sinh vùng da bị hăm của bé.
- Lưu ý: Mẹ thực hiện 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.
1.3. Chữa hăm cho trẻ bằng lá chè
Trị hăm da bằng lá chè xanh
- Công dụng:
- Tinh chất trà xanh có tác dụng làm se nhanh các vết trợt trên da
- Lá chè xanh giàu EGCG với đặc tính chống oxy hóa cao giúp da nhanh chóng phục hồi.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn lá chè xanh không sâu, không quá già, mẹ có thể chọn búp xanh càng tốt. Sau đó đem rửa sạch với với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên lá.
- Bước 2: Vớt lá chè ra để ráo nước sau đó cho 1 lít nước vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút để cho tinh chất trong lá trà tiết ra ngoài rồi tắt bếp.
- Bước 3: Để nước nguội còn ấm thì dội rửa nước lá vào vùng da bé bị hăm, lau khô vùng da vừa rửa bằng khăn vải.
- Lưu ý: Mỗi ngày mẹ nên rửa cho bé từ 2-3 lần/ngày sẽ thấy được triệu chứng mẫn đỏ hết, bé không còn hăm nữa.
2. Sử dụng kem chữa hăm da
Việc sử dụng kem chống hăm cho bé sau mỗi lần vệ sinh hoặc thay tã cho bé là điều cần thiết để phòng tránh những tác nhân gây kích ứng cho làn da của con trẻ.
2.1. Kem EmBé giúp phòng ngừa và bảo vệ da bé
Kem EmBé
Kem EmBé là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất và phân phối chính thức bởi Công ty Cổ phần Dược Mỹ Phẩm CVI. Kem EmBé có nguồn gốc từ thiên nhiên 100% an toàn, lành tính đối với làn da của trẻ bao gồm cả trẻ sơ sinh giúp điều trị chàm sữa, hăm da và viêm da hiệu quả.
- Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
- Quy cách đóng gói: Dạng tuýp 20g
- Tác dụng: Với các thành phần thiên nhiên không chứa thành phần độc hại cho da, Mẹ có thể sử dụng để chăm sóc, bảo vệ và trị hăm da cho bé.
- Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano THC) giúp tái tạo tế bào da và ngăn ngừa sẹo, tinh chất Cúc la mã giúp giảm viêm ngứa, Chiết xuất rau má làm mát và dịu da, Dầu quả Bơ giúp làm mềm da, hết khô da, nứt nẻ…
- Kem EmBé không chứa corticoid, không paraben nên sử dụng rất an toàn, lành tính và không gây kích ứng da.
- Kem Embé rất dễ sử dụng, dễ dàng thẩm thấu, không nhờn dính, không bít lỗ chân lông.
- Sản phẩm được đóng gói dạng tuýp nhỏ gọn, tiện lợi vì thế có thể dễ dàng mang theo khi đi ra ngoài.
Để đặt hàng Online (Giao hàng và thu tiền tại nhà) quý khách click vào link dưới
Hoặc Xem ngay ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN KEM EM BÉ CHÍNH HÃNG
2.2. Kem phòng và chữa hăm da Bepanthen
Kem Bepanthen
Benpanthen là kem bôi ngoài da có tác dụng làm lành những tổn thương ngoài da, vết trợt, vết bỏng nhẹ, rạn da khi mang thai. Đặc biệt, kem Benpanthen còn phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ khi bé bị hăm tả, hăm da, mẫn đỏ, ngứa ngáy, điều trị dị ứng.
- Nguồn gốc xuất xứ: Có nguồn gốc xuất xứ từ Đức.
- Quy cách đóng gói: Dạng thuốc mỡ, tuýp 20g, 30g..
- Tác dụng:
- Phòng và điều trị da khi bị nổi mẫn đỏ, xây xát, côn trùng cắn
- Giúp hình thành, tái tạo da, vết thương tổn trên da của bé
- Chăm sóc và bảo vệ làn da của bé khỏi những tổn thương khi mặc tã trong thời gian dài.
- Mẹ có thể sử dụng để bôi vào đầu ti khi bị nứt cổ gà hoặc bị đau rát. Tuy nhiên, mẹ cần rửa sạch đầu ti trước khi cho bé bú.
2.3. Trị hăm da bằng kem Sudocrem
Kem Sudocrem
Khi bé mặc tã lâu ngày gây ra các hiện tượng hăm bí nhất là vào những ngày hè nóng nực, mẹ có thể sử dụng Sudocrem để bảo vệ, tái tạo và làm dịu các tác nhân ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.
- Nguồn gốc xuất xứ: Kem có xuất xứ từ Anh
- Quy cách đóng gói: Dạng hũ 10g, 60g…
- Tác dụng:
- Người bị bệnh trĩ
- Bị bỏng xe, bỏng nước
- Trẻ bị hăm da, hăm tã, mẫn ngứa, viêm da, côn trùng cắn.
- Người bị cháy nắng, bị xước nhẹ
2.4. Các bước sử dụng kem chữa hăm
Mẹ nên bôi kem sau mỗi lần thay tả hoặc vệ sinh cho bé. Với 3 loại kem chống hăm đã chia sẻ ở trên, mẹ có thể sử dụng theo 3 bước như sau
- Bước 1: Mẹ rửa tay thật kỹ với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng sau đó lau lại bằng khăn vải khô.
- Bước 3: Vệ sinh vùng da trẻ bị hăm bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.
- Bước 3: Mở nắp kem, lấy một lượng kem vừa đủ và dùng đầu ngón tay của mẹ thoa lên vùng da bé bị hăm theo chiều kim đồng hồ.
Xem chi tiết: Top 8 loại kem chữa hăm da cho bé hiệu quả nhất 2020
3. Trị hăm da bằng thuốc uống
Khi trẻ bị hăm da nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng dẫn chữa trị và sử dụng thuốc uống phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị hăm da cho trẻ như:
- Thuốc để giảm dị ứng và ngứa như thuốc kháng histamin: diphenhydramine (Benadryl)
- Thuốc chứa steroid như hydrocortison để giảm ngứa và viêm.
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm thường được cung cấp nếu nhiễm trùng đã phát triển.
Bố mẹ không tự ý sử dụng các loại thuốc để chữa hăm da cho trẻ để tránh nguy hiểm. Nên dùng theo chỉ định và liều lượng từ bác sĩ nhi chuyên khoa.
Chữa hăm bằng thuốc tây
4. Chăm sóc và phòng tránh hăm da cho trẻ
Trẻ bị hăm da khiến làn da vốn đã mỏng manh càng thêm nhạy cảm. Ngoài việc chữa hăm da bằng các phương pháp nêu trên, trẻ cần được chăm sóc đúng cách với các lưu ý:
- Vệ sinh đúng cách cho trẻ, giữ da bé thông thoáng: Tắm cho bé mỗi ngày và tránh để vùng da bị hăm không được vệ sinh sạch sẽ.
- Giữ cơ thể trẻ khô thoáng. Không nên để trẻ trong môi trường nóng nực. Mẹ nên mặc cho trẻ quần áo nhẹ, mát và thấm hút mồ hôi. Giữ cho nhiệt độ phòng của trẻ luôn mát mẻ.Không đóng bỉm cả ngày cho bé và cho bé được ở trần ít nhất 20 phút mỗi ngày.
- Chú ý đến chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày: Cho trẻ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tăng tốc độ phục hồi của làn da. Không để trẻ thức khuya, vui chơi quá mức.
- Cố gắng tránh làm trầy xước khu vực bị ảnh hưởng: Việc gãi có thể gây trầy xước da và lây lan vi khuẩn sang một phần khác của cơ thể.
- Giữ ẩm cho làn da của trẻ: Thường xuyên áp dụng một loại kem dưỡng ẩm có hàm lượng dầu cao có thể giúp làn da của trẻ luôn mềm mại và tránh hăm. Ngoài ra, để ngăn ngừa da bị khô, mẹ nên tắm trong nước ấm thay vì nóng.
- Chọn bột giặt nhẹ: Bởi vì quần áo, khăn trải giường của trẻ chạm vào da mỗi ngày. Mẹ hãy chọn các sản phẩm giặt nhẹ, không mùi.
- Tránh cho bé sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng. Một số loại thực phẩm có thể làm cho bé kích ứng và gây viêm da như lạc, hải sản, bơ,…
Chăm sóc cho trẻ bị hăm da
Những phương pháp chữa hăm da cho bé được chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các mẹ có thêm nhiều tham khảo hữu ích. Khi hăm da phát triển nặng, mẹ không nên điều trị tại nhà mà nên đưa trẻ tới bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.