Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

3 cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ cần biết

3 cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ cần biết

Hăm da tuy không quá nguy hiểm nhưng để tránh những biến chứng không đáng có, bố mẹ nên tìm hướng điều trị sớm cho bé. Cùng tham khảo một số cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất và nhanh nhất sau đây.

Xem thêm:

1. Hiểu rõ về bệnh hăm da ở trẻ để điều trị hiệu quả

Hăm da là một trong 5 chứng bệnh da liễu mà trẻ nhỏ dễ mắc phải. Và để không nhầm lẫn với các chứng viêm da khác cũng như có cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh, mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh.

1.1. Dấu hiệu

  • Vùng da ở cổ, nách, vùng quấn tã như mông, bẹn,….bắt đầu xuất hiện các vùng mẩn đỏ hoặc ửng hồng thường xuyên như phát ban
  • Vùng mẩn đỏ bắt đầu có xu hướng lan ra rộng hơn, thậm chí có thể xuất hiện nốt sần, mụn nước,…
  • Da sưng tấy nhưng không bị sần khô như rôm sảy mà thường nóng và ẩm ướt.
  • Nếu nặng hơn vùng da hăm có thể tấy đỏ, trầy xước và xuất hiện tình trạng loét
  • Bé thường xuyên thấy ngứa ngáy, quấy khóc, đau rát đặc biệt là lúc đi tiểu, lúc mẹ thay bỉm, tã cho bé hoặc lúc da tiếp xúc với nước
Biểu hiện hăm da ở trẻ nhỏ theo từng giai đoạn
Biểu hiện hăm da ở trẻ nhỏ theo từng giai đoạn

1.2. Nguyên nhân

Theo các bác sĩ, hăm da khởi phát do nhiều nguyên nhân, có thể từ tác động của một số nhân tố bên ngoài hoặc do quá trình chăm sóc bé không cẩn thận.

  • Do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu: Bố mẹ không chú ý thay bỉm, tã thường xuyên cho bé, nhất là sau khi bỉm đã đầy nước tiểu. Nước tiểu đọng quá lâu trong bỉm, lâu dần tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé sẽ gây nên chứng hăm.
  • Do lạm dụng phấn rôm: Việc lạm dụng phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông trên da, mồ hôi không thoát được ra ngoài gây nên tình trạng viêm da ở trẻ.
  • Da bị kích ứng với một số chất: với một vài trường hợp, da bé có thể bị hăm do kích ứng với một số thành phần có trong bỉm hoặc tã; thành phần có trong phấn rôm hoặc sản phẩm cấp ẩm, dưỡng da như các loại kem bôi,….
  • Da bé còn ẩm trong thời gian dài: ngoài việc mẹ không chú ý thay tã, bỉm cho bé thường xuyên sau khi đại tiện, tiểu tiện thì các hoạt động vui chơi, ăn uống,…của khiến da tiết mồ hôi nhiều, gây tích tụ trong bỉm. Da bé phải tiếp xúc với môi trường ẩm trong thời gian dài, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi và “tấn công” da bé.
  • Do ma sát với tã bỉm lâu ngày: da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh, vì vậy khi ma sát nhiều lần với tã bỉm sẽ dễ sinh ra vết trầy xước, những vết trầy xước này nếu tiếp xúc cùng nước tiểu có trong tã thì lại càng dễ hình thành nên các vùng hăm, đặc biệt là ở phần da nhiều nếp gấp như bẹn, háng,…
  • Một số nguyên nhân khác: do tã bỉm của trẻ kém chất lượng và có chứa thành phần kích ứng da; do trẻ đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đặc biệt hoặc trẻ có cơ địa bị các loại bệnh về da như chàm,…
Trẻ sơ sinh bị hăm da
Trẻ sơ sinh bị hăm da ở mông

2. Cách điều trị hăm da cho trẻ sơ sinh

Nếu đã xác định được bé đang bị hăm da thì bố mẹ nên sớm tìm phương pháp điều trị và cách chăm sóc để tránh nguy cơ bội nhiễm làm bệnh nặng hơn cũng như tránh tình trạng các vùng da bị hăm sẽ để lại sẹo, vết thâm.

2.1. Cách điều trị dân gian

Nhiều mẹ dùng phương pháp dân gian để chữa hăm da cho bé vì cách làm này được xem là an toàn, lành tính cho làn da nhạy cảm của bé. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của cách điều trị này. Cho dù bé không bị hăm hay viêm da thì các mẹ vẫn có thể chăm sóc da cho bé bằng một số phương pháp dân gian như tắm lá, dùng dầu oliu, dầu dừa,….

Tuy nhiên nhược điểm của cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh làm này là bố mẹ phải tốn thời gian trong việc lựa chọn nguồn lá chất lượng; không bị phun, tẩm chất hóa học. Đặc biệt phương pháp này lại không quá thuận tiện cho các gia đình ở thành phố hay khu vực trung tâm.

        2.1.1. Sử dụng dầu dừa

Công dụng: Dầu dừa có nhiều dưỡng chất tự nhiên tốt cho da và tóc. Đặc biệt dầu dừa chứa nhiều vitamin E, giúp da bé luôn được mềm mịn và thúc đẩy quá trình tái tạo da cho bé.

Cách làm:

  • Mẹ chuẩn bị sẵn một ít dầu dừa.
  • Có thể cho dầu dừa trực tiếp vào nước và tắm cho trẻ, rồi tắm lại lần nữa bằng nước sạch.
  • Hoặc mẹ tắm trước cho trẻ bằng nước sạch, lau khô người bé rồi mới thoa dầu dừa lên cơ thể và vùng da bị hăm.
  • Mát xa nhẹ khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước sạch cho bé.
Dầu dừa trị hăm da hiệu quả
Dầu dừa trị hăm da hiệu quả

      2.1.2. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không giúp điều trị hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả, và được áp dụng rất nhiều vào trong trị các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ

  • Công dụng: Lá trầu không có chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên, có khả năng sát trùng tốt mà lại lành tính cho da nên thường được nhiều gia đình dùng để chữa các bệnh viêm da, hăm da,….
  • Cách làm:
    • Mẹ dùng một nắm lá trầu không đã rửa sạch và được ngâm nước muối.
    • Có thể vò hoặc cắt lá ra rồi cho vào nồi nước hãm trong 15-20 phút.
    • Dùng nước lá tắm cho trẻ mỗi ngày.
    • Sau đó tắm lại cho trẻ bằng nước sạch.
Lá trầu giúp giảm viêm, kháng khuẩn
Lá trầu giúp giảm viêm, kháng khuẩn

      2.1.3. Sử dụng lá trà xanh

  • Công dụng: Trà xanh có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cũng như sát khuẩn. Vì vậy trà xanh là thành phần quen thuộc thường có trong các loại kem bôi cho em bé. Mẹ có thể dùng trà xanh như một phương pháp điều trị chứng hăm da cho bé.
  • Cách làm:
    • Búp trà non mang đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
    • Cho trà vào nồi nước và hãm trong khoảng 15-20 phút, có thể cho thêm chút muối. Rồi dùng nước tắm cho trẻ.
    • Mẹ chú ý phải tắm lại bằng nước sạch cho bé sau khi tắm nước trà xanh.
Lá trà xanh giúp điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Lá trà xanh giúp điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả

2.2. Trị hăm da cho trẻ sơ sinh bằng kem bôi phù hợp

Ngoài phương pháp dân gian thì dùng kem bôi trị hăm da ở trẻ sơ sinh cũng là phương pháp phổ biến và được nhiều bố mẹ tin dùng. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả cao, vừa thích hợp cho những gia đình không có thời gian và điều kiện để cho bé tắm lá. Hơn nữa cũng an toàn với làn da nhạy cảm của bé.

Kem EmBé là loại kem chuyên dụng cho trẻ em được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn và được nhiều gia đình tin dùng nhất hiện nay.

Công dụng:

  • Làm dịu tổn thương trên da bé, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da
  • Phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Giảm sưng ngứa, kháng viêm giúp chữa lành vùng da bị hăm nhanh chóng.
  • Giữ ẩm giúp làn da mềm mại, mịn màng.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh vùng bị hăm bằng nước trầu không hoặc trà xanh để tăng hiệu quả.
  • Bôi kem em bé vào vùng bị hăm.
  • Sử dụng sau mỗi lần thay bỉm. Vùng da bị hăm thường sẽ giảm đỏ sau khoảng 2-3 ngày tùy cơ địa

Vệ sinh bằng các loại nước lá trên cho bé mỗi lần bé đi vệ sinh, tốt nhất là không nên mặc bỉm nếu bé bị hăm.

Thuốc trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Thuốc trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này tại đây

Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số loại kem trị nấm, kháng viêm hoặc các loại thuốc mỡ giảm tấy đỏ với khả năng hình thành lớp bảo vệ cho da với các tác nhân gây hăm như nước tiểu, mồ hôi, chất gây kích ứng. Kem có chứa chất tiền Vitamin B5 (dexpanthenol) thúc đẩy da nhanh phục hồi và tái tạo. Hoặc các loại kem có chứa kẽm oxyd để bảo vệ da bé tốt hơn.

Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên ưu tiên các loại kem có chứa thành phần từ chiết xuất thiên nhiên, không chứa các chất như cồn, paraben,.. để đảm bảo an toàn cho bé

2.3. Cách điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp bé bị hăm da nặng hơn như sưng tấy, xuất hiện mụn nước, mụn mủ hoặc đã bôi kem nhưng vùng hăm không đỡ, thậm chí có dấu hiệu lan ra thêm thì bố mẹ có thể xem xét tới việc cho trẻ dùng thêm thuốc uống. Tuy nhiên việc dùng thuốc uống cho trẻ buộc phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tự điều trị bằng thuốc tại nhà

2.4. Biểu hiện nguy hiểm cần gặp bác sỹ

Nếu vùng da bị hăm xuất hiện thêm các biểu hiện sau thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sỹ ngay:

  • Vùng da tấy đỏ, trầy xước mạnh và bị loét, chảy nước
  • Các vệt mụn nước, mụn mủ bị vỡ gây viêm loét
  • Bé bị nóng, sốt cao, tinh thần sa sút, hay cáu gắt và khó chịu

3. Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm da

Trong thời gian điều trị hăm da cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần chú ý chăm sóc da bé cẩn thận để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện. Một số mẹo giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm: Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cơ thể bé và đặc biệt là vùng da bị hăm mỗi ngày là điều buộc phải làm trong thời gian trẻ bị hăm da. Vệ sinh sạch sẽ giúp da bé được loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, tránh các bệnh viêm da. Sau khi tắm rửa cho bé sạch sẽ, mẹ cũng nên bôi thêm các loại kem đặc trị cho bé.
  • Thường xuyên chú ý thay tã, bỉm cho bé: Với các vùng da quấn tã, bỉm thì ngoài việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, mẹ còn phải chú ý thay tã cho bé, kể cả khi bé không đi tiểu hay đại tiện vào tã. Hạn chế cho trẻ mặc tã quá lâu, hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách: Mẹ nên dùng nước ấm để tắm cho trẻ, không nên dùng xà phòng mà có thể dùng các loại sữa tắm chuyên dụng với độ pH thích hợp. Dùng khăn mềm để lau nhẹ vùng da bị hăm, tuyệt đối không chà mạnh lên vùng da bị hăm của bé.
  • Luôn giữ cho da bé được khô thoáng: Bố mẹ nên chọn cho bé những loại quần áo mềm mại làm từ cotton, các loại bỉm có khả năng thấm hút tốt. Ngoài ra nên hạn chế cho trẻ mặc tã, bỉm nhiều nhất có thể.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm da
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm da

4. Lưu ý khi trẻ bị hăm da và trong thời gian trị hăm da

Ngoài việc chăm sóc và điều trị sớm cho bé thì trong thời gian bé bị hăm da, bố mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây để tránh làm tình trạng hăm nặng thêm.

  • Không sử dụng phấn rôm: Mẹ không nên sử dụng phấn rôm để chấm, thoa lên vùng da bị hăm hay các vùng da quấn tã như mông, bẹn cho bé vì điều này sẽ gây bít tắc lỗ chân lông – nguyên nhân gây ra các chứng bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
  • Không sử dụng các loại kem giảm phát ban: Mẹ nên hiểu rõ da bé bị tấy đỏ vì tổn thương do hăm, hoàn toàn không phải vì phát ban nên không được bôi các loại kem ngừa hay giảm phát ban cho bé.
  • Không sử dụng xà phòng để lau rửa cho trẻ: bố mẹ cũng không nên dùng xà phòng để tắm cho bé. Một số loại xà phòng có thể chứa chất kích ứng hoặc chất tạo mùi, tạo bọt khiến tình trạng da của bé nặng thêm.

Hiểu rõ về chứng hăm da sẽ giúp bố mẹ sớm nhận biết bệnh và có hướng điều trị phù hợp cho bé. Với một số thông tin và cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh ở trên, hi vọng bố mẹ sẽ hạn chế được tối đa khả năng phát tác hăm da ở trẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…