Bé bị hăm da vùng cổ – Nguyên nhân, cách xử lý an toàn nhất
Bé bị hăm da vùng cổ – Nguyên nhân, cách xử lý an toàn nhất
Trẻ bị hăm cổ có thể gây ngứa rát, khó chịu nếu mẹ không biết cách xử lý phù hợp có thể khiến da bé bị nhiễm trùng và dễ để lại sẹo. Vậy làm thế nào để chăm sóc vùng da bị hăm? Tham khảo ngay những thông tin hữu ích ngay sau đây mẹ nhé!
Xem thêm:
- Mẹo nhỏ đẻ chăm sóc bé bị hăm da háng tốt hơn
- Lưu ý khi sử dụng 5 loại thuốc hăm da cho trẻ sơ sinh
- “Giải cứu” làn da với 5 cách chữa hăm da cực hiệu quả
1. Nguyên nhân bé bị hăm cổ
Trẻ bị hăm cổ xuất hiện từ gian đoạn 2 tháng đến 3 tuổi. Làn da lúc này rất mỏng manh và nhạy cảm nên nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Do tình trạng ứ đọng mồ hôi: Mồ hôi thường đọng tại các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, bẹn, nách,…. Khi mồ hôi ứ đọng, độ ẩm tăng cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn tấn công làn da mỏng manh của bé. Cộng thêm với các yếu tố như bụi bẩn từ môi trường, dịch tiết từ cơ thể lại càng dễ hình thành nên chứng hăm da hoặc các loại bệnh viêm da khác.
Vị trí hăm da vùng cổ
- Do thức ăn rỡi vãi, dính vào phần cổ: Nước, sữa hay thức ăn bị rơi vãi dính vào phần cổ và mẹ không chú ý lau chùi sạch sẽ sẽ thu hút côn trùng hoặc vi khuẩn làm tăng khả năng bị sưng đỏ, kích ứng.
- Các loại nấm cũng có thể phát triển ở vùng cổ: Nấm Candida, nấm men…thường tập trung những nơi nhiều mồ hôi, khó vệ sinh sạch sẽ từ đó hình thành nên những mảng da bị hăm.
- Do cọ xát giữa làn da ở cổ với vải áo: Da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm, khi vùng cổ bị cọ xát với vải áo, đặc biệt là các loại áo len vải sợi cứng, áo cổ cao,….thì sẽ gây ra các vết trầy xước, kết hợp cùng mồ hôi, dịch tiết cơ thể,….dần dần sẽ tạo nên những vùng hăm da ở cổ.
2. Cách xử lý trẻ bị hăm cổ
Để rút ngắn thời gian điều trị thì mẹ nên có cách xử lý sớm khi phát hiện bé bị hăm da vùng cổ.
- Mẹ chú ý tuyệt đối không chà xát mạnh, nên dùng khăn mềm ẩm để lau nhẹ vùng da bị hăm.
- Sau khi trẻ ăn uống hay rớt sữa ra cổ thì nên rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm, sạch.
- Dùng nước ấm và khăn vải mềm khi vệ sinh, lau rửa cho bé mỗi ngày.
- Không nên dùng nước nóng hoặc nước lạnh vì dễ gây khô da và khiến bé khó chịu.
Nhẹ nhàng lau khô vùng da bị hăm
3. Cách trị hăm cổ cho bé
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô da thì mẹ hãy áp dụng các cách chữa viêm da dưới đây. Trẻ bị hăm cổ nên được sử dụng các loại phương pháp gần gũi với thiên nhiên vì em bé rất dễ bị di ứng.
3.1. Các cách dân gian khi bé bị hăm da vùng cổ
- Sử dụng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa chữa hăm da vùng cổ cho bé
Dầu dừa có chứa nhiều vitamin E tự nhiên hỗ trợ quá trình tái tạo da đồng thời làm da bé luôn được mềm mại. Mẹ có thể dùng một ít dầu dừa, cho vào nước tắm và tắm cho bé, sau đó tắm lại lần nữa bằng nước sạch. Ngoài ra mẹ cũng có thể bôi dầu dừa lên vùng da bị hăm sau khi bé đã tắm, mát xa nhẹ khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước cho bé lần nữa.
- Chữa hăm da bằng lá trầu không
Trẻ bị hăm cổ – Mẹ có thể tắm cho bé bằng nước lá trầu không
Lá trầu không được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian để giảm sưng, kháng viêm. Trong lá trầu không có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên với hiệu quả sát trùng cao.
Mẹ có thể dùng một ít lá trầu không đã rửa sạch, mang đi vò hoặc cắt nhỏ, hãm với nước trong 15 phút rồi dùng làm nước tắm cho bé. Sau khi tắm nước lá trầu không, mẹ tắm lại cho bé lần nữa bằng nước sạch.
- Sử dụng lá khế chữa hăm da
Lá khế có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa và tiêu viêm. Vùng da bị hăm khi được rửa bằng nước lá khế có thể nhanh chóng được cải thiện, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy.
Mẹ dùng một ít lá khế đã rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng, mang đi hãm cùng nước và dùng nước lá khế để tắm cho bé. Sử dụng nước lá khế 2 lần/ngày cho tới khi tình trạng hăm có chuyển biến tốt.
- Sử dụng lá chè chữa hăm da cho bé
Lá chè hay lá trà xanh có tính hàn, với khả năng thanh nhiệt, làm mát hiệu quả, mẹ có thể sử dụng lá trà để làm mát vùng da cổ bị hăm của bé.
Mẹ chọn những phần chè non, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng, vò nhẹ chè và mang đi hãm trong 15-20 phút, dùng nước tắm cho trẻ mỗi ngày. Mẹ chú ý tắm lại cho bé bằng nước sạch. Bé bị hăm da vùng cổ khi sử dụng những sản phẩm này thường rất dễ chịu và thoải mái.
Cách trị hăm cổ cho bé bằng lá trà xanh
3.2. Dùng kem bôi khi trẻ bị hăm cổ
Một phương pháp khác thường được nhiều gia đình tin tưởng là sử dụng kem bôi. Dùng kem bôi trị khi bé bị hăm da vùng cổ có ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi mà vẫn đảm bảo được tính an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
Kem EmBé là loại kem chuyên dụng cho trẻ em được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn và được nhiều bố mẹ lựa chọn nhất hiện nay.
Kem em bé chuyên chữa bệnh hăm da vùng cổ cho bé
Kem có chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với thành phần gồm: Nano curcumin và tinh chất Cúc La Mã hiệu quả trong việc làm dịu tổn thương trên da bé, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo.
Kẽm Oxyd cùng khả năng giảm sưng ngứa, kháng viêm giúp chữa lành vùng da bị hăm nhanh chóng. Bên cạnh đó, Vitamin E và dầu hạnh nhân sẽ giúp da bé sẽ luôn được mềm mại, đủ độ ẩm và tăng khả năng phục hồi và tái tạo da, tránh tình trạng hình thành thâm sẹo.
3.3. Sử dụng thuốc trị hăm da
Với một số bé bị hăm da nặng hơn thì bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho bé dùng các loại thuốc trị hăm da. Một số loại thuốc trị hăm thường gặp như:
- Thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi có chứa corticoid với chiết xuất nhẹ, vừa đủ để ngăn ngừa, điều trị chứng hăm da ở bé nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với độ tuổi và tình trạng cơ thể của bé. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng thuốc quá 7 ngày vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc kháng sinh: Khi bé có dấu hiệu bị viêm nhiễm, bội nhiễm thì có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh đường uống như nhóm beta lactam, cephalosporin…
- Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm thông dụng thường dùng trị hăm da là nystatin, clotrimazole, miconazole,…..
Khi bé bị hăm cổ bô mẹ không được tụy tiện sử dụng thuốc, đồng thời tuyệt đối không tăng liều kể cả thuốc uống và thuốc bôi. Mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm để có phương án điều trị phù hợp, không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Cách phòng ngừa trẻ bị hăm cổ
Một số lưu ý nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bé ngăn ngừa hăm da ở cổ cũng như những vị trí khác trên cơ thể.
- Không nên để cổ của bé quá nhiều mồ hôi, đảm bảo vùng cổ của bé luôn được sạch sẽ, tránh ẩm ướt hoặc dính các loại thức ăn, nước, sữa,… Vệ sinh, lau chùi vùng cổ bé sạch sẽ sau khi cho bé ăn.
- Nên thoa thêm kem bôi chuyên dụng sau khi vệ sinh sạch sẽ để tạo lớp màng bảo vệ cho da bé luôn mềm mại và được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết.
- Giữ cổ của trẻ luôn thoáng mát bằng cách lau khô thường xuyên và không để các phần cổ áo bị ẩm ướt.
- Cho bé mặc các loại áo không cổ, nên hạn chế cho bé mặc các loại áo cao cổ hoặc có cổ, các loại áo làm từ sợi vải, sợi len cứng, dễ cọ xát và gây trầy xước vùng cổ.
Trẻ bị hăm cổ tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên tình trạng khó chịu, ngứa ngáy và cáu gắt ở trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ cần sớm phát hiện xem liệu bé bị hăm da vùng cổ không và tìm cách điều trị kịp thời cho bé.