6 điều cần biết tránh nguy hiểm cho trẻ khi bị chàm sữa ở mặt
6 điều cần biết tránh nguy hiểm cho trẻ khi bị chàm sữa ở mặt
Chàm sữa ở mặt là một vị trí khá nhạy cảm và nguy hiểm hơn so với các vị trí khác. Vì thế bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi điều trị để đảm bảo an toàn cho bé.
Xem thêm:
Nguyên nhân bé bị chàm sữa ở mặt
Theo thống kê của các tổ chức y tế, có đến 20% trẻ sơ sinh mắc phải chứng chàm sữa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được phân loại như sau.
Má bé bị chàm sữa
1. Nguyên nhân bên trong
-
Rối loạn tiêu hóa
Chức năng của hệ tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời chưa hoàn thiện như người trưởng thành khiến cho trẻ nhỏ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho các chất thải không được đẩy ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, hệ miễn dịch tạo ra chàm sữa trên da mặt của bé.
-
Chuyển hóa chất trong cơ thể
Sự thay đổi về quá trình chuyển hóa có thể khiến cơ thể bé chưa thích nghi kịp. Chức năng điều tiết của dạ dày chưa hoàn thiện, da bé nhạy cảm tạo điều kiện cho chàm sữa xuất hiện.
-
Do di truyền
Những bé được sinh ra trong gia đình bố mẹ mắc các bệnh lý về da như mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… có tỷ lệ bị chàm sữa cao hơn những bé được sinh ra trong gia đình không có người mắc các bệnh này.
2. Nguyên nhân bên ngoài
-
Thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến làn da mỏng manh của bé bị kích ứng và nổi lên những đám chàm sữa trên mặt.
-
Nhiệt độ
Nhiệt độ quá nóng sẽ làm da bé tăng tiết mồ hôi và đào thải cặn bã và dễ bị kích ứng. Trong khi đó, thời tiết lạnh lại khiến da bé bị khô, căng và nứt nẻ. Những điều này đều có thể trở thành điều kiện để những đám chàm sữa xuất hiện.
-
Thực phẩm
Đây là nguyên nhân thường dựa trên yếu tố cơ địa. Một số bé có cơ địa dị ứng với thức ăn, sữa công thức thậm chí là sữa mẹ. Do vậy, khi sử dụng những thực phẩm này, da của bé có thể bị kích ứng và mẩn đỏ lên.
-
Lông động vật
Lông thú cưng là một nguyên nhân gây chàm sữa
Các gia đình có nuôi động vật như chó, mèo… cần lưu ý tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với em bé đặc biệt trong các trường hợp bé đã bị chàm sữa. Các sợi lông có thể kích thích da bé hoặc mang theo các loại vi khuẩn có hại làm tổn thương da và gây ra tình trạng chàm sữa ở mặt bé.
Biểu hiện của chàm sữa ở mặt
Tùy phân loại của chàm sữa mà bé có thể có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
1. Chàm sữa cấp tính
Trường hợp này, trên mặt bé bị nổi các đám đỏ với các nốt hồng ban li ti hoặc mụn nước trắng nhỏ. Các mụn này có thể bị vỡ làm rỉ dịch sau đó đóng mày khiến cho bé ngứa dữ dội bị ngứa và thường đưa tay lên mặt gãi.
2. Chàm sữa mạn tính
Bệnh tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc gặp phải tác nhân kích thích. Chàm sữa mạn tính khiến bé bị rát, các mảng da dày, khô, ráp, và dễ bị tróc vảy tạo ra các rãnh ngang – dọc trên da và có thể làm thay đổi màu da sau quá trình viêm kết thúc.
Cần lưu ý, vùng chàm có mụn nước bị vỡ cần được làm sạch đúng cách kết hợp với phác đồ điều trị phù hợp để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm cho bé.
Các giai đoạn của chàm sữa ở mặt
Các triệu chứng và mức độ nguy hiểm của chàm sữa ở trẻ liên quan trực tiếp đến giai đoạn tiến triển của bệnh trên cơ thể bé. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng thường nhẹ và dễ điều trị hơn khi bệnh tiến triển ở những giai đoạn phía sau.
Các tài liệu y tế cho thấy, chàm sữa ở mặt của trẻ có 5 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn 1 – Da bị tấy đỏ
Da bé bị tấy đỏ
Ở giai đoạn này, mẹ có thể quan sát thấy trên mặt của bé xuất hiện những mảng da bị đỏ và trẻ có phản xạ đưa tay lên dụi vùng da đó do bị ngứa. Trên những mảng đỏ này có thể xuất hiện vài chấm trắng li ti là hình ảnh đầu tiên cho những bọc mụn nước.
Giai đoạn 2 – Mụn nước xuất hiện
Các chấm trắng li ti bắt đầu tích dịch và phát triển thành kích thước lớn hơn tạo thành các bọc mụn nước nhỏ. Thỉnh thoảng khi vách ngăn tế bào giữa các đám mụn bị vỡ, mụn nước nhỏ có thể hợp lại để có kích thước lớn hơn.
Chàm sữa ở mặt trong giai đoạn 2 này tạo nên sự khó chịu dữ dội cho bé, liên túc lây lan sang các khu vực xung quanh nếu không may mụn này bị vỡ.
Mụn nước phát triển chủ yếu trên mảng da bị đỏ ban đầu sau đó có thể lan ra các khu vực xung quanh với chân mụn nông, sâu khác nhau.
Da bé bị nổi mụn nước
Giai đoạn 3 – Vỡ mụn nước
Giai đoạn này, các mụn nước bị vỡ tự nhiên do tích quá nhiều dịch hoặc bị trẻ gãi làm vỡ. Đây cùng là thời điểm da của bé bắt đầu có những tổn thương hở đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm dễ bị nhiễm trùng nếu mẹ không biết cách xử lý.
Giai đoạn 4 – Nhẵn da
Sau khi mụn nước bị vỡ, dịch trong mụn thoát hết ra khiến dịch huyết thanh tiếp xúc trực tiếp với không khí và nhanh chóng đóng lại tạo thành các vảy, mảng da cứng, khô. Dưới lớp vảy này, các tế bào trên da bắt đầu có sự liên kết với nhau tạo thành mảng trùm lấy vết thương hở.
Khi lớp vảy bong đi, một mảng da nhẵn nhưng đàn hồi kém xuất hiện. Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 1-3 ngày.
Da nhẵn sau khi bị chàm sữa
Giai đoạn 5 – Da bị tróc vảy
Lớp da được tạo ra tạm thời ở giai đoạn 4 nhanh chóng bị sừng hóa, khô lại, nứt ra và bong mất để lộ ra lớp da non thực sự được tái tạo lại ở phía dưới. Kéo theo đó là sắc đố ở vùng da này cũng có thể tăng lên.
Biến chứng khi điều trị chàm sữa ở mặt không khỏi
Chàm sữa ở mặt trẻ được xác định xảy ra biến chứng khi điều trị mãi không khỏi và xuất hiện các dấu hiệu:
- Chốc hóa vùng chàm
- Vùng da bị chàm sữa chuyển sang các mụn mủ dạng thủy đậu.
Cách điều trị chàm sữa ở mặt
Làn da của bé mỏng manh hơn người lớn nên việc điều trị cũng cần lưu ý hơn rất nhiều. Vậy nên, cha mẹ cần thận trọng khi lựa chọn bất kỳ phương pháp nào để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
1. Sử dụng kem bôi da thảo dược
Có một thực tế là sử dụng các chế phẩm chứa corticoid sẽ giúp các triệu chứng chàm sữa ở mặt của bé giảm đi rất nhanh. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng tạm thời trước mắt vì sử dụng các loại thuốc này sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ cho bé:
- Làm giảm sức đề kháng của da: Da dễ bị nhiễm khuẩn và tổn thương hơn nếu mẹ dùng nhiều lần hoặc dùng liên tục trong nhiều ngày mà không có chỉ định hoặc theo dõi của bác sĩ.
- Ảnh hưởng đến phát triển: Các loại corticoid không được khuyến khích cho trẻ dưới 16 tuổi và chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi vì những ảnh hưởng về phát triển thể chất.
Vì thế bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm kem bôi cho trẻ bị chàm sữa không chứa Corticoid như Kem Em Bé Derma. Đây là sản phẩm đang được rất nhiều bác sĩ tin dùng và được các mẹ bỉm sữa đánh giá cao về hiệu quả khắc phục tình trạng chàm sữa ở mặt của trẻ.
Kem Em Bé Derma chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính với làn da của bé. Thành phần Thông đỏ Pháp, Trầu không, Lô hội, Kim ngân hoa giúp kháng viêm, giảm sưng ngứa, phục hồi nhanh chóng làn da bị tổn thương do chàm sữa, không để lại thâm sẹo. Dầu dừa, Sữa dê và Bơ shea giúp dưỡng ẩm sâu, làm dịu mát da, mang đến làn da mềm mại, mịn màng.
Kem Em Bé Derma từ thảo dược an toàn, lành tính, dùng được cho trẻ sơ sinh
2. Sử dụng thuốc uống
Trong trường hợp sử dụng một số trường hợp bị nặng , vết chàm ó dấu hiệu nhiễm trùng, các mẹ cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và lựa chọn phác đồ điều trị thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng, phối hợp các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Sử dụng mẹo chữa dân gian
Điều trị chàm sữa bằng mẹo dân gian là phương pháp phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng. Một số bài thuốc dân gian trị chàm sữa ở mặt cho trẻ phổ biến nhất là:
- Sử dụng trà xanh: Lấy lá trà xanh rửa thật sạch sau đó ngâm sạch với một ít muối hạt. Lấy lá trà đã ngâm sạch đun sôi cùng với nước rồi để nguội dùng để lau lên vùng da bị chàm sữa của bé.
- Sử dụng lá ổi: Mẹ chọn các búp ổi non, rửa thật sạch. Sau đó, đun sôi với nước trong 5 – 7 phút rồi để nước đến khi nước ấm. Dùng nước này lau nhẹ vùng da bị chàm cho bé vào buổi tối.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng lá trầu không, khoai tây, sim….. Tuy nhiên, nếu có ý định lựa chọn phương pháp này, mẹ nên áp dụng các mẹo có tính an toàn cao và cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng cho con.
Trong trường hợp, các mẹo dân gian không đem lại hiệu quả như ý hoặc có những phát sinh trong thời gian điều trị, mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế mà không nên tự xử lý tại nhà.
Phòng ngừa chàm sữa ở mặt
Để ngăn chặn trẻ bị mắc chàm sữa ở mặt, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
Bảo vệ môi trường sống của con
Thường xuyên làm sạch môi trường sống của bé, tránh để bụi bẩn hoặc lông thú cưng bám lên quần áo hoặc tiếp xúc thường xuyên với vùng mặt của bé..
Tăng sức đề kháng
Tăng cường khẩu phần ăn giàu Canxi, Vitamin C, kẽm… trong khẩu phần ăn của bé và của mẹ vẫn đang cho con bú để bé có sức đề kháng tốt hơn.
Ngăn chặn nguyên nhân
Mẹ cho con bú cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng cho đường tiêu hóa của trẻ như trứng, trứng cá, các loại nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn…. Mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Trên đây là những thông tin bệnh học và cách xử trí chàm sữa ở mặt ở trẻ . Rất hy vọng những thông tin này có thể giúp các mẹ chăm con tốt hơn. Nếu mẹ cần giải đáp bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý chàm sữa , hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ngay tại đây.
Kem bôi da thảo dược Kem Em Bé Derma
Kem Em Bé Derma là sản phẩm chuyên biệt cho da chàm sữa, thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa chiết xuất thông đỏ, sữa dê nhập khẩu Pháp cùng công nghệ Aminovector phức hợp Aquaxyl nhập khẩu Pháp giúp thẩm thấu nhanh các hoạt chất và mang đến công dụng tối ưu:
– Làm dịu da, mềm da khi bị: chàm sữa, viêm da, sưng đỏ, ngứa ngáy, vảy da, bong tróc da,…
– Kháng khuẩn, dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, phục hồi da bị hư tổn, cho làn da mềm mại, mịn màng.
Hướng dẫn sử dụng
Bước 1: Làm sạch vùng da bị tổn thương.
Bước 2: Thoa kem lên vùng da bị tổn thương ngày 3-4 lần. Các trường hợp chàm sữa nặng có thể dùng 4-6 lần/ngày.
Kem Em Bé Derma được cấp phép của Bộ Y Tế, được các dược sĩ khuyên dùng và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá bán lẻ 190.000đồng/tuýp 30 gram.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại Link