Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bé bị chàm sữa quanh miệng – Những lưu ý giúp bé hết khó chịu

Bé bị chàm sữa quanh miệng – Những lưu ý giúp bé hết khó chịu

Bé bị chàm sữa quanh miệng nên khó chịu, bỏ bú, quấy khóc cả ngày? Mẹ đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và giải quyết đúng cách để sức khỏe của con không bị ảnh hưởng mẹ nhé.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bé bị chàm sữa ở miệng

em bé bị viêm da quanh miệng

Trẻ bị chàm sữa quanh miệng

Bé bị chàm sữa quanh miệng thường do 2 nhóm nguyên nhân chính tác động, bao gồm:

1.1. Nguyên nhân bên trong:

  • Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa khiến cho thực phẩm đưa vào cơ thể bé không được hấp thu và đào thải hoàn toàn gây ra phát ban và nổi mẩn quanh vùng miệng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể bé để thông báo ra bên ngoài cho mẹ biết hãy “xử lý” ngay vấn đề tiêu hóa cho con.

  • Chuyển hóa chất trong cơ thể

Sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể khi bé chào đời khiến cho chức năng của các cơ thể chưa thích nghi kịp. Hệ quả là bé bị chàm sữa ở quanh miệng để như một cách đánh dấu cho chặng đường “tự lập” đầu tiên khi ra khỏi bụng mẹ.

  • Do nguồn thực phẩm

Rất nhiều loại thực phẩm trong đó có sữa công thức và thậm chí là cả sữa mẹ có thể gây dị ứng cho bé. Lúc này cơ thể bé sẽ phản ứng bằng những đợt ngứa ngáy mẩn đỏ. Đặc biệt, vùng da quanh miệng nơi tiếp xúc nhiều với thực phẩm này sẽ dễ xuất hiện những đám chàm sữa khiến bé khó chịu.

  • Do di truyền

Những bé bị chàm sữa quanh miệng thường có người thân mắc các vấn đề về da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa….Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị chàm sữa quanh miệng ở trẻ nhỏ.

1.2. Nguyên nhân bên ngoài

  • Thời tiết

Thời tiết chuyển biến thất thường, ẩm ướt, khô rét… liên tục có thể khiến do làn da mỏng manh của bé bị kích ứng gây ra những đám chàm sữa trên mặt và quanh miệng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra chàm sữa ở những bé có cơ địa dị ứng thời tiết.

  • Nhiệt độ

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho da của bé. Do vậy, mẹ hãy đảm bảo chắc chắn rằng nhiệt độ phòng được duy trì ở mức 26 – 28 độ C để bảo vệ làn da cho con.

  • Môi trường

Phòng ngủ, phòng chơi của bé không được vệ sinh sạch sẽ, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn… cũng là nguyên nhân kích ứng da và tạo điều kiện cho những đám chàm sữa xuất hiện quanh miệng của bé. 

  • Lông động vật

Những bé thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thú cưng cũng có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn do lông của vật nuôi tiếp xúc với da và gây dị ứng nổi chàm.

2. Biểu hiện bé bị chàm sữa quanh miệng

Chàm sữa quanh miệng bé có những biểu hiện rất rõ rệt như:

  • Các vết mẩn đỏ xuất hiện chi chít hoặc thành mảng quanh vùng da miệng của bé. 
  • Bé liên tục đưa tay lên chà xát vào các vùng da đỏ do bị ngứa khiến mảng đỏ phát triển rộng hơn. 
  • Mụn nước trong xuất hiện trên vùng da đã bị chuyển đỏ và có thể lan vào trong khoang miệng nếu không được xử lý kịp thời.

Không chỉ gây khó chịu, chàm sữa ở vùng da quanh miệng khiến bé bỏ bú, bỏ ăn và quấy khóc cả ngày do bị đói. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con trong giai đoạn đầu đời.

em bé bị chàm sữa khô quanh miệng

Chàm sữa quanh miệng khiến bé không thể ăn uống ngon miệng

3. Các giai đoạn của chàm sữa ở miệng

  • Giai đoạn 1: Vùng da quanh miệng bị căng, da khô  và đỏ tẩy

Giai đoạn này thường được bắt đầu bằng phản xạ dụi ngứa liên tục của trẻ khiến cho vùng da này bị đỏ và căng ra. Những điểm li ti màu trắng cũng có thể xuất hiện. 

  • Giai đoạn 2: Thường xuất hiện mụn nước kèm rỉ nước.

Các điểm trắng li ti lớn dần lên thành rõ hình các mụn nước có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Các mụn nước phát triển trên vùng da bị ngứa đỏ, sau đó, có thể lan ra các vị trí xung quanh.

  • Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm hóa, da khô, bong tróc

Mụn nước bị vỡ khiến các dịch tiết ra và tự khô lại. Sau một khoảng 3 ngày, lớp vảy có thể bong tróc tạo thành lớp da non có màu sắc sẫm hơn –  Đây gọi là hiện tượng chàm hóa da.

Giai đoạn mụn nước cũng là thời điểm da bé bị yếu nhất, dễ nhiễm khuẩn da, chốc hóa hoặc mụn mủ nếu không được điều trị đúng cách.

4. Cách điều trị chàm sữa ở miệng

Bé bị chàm sữa quanh miệng là một vị trí rất cần lưu ý dù bất kỳ áp dụng phương pháp chữa trị nào. Mẹ nên tham khảo ý bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp nhất.

4.1. Sử dụng các loại kem bôi điều trị chàm sữa cho trẻ

  • Các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng các loại kem bôi cho con. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các loại kem chứa Corticoid như prednisolone, methylprednisolone… Thành phần này có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của da và khiến tình trạng chàm sữa nặng nề hơn sau đó.
  • Trên thực tế, chàm sữa thông thường có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Để hỗ trợ quá trình này nhanh hơn và giảm khó chịu cho bé, mẹ có thể lựa chọn một số loại kem dành riêng cho trẻ bị chàm sữa.
  • Các loại kem này sẽ giúp dưỡng ẩm trong giai đoạn đầu và kích thích tái tạo da trong giai đoạn sau tốt hơn. Ngoài ra, dạng bào chế kem bôi cho tác động tại chỗ, làm giảm khó chịu nhanh mà không gây hấp thụ quá nhiều dược chất vào cơ thể bé.
  • Một trong những sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất cho các bé bị chàm sữa quanh miệngKem EmBé của công ty Dược mỹ phẩm CVI.

chàm sữa quanh miệng trẻ em

Bé vui vẻ sau khi sử dụng kem em bé

4.2. Mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian như dùng lá tắm (lá trầu không, lá ổi, lá khế, lá chè xanh…) cũng có tác dụng kháng khuẩn, trị chàm. Tuy nhiên, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé và chỉ phù hợp với chàm nhẹ.

Bé bị chàm sữa quanh miệng chữa trị bằng dân gian thường an toàn với làn da em bé.

Mẹ cũng cần lưu ý khi dùng loại lá nào cũng nên rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, thuốc trừ sâu, bụi bẩn… để đảm bảo an toàn cho các bé.

4.3. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Khi áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng chàm không thuyên giảm, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc tiêm tùy tình trạng của bé. Mẹ không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc thay đổi đơn thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

5. Lưu ý khi trẻ bị chàm sữa

Cách chăm sóc của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển và phục hồi khi bé bị chàm sữa quanh miệng. Vậy nên, để bảo vệ an toàn cho bé trong suốt thời gian này, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tắm bé: Bé được tắm bằng nước ấm và không quá 2 lần/ ngày. Mẹ nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm chuyên dụng cho trẻ bị chàm sữa để không gây ảnh hưởng đến độ ẩm của da.
  • Kem bôi da cho bé cần lựa chọn các dòng sản phẩm chuyên dụng và sử dụng đơn độc, không nên chồng chéo các loại khác nhau lên da làm da bị bí dẫn đến tác dụng ngược khi điều trị.
  • Lựa chọn quần áo, khăn tắm, khăn mặt có chất liệu mềm mại để không gây tổn thương khi cọ xát với làn da mỏng manh của bé.
  • Theo dõi và ngăn chặn hành động đưa tay lên mặt gãi gây vỡ các mụn nước, xước rách các mảng da dẫn đến bội nhiễm.
  • Làm sạch môi trường sống của trẻ, tránh để bụi bẩn hoặc xịt phòng, nước hoa…. gây kích ứng da bé.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các thú cưng, vật nuôi trong thời gian này.

>> Xem thêm: Chàm sữa có gây nguy hiểm không? ngứa không?

6. Phòng tránh chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ em liên quan mật thiết đến sức đề kháng của bé và môi trường sống, vậy nên, để phòng bệnh và ngăn chặn tái phát, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

hạn chế các bé chơi với thu cưng là cách để hạn chế việc bị bệnh

Hạn chế bé chơi với thú cưng để tránh mắc bệnh

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

  • Tăng cường đề kháng cho con: Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm hoặc bổ sung các dưỡng chất giúp bé tăng đề kháng như Vitamin C, Kẽm, Magie, Canxi… Với những bé đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy tăng cường bổ sung các dưỡng chất này trong khẩu phần ăn của mình.
  • Cắt bỏ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho con như trứng, trứng cá, cá biển….
  • Không cho bé tiếp xúc lâu với các loại hóa chất ngay cả khi bé đã khỏi bệnh.
  • Tránh lựa chọn trang phục quá nặng nề khiến da bé bị bí tắc hoặc quá cứng làm tổn thương da của con.
  • Môi trường sống của con phải thoáng mát, sạch sẽ và duy trì nhiệt độ phù hợp.
  • Hạn chế để thức ăn dính ra vùng da quanh miệng của bé. 
  • Sau khi bé ăn xong, mẹ cần làm sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm trước khi bé đi ngủ, hoặc chơi.

Hy vọng với những kiến thức trong bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ xử lý dễ dàng hơn khi bé bị chàm sữa quanh miệng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…