Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

Tết của con sẽ trọn vẹn nếu mẹ trang bị thứ này!

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, mẹ lại bận rộn hơn trong việc dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc để mọi người được hưởng cái Tết đầy đủ và trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, đủ đầy thế nào, mẹ vẫn luôn thường trực nỗi lo về sức khỏe của con bởi con còn nhỏ, mọi thứ vẫn còn quá mới lạ khiến con chưa thể thích nghi kịp.

Để giúp con hiểu hơn về Tết và có được cái tết trọn vẹn nhất ngay từ những năm đầu đời, các mẹ 3 miền đều có một điểm chung là ngoài việc giúp con hiểu được ý nghĩa của tết, mẹ còn luôn chăm lo và chỉ con cách biết chăm sóc sức khỏe chính mình.

Giúp trẻ hiểu ý nghĩa ngày tết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giai đoạn từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trong và là nền tảng cho sự hình thành cá tính, nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách mãnh liệt. Vì thế, cha mẹ cần định hình cho con ngay từ giai đoạn đầu tiên này.

Giúp trẻ hiểu Tết là dịp để mọi người yêu thương và thể hiện tình yêu thương

Việc dạy trẻ “Mùng 1 là Tết ông bà” để con biết đây là dịp thắt chặt tình thân trong gia đình và giữa các thế hệ bên bữa cơm giao thừa, bên ông bà, họ hàng vào bữa cơm mùng 1 Tết. Giúp con hiểu được nét cổ truyền cần giữ nhất của Tết Nguyên đán chính là giá trị về tình thân. Từ đó hình thành nếp nghĩ cho con ngay khi còn nhỏ.

Tết là dịp để yêu thương và thể hiện tình yêu thương. Hãy dạy trẻ về những tình cảm ấy để con biết nâng niu và trân trọng với những gì mình có.

Cùng con sắm đồ mới vui tết

Ngoài việc sắm sửa đồ đạc đón tết trong gia đình, căng thẳng, tất bật với vô số công việc cần hoàn tất, mẹ vẫn không thể lơ là nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy bé yêu. Việc cho bé đi sắm Tết cùng mẹ sẽ giúp con có được ấn tượng về Tết một cách sâu sắc hơn.

Mẹ có thể cho con tự chọn đồ của mình để hình thành tính tự lập ngay từ bé, nâng cao tinh thần trách nhiệm của con. Từ đó sẽ khiến Tết của con thêm ý nghĩa hơn.

Chăm sóc tốt sức khỏe cho con trong ngày tết

Bất kể ở vùng miền nào, việc chăm sóc sức khỏe cho con luôn được các mẹ đặt lên hàng đầu. Bởi Tết của mẹ chỉ trọn vẹn khi sức khỏe của con được đảm bảo. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của con.

Vui chơi ngày tết, cha mẹ cũng nên chú ý chăm sóc tốt sức khỏe cho con

Mẹ cần bổ sung cho con đầy đủ dinh dưỡng từ rau củ, trái cây, sữa,… để con có đủ sức khỏe, sức đề kháng. Nếu phải di chuyển và đi chơi nhiều trong những ngày tết, mẹ nên mang theo phần ăn cho bé, đảm bảo bé được ăn ngon và đủ chất.

Trẻ con rất hiếu động, thêm vào đó, thời gian biểu ngày tết sẽ bị xáo trộn ít nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ cần phân bổ thời gian khoa học để vừa đảm bảo sức khỏe cho con mà con vẫn được vui chơi thỏa thích trong ngày Tết.

Cũng vì tính hiếu động cộng thêm ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như thời tiết, nắng gió, ô nhiễm nên con dễ mắc các bệnh về da: muỗi đốt hay trầy xước chân tay,…. Với bệnh lý này, trẻ em 3 miền đều rất dễ mắc phải vì hệ miễn dịch và sức đề kháng của con còn non yếu. Lúc này, để bảo vệ con, mẹ cần chuẩn bị sẵn sản phẩm bôi da chứa thành phần tự nhiên Kem EmBé có chiết xuất từ thảo dược đã được chứng minh an toàn, chuyên biệt cho làn da bé. Chính những ưu điểm vượt trội của Kem EmBé đã giúp mẹ giải quyết được hầu hết các vấn đề về da của con và là bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ.

Thay vì việc lo lắng khi con mắc các bệnh về da trong ngày tết như dị ứng, chàm sữa, rôm sảy hay côn trùng đốt,… mẹ có thể nhanh chóng xử lý bằng biện pháp thoa Kem EmBé vào vùng da bị tổn thương cho con. Hoạt chất kháng khuẩn có trong thành phần Kem EmBé sẽ giúp da mau lành các tổn thương để con có thể tiếp tục hoạt động vui chơi mà không còn khó chịu khi gặp phải các vấn đề về da.

 

thuốc bôi côn trùng đốt cho bé

Thuốc bôi côn trùng đốt cho bé- cẩm nang cho các mẹ

Mùa hè là thời gian sinh sôi, nảy nở của rất nhiều loại côn trùng bởi tính chất mùa là mưa nhiều, ẩm ướt. Với thời tiết nóng bức lên gần đến 40 độ, các mẹ thường mặc đồ cộc cho bé giúp cơ thể thoải mái hơn trong hoạt động vui chơi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc em bé bị côn trùng đốt. Câu hỏi mà các bậc phụ huynh thường đặt ra đó là: sử dụng thuốc bôi côn trùng đốt cho bé như thế nào và sử dụng loại thuốc nào mới thực sự phù hợp cho làn da mong manh của bé? Hãy cùng chúng tôi giải đáp tất cả những thắc mắc nhé!

1. Làn da bé vô cùng nhạy cảm

Làn da  của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mong manh và dễ tổn thương. Nếu làn da ấy bị côn trùng đốt hoặc cắn sẽ để lại cho bé những hậu quả như: da sưng nề, ngứa tại chỗ bị cắn, đốt, làm cho bé mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lí của các bé. Mặc dù bị côn trùng cắn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng những trường hợp bị côn trùng đốt khiến cho da bị tổn thương ở mức độ nhẹ có thể dùng các loại thuốc bôi côn trùng đốt cho bé.

thuốc bôi côn trùng đốt cho bé

2. Các loại thuốc bôi côn trùng đốt cho bé

– Thuốc bôi côn trùng đốt cho bé dạng dung dịch có tác dụng bôi làm mát và dịu da, thành phần chủ yếu là oxyd kẽm, glyxerin,..  Các mẹ có thể bôi trực tiếp lên chỗ bị sưng đỏ để giảm ngứa và đau nhức cho bé.

– Dung dịch màu sát khuẩn như xanh methylen, thuốc tím pha loãng,..  rất phổ biến để điều trị cho trường hợp các bé bị nhiễm khuẩn, viêm, chống bội nhiễm. Nếu như vết thương bị nhiễm trùng hoặc mưng mủ các mẹ nên tỉnh táo dùng các dung dịch màu để sát khuẩn, làm khô vết thương trên da bé.

– Thuốc kháng histamin: fexofenadin, loratidin, cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị côn trùng đốt.

– Các mẹ cũng có thể sử dụng thuốc bôi côn trùng đốt cho bé bằng các loại kem chống ngứa như: promethazin, moz-bite, eurax,…cho các trường hợp bị kiến, muỗi đốt. Đối với các loại kem này mẹ nên sử dụng từ 2-3 lần/ngày theo sự chỉ định và hướng dẫn của nhà bán thuốc. Khi bé bị dị ứng, mẫn cảm với tác dụng phụ của thuốc dẫn đến hệ quả nghiêm trọng thì cần đưa đến các cơ sở ý tế , bệnh viện để theo dõi.

thuốc bôi côn trùng đốt cho bé

– Kem mỡ có corticoid như hydro cortisone, dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucinar,…..dùng cho trường hợp trẻ nhỏ bị phù nề, viêm tấy và ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc có tác dụng chống viêm bôi 1-2 lần/ngày. Khuyến cáo không được dùng kéo dài chỉ nên sử dụng thuốc nhiều nhất là 2 tuần.

– Khi bị côn trùng đốt mẹ có thể bôi kem phenaegan 8-10 lần/ngày. Trước khi bôi nên dùng cồn để rửa sạch khu vực da bé bị côn trùng làm tổn thương đến. Cồn giúp vết thương tránh nhiếm khuẩn và dịu đau.

   Thuốc bôi côn trùng đốt cho bé rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, để chọn cho mình một loại thuốc phù hợp các mẹ nên sử dụng đúng cách. Trên đây là một số loại thuốc bôi côn trùng đốt cho bé. Hi vọng rằng đó sẽ là kênh thông tin hữu ích cho các mẹ. Hãy bỏ túi những loại thuốc thông dụng và đảm bảo sự an toàn cho con trẻ.

 

 

lá trà xanh là cách chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

Chữa hăm da cho trẻ sơ sinh – xóa tan nỗi lo cho mẹ

Theo nghiên cứu của thế giới chỉ ra, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm da. Hăm da ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đó cũng là nỗi lo âu của hầu hết các ông bố, bà mẹ phải không? Hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, các bà mẹ vẫn có phần không tin tưởng vào sự an toàn của thuốc. Hãy dẹp nỗi lo sang một bên bằng cách tham khảo bài viết dưới đây nhé các mẹ.

1. Chữa hăm da cho trẻ sơ sinh bằng lá trà

Là một trong những loại thảo dược đa năng, lá trà có tác dụng đặc biệt trong việc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể lau vùng da bị hăm của trẻ rồi dùng nước trà xanh đặc rửa trực tiếp cho trẻ. Sau đó, hãy tắm lại bằng nước ấm sạch. Chất lyzozyn trong trà xanh giúp sát trùng và đánh bật vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

lá trà xanh là cách chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

2. Lá trầu không

Lá trầu không cũng giống như lá trà, vô cùng dễ kiếm. Các mẹ chỉ cần lấy khoảng 3-4 lá trầu không rửa sạch sau đó đun sôi, để nguội. Lưu ý, nên dùng lá trầu không xanh rờn, không dùng lá úa, thối, dập nát. Tiếp theo, nhúng khăn sạch vào nước vừa đun thấm lên vùng da bị hăm của bé. Thực hành liên tục trong một tuần bé sẽ đỡ và hiện tương này sẽ dần biến mất.

3. Búp ổi non

Chắc hẳn là không ai có thể nghĩ rằng búp ổi non lại có khả năng chữa hăm da cho trẻ sơ sinh. Đối với lá ổi non, các mẹ thực hiện tương tự như lá trầu không và lá trà. Trước hết rửa sạch, giã nhỏ và rồi đắp lên vùng da bé bị hăm. Hoặc các mẹ cũng có thể đun búp ổi rồi để nước và rửa cho bé. Kiên trì với bài thuốc này để đạt hiệu quả sẽ rõ rệt nhé!

Búp ổi non là cách chữa hăm da cho trẻ sơ sinh

4. Cây cỏ roi ngựa

Có thể với một số bậc phụ huynh, cây cỏ roi ngựa rất mới lạ nhưng nó lại là bài thuốc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh. Các mẹ hãy phơi khô cỏ roi ngựa hoặc đem sao trên bếp than. Sau đó cho vào nước sôi, hãm từ 10-15 phút rồi lấy khăn thấm nước , chấm vào vùng da bị hăm cho bé rồi để tự khô. Lưu ý, nên làm từ 3-5 lần trong ngày để hiệu quả được nhanh hơn.

5. Dầu oliu

Dầu oliu có rất nhiều công dụng và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Ngoài làm đẹp nó cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa hăm da cho trẻ sơ sinh đấy nhé! Các mẹ chỉ cần xoa một lớp dầu oliu mỏng vào vùng da bị hăm  của trẻ để làm lành da và bảo vệ da khỏi hiện tượng sưng đỏ. Khi vùng da của bé lành trở lại cũng là lúc em bé khỏi bị hăm .

Trên đây là những bài thuốc dân gian vô cùng quý báu mà các mẹ có thể thực hành ngay tại nhà. Bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm, công thức dễ làm. Hi vọng rằng các mẹ có thể xóa bỏ nỗi lo làm cách nào để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh. Chúc các mẹ sẽ thành công!

 

 

 

bé bị nẻ da mặt

Mẹ đã biết nguyên nhân nào khiến bé bị nẻ da mặt chưa?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho bé bị nẻ da mặt mà mẹ không hề hay biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ thấy được những nguyên do nào khiến trẻ bị nẻ mặt và nhất định các bà mẹ bỉm sữa sẽ khéo léo hơn rất nhiều trong việc chăm con.

1. Nguyên nhân chủ quan

Trẻ nhỏ khi sinh ra chưa hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc tuyến mồ hôi, da và biểu bì. Làn da bé mỏng, yếu nên sức đề kháng không tốt như da của người trưởng thành. Da mặt của bé khô sẵn nên dễ bị nứt nẻ, nhất là vào mùa hanh khô như hiện nay. Nhiều trẻ bị tổn thương da mặt nặng hơn thường chảy máu thậm chí là lở loét rất đau.

Trong ăn uống có thể bé dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau, không đủ chất cần có như chất xơ, vitamin và nước. Khi bé bị nẻ da mặt, xà phòng, sữa tắm hoặc các thành phần trong quần áo nhiều khi cũng khiến da trẻ dễ dàng bị dị ứng.

bé bị nẻ da mặt

2. Nguyên nhân khách quan

Khi nhắc tới nguyên nhân bên ngoài dẫn đến hiện tượng bé bị nẻ da mặt, không thể thiếu yếu tố thời tiết và môi trường. Những tác động xấu của thời tiết khi mà nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa rất dễ ảnh hưởng, và nhất là vào mùa đông khô hanh.

Nhiều bà mẹ không biết cách vệ sinh cá nhân và tắm cho trẻ như thế nào cho đúng. Hoặc có thể do không chú tâm tới việc vệ sinh cho con nhỏ càng làm da mặt trẻ bị thương tổn nặng nề. Thói quen lạm dụng tắm bằng nước nóng cho trẻ nhỏ cũng là lí do khiến da mặt bé bị nứt nẻ. Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm cho bé bị nẻ da mặt dễ dàng hơn.

bé bị nẻ mặt

3. Những nguyên nhân khác

Ngoài ra, thường ngày khi tiếp xúc bàn tay vệ sinh bẩn của người lớn cũng làm cho da mặt bé bị nẻ. Nếu không vệ sinh tay chân sạch sẽ khi chạm lên da trẻ nhỏ, sự nứt nẻ thậm chí lan ra cả vùng da xung quanh cơ thể.

Bé vui chơi ở những nơi có môi trường không tốt như đất cát sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể nhanh chóng. Bên cạnh đó, các khí độc hại trong môi trường không khí như hiện nay cũng tác động rất nhiều tới sự thích ứng của da trẻ nhỏ. Bởi vậy, hạn chế trẻ gần gũi với khói bụi là điều rất cần thiết.

Với những bé bị nẻ da mặt, mẹ nên để bé ở nhà nhiều hơn là đưa ra ngoài, nhất là vào những giờ cao điểm tránh ánh nắng mặt trời và một số bức xạ nguy hiểm. Ngoài những nguyên nhân này, để tránh những vấn đề nặng khác có thể xảy ra, mẹ nên tham khảo sự chỉ dẫn của các bác sĩ cho tốt nhất.

Hiện tượng bé bị nẻ da mặt diễn ra ở phần lớn trẻ nhỏ hiện nay, thậm chí cả người lớn cũng bị. Với những nguyên nhân cụ thể trên, hi vọng các mẹ sẽ có được những thông tin bổ ích hơn để chăm sóc cho làn da con nhỏ của mình được khỏe khoắn hơn.