Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Tác giả: Kem Em Bé

bé bị khô da phải làm sao

Bé bị khô da phải làm sao? – Bí kíp từ những bài thuốc thiên nhiên

Bé bị khô da phải làm sao tưởng là vấn đề đơn giản nhưng lại khiến không ít mẹ đau đầu. Tham khảo ngay 4 mẹo trị khô da cho con từ thiên nhiên thật đơn giản sau nhé!

bé bị khô da phải làm sao

  1. Bé bị khô da phải làm sao – Dùng ngay “thần dược” mật ong thôi.

Mật ong từ trước vẫn luôn được ca ngợi bởi các đặc tính tuyệt vời của nó, được các mẹ rất ưa chuộng trong việc làm đẹp hằng ngày nay lại được ứng dụng vào trị khô da cho con. Mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé trở nên khỏe mạnh. Nó giúp hấp thu nước và giữ lại trong da, giữ cho da luôn mềm mại và có đủ độ ẩm cần thiết. Không những vậy, mật ong cũng giúp bảo vệ da khỏi bị khô. Bỏi vậy mật ong chính là câu trả lời tuyệt vời nhất nếu mẹ còn thắc mắc bé bị khô da phải làm sao nhỉ?

Công thức trị khô da cho bé từ mật ong – Mật ong kết hợp với dầu dừa, dầu ô liu.

Cách làm:

Nấu nước sôi, lấy khoảng 2 muỗng dầu dừa cho vào bát rồi dặt vào nồi nước đang sôi cho dầu chảy ra. Tiếp đến, mẹ cho thêm khoảng 1 muỗng mật ong, 1 muỗng canh dầu hạt hướng dương và dầu dừa vừa nấu chảy trộn lẫn cùng nhau trong cùng một chiếc bát trong nồi nước sôi.

Sau khi tắt bếp và nhớ nhấc ra ngay rồi để nguội để dùng dần cho bé. Nếu không có thời gian, mẹ có thể tìm mua loại hợp chất này tại các siêu thị hoặc cửa hàng mỹ phẩm cũng có rất nhiều đấy mẹ nhé!

Cách dùng:

Giờ thì bạn đã có một hỗn hợp hoàn hảo để trả lời cho câu hỏi bé bị khô da phải làm sao đấy! Giờ chỉ còn một bước cuối cùng này nữa thôi: Hãy llấy một lượng kem dưỡng tự chế masage cho bé khi tắm. Thường xuyên sử dụng sẽ thấy da bé hết nứt nẻ, khô ráp nhờ tác dụng dưỡng ẩm và kháng khuẩn, của dầu dừa. Bên cạnh đó, dầu hạt hướng dương chứa nhiều axit béo cũng có tác dụng dưỡng ẩm cao.

  1. Bé bị khô da phải làm sao? – Dùng ngay dầu dừa nhé!

Dầu dừa được công nhận là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Dầu dừa không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da. Bởi thế đây cũng là một trong những sản phẩm đáp ứng hoàn hảo cho thắc mắc trẻ bị khô da phải làm sao của mẹ.

Mẹ chỉ cần thêm một vài giọt dầu dừa vào nước tắm và tắm hằng ngày cho con là được. Sau một thời gian tình hình sẽ được cải thiện rõ rệt đấy!

  1. Bé bị khô da phải làm sao? – Dùng ngay sữa mẹ cũng được đấy!

Có thể nhiều mẹ vẫn chưa biết nhưng sữa mẹ là một trong những công thức tuyệt vời cho làn da khô của con. Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin rất tốt cho da bé, có tác dụng trị nẻ cực kỳ hiệu quả.

Khi thấy làn da bé bị khô, mẹ hãy lau sạch mặt bằng nước ấm rồi vắt chút sữa mẹ vào cục bông gòn, xoa nhẹ nhàng lên má con, da bé sẽ dịu ngay vết nẻ và mềm mại trở lại. Mẹ nên bôi sữa mẹ lên mặt con từ 15-20 phút rồi lau sạch bằng khăn ấm.

4 bài thuốc đơn giản trị tận gốc tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô nứt khiến con khó chịu, quấy khóc làm bố mẹ không khỏi lo lắng. Hôm nay Kem Embe sẽ mách mẹ 4 bài thuốc từ thiên nhiên giúp trị dứt điểm tình trạng khô da ở con nhé!

  1. Mật ong – liểu thuốc thần kỳ cho da trẻ sơ sinh bị khô.da trẻ sơ sinh bị khô

Thật vậy, trong mật ong vốn chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm. Chúng cũng giúp bảo vệ da, chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời. Bởi thế mật ong được coi là một trong những phương thuốc thần kỳ cho da trẻ sơ sinh bị khô.

Dùng mật ong và sữa tươi cho da trẻ sơ sinh bị khô thế nào?

Mẹ có thể lấy khoảng 3 thìa sữa tươi không đường và 1 thìa mật ong hòa đều rồi bôi vào má bé trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch. Mật ong sẽ phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô của bé, trong khi axit lactic trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng cho bé, giúp hồi sinh da mới.

Dùng mật ong và bột yến mạch cho da trẻ sơ sinh bị khô

Bột yến mạch giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da. Cho nên dùng hỗn hợp mật ong và bột yến mạch cũng là lựa chọn không tồi cho mẹ khi muốn chữa da khô cho con.

Mẹ có thể kết hợp 2-3 thìa canh mật ong trộn, 2 thìa nước hoa hồng với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Sau đó cho hỗn hợp này bôi nhẹ nhàng lên hai chân và hai tay bé. Nếu bé bị nẻ tay chân. Đợi 10 phút rồi nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm.

Ghi chú: Mẹ nên thực hiện cách này 1 tuần 1 lần để phục hồi da khô nẻ cho bé.

  1. Dầu dừa – Vừa làm đẹp cho mẹ, vừa là giải pháp cho da trẻ sơ sinh bị khô

Dầu dừa vốn là loại tinh dầu rất quen thuộc với mẹ trong làm đẹp. Ngoài ra nó cũng là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng thẩm thấu vào da.

Cách dùng dầu dừa cho da trẻ sơ sinh bị khô rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng một ít dầu dừa massage trực tiếp lên vùng da bị tổn thương của bé rồi rửa lại với nước sạch là được.

  1. Dầu ôliu – Giải pháp tuyệt vời cho da bé bị khô

Bên cạnh dầu dừa vốn là chế phẩm đã quen thuộc với mẹ, dầu ô liu nghe lạ tai hơn những cũng có những tác dụng tương tự. Đối với dầu ô liu mẹ nên sử dụng để tắm cho bé.

Cách làm rất dơn giản. chỉ cần thêm một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ khiến con giảm nẻ da.

  1. Sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát triển mà còn tốt cho da trẻ sơ sinh bị khô

Nếu mẹ vẫn cảm thấy những bài thuốc từ thiên nhiên trên vẫn chưa đủ an toàn thì hay sử dụng chính sữa mẹ làm liều thuốc thần kỳ cho làn da trẻ sơ sinh bị khô! Sữa mẹ vốn có chứa nhiều kháng thể và vitamin rất tốt cho làn da bé nên trị nẻ cực hiệu quả.

Về cách làm: Mẹ chỉ cần dùng một ít sữa mẹ bôi lên vùng da bị tổn thương của con. Để tối đa 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước là được.

Trọn bộ thực đơn ăn dặm kích thích vị giác và tốt tiêu hóa cho trẻ 6-12 tháng tuổi

Nhờ mấy lần đưa con đi Viện dinh dưỡng và được các bác sĩ ở đấy chỉ cho nên em cũng dần mát tay và chăm con trộm vía hơn. Sau này sinh đứa thứ 2, sẵn kinh nghiệm tích lũy được từ đứa đầu nên em chăm con ăn ngon, ngủ tốt, bụ bẫm, trộm vía và hồng hào lắm các mẹ ơi, nhìn yêu lắm.

Thực đơn các món em chuẩn bị cho con thì cũng đơn giản thôi nhưng cái quan trọn là hợp với khẩu vị của bọn nhóc và tránh được tiêu chảy – cái nguyên nhân chính yếu làm trẻ bị sụt cân nhanh. Em xin được chia sẻ cùng các mẹ nhé!

thực đơn ăn dặm cho bé 1
Bột gạo đậu xanh nghiền
  1. Bé 6 tháng tuổi

Giai đoạn này thì 2 tuần đầu tiên em chỉ cho con ăn 1 bữa/ngày.  Sau khi con có dấu hiệu ăn thêm dù đã vét sạch bát thì em mới tăng lên là 2 bữa/ngày.

Thực đơn 2 tuần đầu

  • Buổi sáng:3 cữ bú mẹ. Em thì cho con bú mẹ nếu mẹ nào đang dùng sữa công thức cho con thì có thể cho con bú 2-3 lần, mỗi lần 120ml-150ml tùy theo nhu cầu của con nhé.
  • Buổi trưa:¼ bát bột. Bột ăn trưa của con là em tự làm bằng cách: rang đậu xanh với gạo rồi đem đi nghiền thành bột, khi cho con ăn thì khuấy chín và trộn với sữa công thức. Các mẹ có thể áp dụng cách của em hoặc có thể chọn bột ăn dặm ngọt thay thế cho con)
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ
  • Buổi tối trước khi đi ngủ:1 cữ bú mẹ.

Thực đơn 2 tuần cuối

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 cữ bú mẹ; lúc 08h30: 1 bữa bột ngọt (1/2 bát); lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:½ bát bột
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ
  • Buổi tối trước khi đi ngủ:1 cữ bú mẹ.
thực đơn ăn dặm cho bé 2
Bơ nghiền trộn sữa
  1. Bé 7 tháng tuổi

Sang tháng này thì em cho con ăn y chang 2 tuần cuối của tháng thứ 6 nhưng mà thức ăn đa dạng hơn với nhiều món nghiền khác. Một số thực đơn của em đó là:

Mẫu thực đơn 1

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 cữ bú mẹ; lúc 08h30: 1 bát bột gạo + sữa; lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa: 1 bát bột gạo + bí đỏ nghiền
  • Buổi chiều: 1 cữ bú mẹ
  • Buổi tối trước khi đi ngủ: 1 cữ bú mẹ.

Mẫu thực đơn 2

  • Buổi sáng:lúc 06h00: 1 cữ bú mẹ; lúc 08h30: 1 bữa bột gạo sữa; lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:1 bát bột yến mạch + bơ nghiền
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ
  • Buổi tối trước khi đi ngủ:1 cữ bú mẹ. 

Mẫu thực đơn 3

  • Buổi sáng:lúc 06h00: 1 cữ bú mẹ; lúc 08h30: 1 bát bột gạo sữa; lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa: 1 bát nột gạo + đậu hà Lan nghiền
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ
  • Buổi tối trước khi đi ngủ: 1 cữ bú mẹ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 3
Đậu Hà Lan nghiền
  • Bơ nghiền:Được đánh giá là thực phẩm vàng dành cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm vì chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển trí não và cơ thể. Quả bơ chế biến đơn giản, chỉ cần cắt nhỏ và nghiền nhuyễn là bé có thể ăn được. Các mẹ lưu ý là không cho thêm đường vào bơ nhé.
  • Đậu Hà Lan nghiền:Món bột ăn dặm này bùi bùi lại ngon ngọt tự nhiên rất ngon miệng, em cũng thích ăn món này. Các mẹ có thể làm bằng cách cho 200g đậu hấp chín đem xay, sau đó cho thêm sữa công thức pha nóng hoặc là nước nóng để trộn hơi nhão là bé có thể ăn được. Món này thì bổ sung thêm chất xơ và các loại vitamin như C, K, B,… cho bé.
  • Cà rốt nghiền:Món này ngừa tiêu chảy tốt cho bé trong giai đoạn đầu ăn dặm. Cà rốt nghền có vị ngọt nhẹ, dễ ăn, làm tương tự như đậu Hà Lan nghiền nhưng chỉ cần làm ½ cũ cỡ vừa là đủ cho bé ăn. Cà rố bổ sung betacaroten và nhiều thành phần dinh dưỡng khác cho cơ thể.
  • Bí đỏ nghiền: Giàu dinh dưỡng và mềm ngọt dễ ăn. Nước luộc bí có thể dùng cho bé uống.
  • Khoai tây nghiền:Có tác dụng làm dịu đường ruột nên ngừa tiêu chảy rất tốt các mẹ nhé.
Thực đơn ăn dặm cho bé
Cà rốt nghiền

 

  1. Bé từ 8 đến 9 tháng tuổi

Sang đến giai đoạn này thì em cho con ăn 3 bữa/ngày. Mỗi bữa sẽ gồm: 1 bát bột và ½ bát rau củ nghiền. Em không trộn lẫn các thực phẩm với nhau mà để riêng rẽ để giảm tránh vị ngán, ngấy, tránh giảm vị giác của con. Các mẹ có thể tham khảo các mẫu thực đơn sau:

Mẫu thực đơn 1:

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00:1 bát cháo + thịt heo + cà rốt; lúc 10:30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:1 bát bột yến mạch + dâu nghiền
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ và 1 bát cháo + súp lơ nghiền
  • Buổi tối trước lúc đi ngủ: 1 bữa bú mẹ

Mẫu thực đơn 2:

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00: 1 bát cháo + thịt bò + khoai tây và lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:1 bát bột gạo + rau cải + thịt gà
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ và 1 bát cháo + đậu Hà Lan nghiền
  • Buổi tối trước lúc đi ngủ: 1 bữa bú mẹ.

Mẫu thực đơn 3:

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00: 1 bát cháo thịt bò + đậu Hà Lan và lúc 10h30: 1 lần bú.
  • Buổi trưa: 1 bát cháo + rau mồng tơi + tôm tươi
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ và 1 bát cháo + súp lơ nghiền + thịt heo
  • Buổi tối trước lúc đi ngủ:1 cữ bú mẹ
  • Củ cải ngọt:Món này thì có thể hấp chín để con tự ăn bốc hoặc nghiền nát để cho con ăn. Món này giàu dinh dưỡng lại kích thích con ăn ngon miệng nữa.
  • Chuối tiêu cắt miếng:Chuối cực tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, các mẹ nên cho con ăn vào giữa buổi trưa và buổi chiều là tốt nhất, không gây tiêu chảy hay táo bón cho bé.
  • Khoai lang:Khoai lang giàu chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể làm món khoai lang nghiền trộn sữa cho bé ăn.
  • Đu đủ chín: Cắt miếng để bé tự bốc ăn

  1. Bé từ 10 đến 12 tháng tuổi

Sang tới giai đoạn này thì em không cho con ăn cháo nát mà chuyển dần sang cháo hột và thức ăn nấy chín mềm nhưng không nghiền. Một số mẫu thực đơn của em đó là:

Mẫu thực đơn 1:

  • Buổi sáng:lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00: 1 bát ngũ cốc + trái cây và lúc 10h30:1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:1 bát cháo + thịt gà xé + bông cải xanh hấp
  • Buổi chiều: 1 cữ bú mẹ hoặc bát trái cây và 1 bát cháo + thịt bò bằm+ rau cải xoăn cắt nhỏ
  • Buổi tối trước lúc đi ngủ:1 bữa bú mẹ

Mẫu thực đơn 2:

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00: 1 bát cháo + thịt heo bằm + khoai tây hầm và lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:1 bát cháo + rau cải hấp + tôm luộc nước dừa
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ hoặc bát bánh quy và 1 bát cháo + đậu Hà Lan + thịt bò hầm
  • Buổi tối trước lúc đi ngủ:1 bữa bú mẹ

Mẫu thực đơn 3:

  • Buổi sáng: lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00: 1 bát cháo thịt bò + đậu Hà Lan hấp và lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa: 1 bát cháo + cá hồi + khoai tây bỏ lò
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ hoặc sinh tố và 1 bát cháo + rau củ trộn hấp chín + thịt heo hầm
  • Buổi tối trước lúc đi ngủ:1 bữa bú mẹ

Mẫu thực đơn 4:

  • Buổi sáng:lúc 06h00: 1 bữa bú mẹ; lúc 08h00: 1 bát cháo thịt heo + cà rốt luộc và lúc 10h30: 1 lần bú mẹ.
  • Buổi trưa:1 bát cháo + rau luộc + tôm luộc
  • Buổi chiều:1 cữ bú mẹ hoặc hũ sữa chua và 1 bát cháo + bí đỏ hấp + kem phomai
  • Và buổi tối trước lúc đi ngủ:sẽ là 1 bữa bú mẹ

Ngoài các món ăn trên thì em còn cho con uống thêm nước ép hoa quả để cung cấp các loại vitamin và khoáng chất vừa tốt cho cơ thể lại vừa nhuận tràng như là:

Thực đơn ăn dặm cho bé
Nước ép rất tốt cho cơ thể của bé
  • Nước cam ép không bỏ đường:Bổ sung vitamin C cho cơ thể
  • Nước ép dưa hấu không bỏ đường:bổ sung vitamin C và các khoáng chất khác cho cơ thể.
  • Nước rau dền:Râu dền nấu nhừ rồi chắt lấy nước, cho thêm 1 xíu muối cho bé uông để trị đầy hơi. Rau dền bổ sung chất sắt và kẽm cho cơ thể.
  • Nước tảo bẹ:Thức uống này bổ sung I-ốt và kẽm cho cơ thể. Ngâm 1 lá tảo bẹ kombu cho nở mềm rồi cho vào nấu khoảng 20 phút và chắt nước cho bé uống. Phần rau tảo thì cắt nhỏ và trộn chung với rau củ cho bé ăn.
  • Nước cà chua:Cà chua rửa sạch, cắt và bỏ bớt hạt rồi ép lấy nước cho bé uống. Có thể pha chung với nước dưa hấu để tăng vị ngọt cho bé dễ uống cũng được các mẹ nhé.

Em áp dụng thực đơn này đều đặn cho con thấy bé nhà em tăng cân ổn định và phát triển chiều cao tốt. Các mẹ đừng nghĩ là trẻ con ghét vị rau mà lười tập cho con ăn nhá. Đúng là ban đầu hơi khó một chút nhưng sau con sẽ quen và ăn ngon lành, ăn rạo rạo như tằm ăn rỗi ấy! Tin em đi!

Mẫu thực đơn em chia sẻ là vậy nhưng cũng tùy vào từng vùng miền và tùy vào mỗi mùa hay tùy vào sở thích của mỗi bé để các mẹ tham khảo và lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho con nhé.

 

bé bị khô da phải làm sao

Bé bị khô da phải làm sao? Bí quyết hay mẹ cần tìm hiểu

Ở nước ta, tình trạng các bé bị khô da khá rất phổ biến vì da trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm, lại gặp phải thời tiết ẩm ương, làn da không thích ứng kịp dễ dẫn đến mất nước và khô nẻ.bé bị khô da phải làm sao

Hiểu nguyên nhân để biết bé bị khô da phải làm sao?

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nẻ mặt xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Do cấu trúc làn da trẻ mỏng manh, chưa có lớp thượng bì, chưa có cơ chế tự hồi phục khi mất nước.
  • Do trẻ thường xuyên nhỏ nước miếng lên mặt khiến da mặt bị kích thích, gây khô da,nứt nẻ.
  • Thời tiết nước ta vốn thay đổi thất thường, nhất là những ngày trời hanh khô nhiệt độ không khí hạ thấp càng làm con dễ bị nẻ hơn.

Bé bị khô da phải làm sao?

Để trị nẻ cho bé hiệu quả nhất mẹ có thể dùng các phương pháp dân gian như mật ong hay dầu oliu. Đối với các bé sử dụng ti giả hay đang trong quá trình mọc răng, nước bọt tiết nhiều hơn các bé khác. Do đó việc điều trị lý tưởng là ngăn ngừa da tiếp xúc liên tục với nước bọt của bé. Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi da cho vùng da mặt bé khi da bé bị khô và nứt nẻ vì bị chảy nước miếng. Một trong những giải pháp tốt nhất là dầu tinh chất nhờn.

Nếu mẹ vẫn thắc mắc bé bị khô da phải làm sao ? Thì câu trả lời là mẹ hãy tuyệt đối tránh các sản phẩm có chứa nước hoa hoặc chất phụ gia khác, vì chúng là kẻ thù gây kích ứng da nhiều hơn. Nếu được hãy cho bé ngưng sử dụng ti giả (nếu bé sử dụng một), tình hình có thể được cải thiện đáng kể.

Bé bị khô da phải làm sao để bé không bị nẻ vào những ngày trời lạnh

Trước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút. Bạn nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho bé (chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất thiên nhiên).

Chọn quần áo mềm mại cho bé. Quần áo có chứa nhiều nilon, quá cứng sẽ khiến da bé hầm bí và tổn thương nặng hơn. Nên nếu được hỏi bé bị khô da phải làm sao thì lựa chọn quần áo mềm mại cho bé là một lưu ý đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Tránh lạm dụng quạt sưởi: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương hơn đấy.

Nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm). Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt so với ngoài trời hay lạm dùng đèn sưởi vào mùa đông lạnh sẽ dễ gây ra tình trạng khô da hơn!