Bé bị dị ứng như muỗi đốt là triệu chứng của bệnh gì?
Bé bị dị ứng như muỗi đốt là triệu chứng của bệnh gì?
Trên da bé xuất hiện những nốt đỏ, sưng lên như vết muỗi đốt nhưng không lặn đi mà ngày càng lan rộng. Đó có thể là trường hợp bé bị dị ứng như muỗi đốt. Vậy mẹ phải làm gì để bé chữa khỏi?
Xem thêm:
- 7 lưu ý khi bé 2 tuổi bị muỗi đốt bố mẹ có thể chưa biết
- Bé 3 tháng bị muỗi đốt – 5 điều bố mẹ cần chú ý
- 15+ Cách điều trị khi bé bị muỗi đốt hiệu quả và đơn giản
1. Bé bị dị ứng như muỗi đốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Da của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Lớp sừng ngoài da khá mỏng, các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ hơn, tuyến mồ hôi và bã nhờn chưa phát triển toàn diện, các axit bảo vệ da cũng hoạt động tương đối yếu chính là lý do khiến bé thường dễ mắc các bệnh ngoài da, dị ứng, bị nổi các mẩn đỏ…
Những nốt mẩn này có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu. Những nốt đỏ do muỗi đốt thường gây ngứa hoặc đau, nằm rải rác ở một số vị trí trên cơ thể và lặn sau 1 vài ngày. Nếu các vết mẩn trên da bé có biểu hiện giống trên nhưng lại mọc lan rộng dày đặc trên cơ thể thì có thể bé không bị muỗi đốt mà là dị ứng, mề đay hoặc bị côn trùng cắn.
1.1. Dị ứng
- Do sữa mẹ. Với các bé sơ sinh, nguồn hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ. Vì vậy khi mẹ ăn một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng khiến bé cũng có thể bị dị ứng. Ngoài ra, mẹ sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân…
- Do môi trường. Thời tiết thay đổi hay sự tiếp xúc với khói bụi khiến làn da của bé cũng dễ bị kích ứng, khiến các mẩn đỏ xấu xí nổi lên trông như vết muỗi đốt.
- Do tiếp xúc với các đồ vật bên ngoài. Nếu bé vô tình tiếp xúc với các vật dụng như xà phòng, nước rửa chén, sữa tắm hay thậm chí là lông các loài vật như chó, mèo, gà cũng rất dễ làm bé bị dị ứng như muỗi đốt.
- Do mọc răng. Khi bé mọc răng, cơ thể khó chịu, dễ sốt và đổ mồ hôi. Phụ huynh thường sợ con lạnh nên càng mặc nhiều đồ cho bé. Mồ hôi cũng nước bọt chảy ra do mọc răng nếu không được làm sạch ngay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng dễ khiến bé bị dị ứng nổi mẩn.
- Do sữa bò. Một số phụ huynh do mẹ thiếu sữa hoặc muốn tập cho bé bú bình thường sử dụng một số loại sữa ngoài có chứa sữa bò. Ngoài ra các thực phẩm có chứa sữa bò như phomai, bánh kem vv… cũng đều khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Đó là do cơ thể bé dị ứng với các hormone có trong sữa bò.
1.2. Mề đay
Một nguyên nhân khác cũng khiến bé bị dị ứng như muỗi đốt có thể là do bé bị bệnh mề đay. Khi mắc bệnh này, các vết mẩn thường hơi sưng, có thể có mụn nước, mọc lan khắp cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Nguyên nhân mắc mề đay có thể do sự thay đổi thời tiết bất ngờ, nóng bức, cảm lạnh hay nhiễm virut. Nếu được điều trị đúng cách thì các vết mẩn có thể lặn sau từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu không được vệ sinh cơ thể đúng cách khiến bé gãi các vết mẩn thì có thể để lại sẹo trên da.
1.3. Do côn trùng cắn
Các dấu hiệu côn trùng cắn cũng khá giống với vết muỗi cắn, tuy nhiên nó nguy hiểm hơn vết muỗi đốt rất nhiều. Đặc biệt với một số loài côn trùng như bọ chét hay ve chó có thể hút máu và gây các bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm.
Bé bị dị ứng như muỗi đốt tưởng chừng không có hại nhưng thực chất là rất nguy hiểm. Vì vậy phụ huynh cần chú ý hơn để có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường trên làn da bé để có cách điều trị chính xác kịp thời nhất.
2. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng như muỗi đốt
Khi bé bị dị ứng như muỗi đốt khắp cơ thể, mẹ cần tìm chính xác nguyên nhân để có cách chữa phù hợp. Tránh các trường hợp bé bị côn trùng nguy hiểm đốt nhưng nhầm thành dị ứng thời tiết có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng cho bé.
Tốt nhất, phụ huynh nên giữ cho cơ thể bé luôn được mát mẻ, sạch thoáng khi bị dị ứng. Cơ thể tiết mồ hôi nhiều và không được làm sạch sẽ dễ khiến các mẩn đỏ lan rộng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo.
Nếu bé còn nhỏ, mẹ nên hạn chế đóng bỉm và nên đưa bé ra các căn phòng khô thoáng, mát mẻ hơn. Không nên sử dụng các hóa chất hay các loại phấn rôm trên da trẻ lúc này vì có thể gây ngứa hoặc dị ứng nặng hơn nếu vô tình dùng phải các sản phẩm kém chất lượng.
Các phụ huynh có thể nấu nước tắm với lá dâu tằm, kinh giới, sài đất để tắm cho bé mỗi ngày. Cách này giúp các vết mẩn nhanh lặn hơn, cơ thể bé được sạch sẽ mà không cần sử dụng các loại sữa tắm có thể gây dị ứng. Mẹ lưu ý là nên ngâm các loại lá với nước muối loãng trước khi đem nấu nước tắm để loại bỏ các bụi bẩn hay chất hóa học còn tồn đọng.
Bên cạnh các cách xử lý khi trẻ bị dị ứng như muỗi đốt, mẹ cần chú ý:
- Cân nhắc dùng các thực phẩm phù hợp tránh gây dị ứng cho con.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
- Đồ chơi cho trẻ cần phải luôn được vệ sinh sạch sẽ.
- Không cho bé tiếp xúc với các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng vv…
Mẹ nên sử dụng một số loại tinh dầu tự nhiên để đuổi các loại côn trùng thay vì các bình xịt độc hại. Mẹ cũng có thể bôi dầu tràm hay dầu dừa lên da bé để vừa làm các vết mẩn nhanh lặn vừa bảo vệ da bé khỏi sự tấn công của muỗi hay một số loại côn trùng.
Nếu bé bị côn trùng cắn thì mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi ngoài da như Kem EmBé.
- Kem EmBé đã được Bô Y Tế chứng nhận an toàn.
- Các thành phần lành tính như tinh nghệ Nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã giúp làn da không còn bị ngứa, đau, hết mẩn đỏ và không để lại sẹo.
- Kẽm oxyd kháng khuẩn nhẹ, bảo vệ da, chữa lành vùng da bị côn trùng cắn.
- D-panthenol & Allatonin, Vitamin E, Lanolin, dầu hạnh nhân duy trì độ ẩm, làm mềm da, giúp làn da nhanh phục hồi.
Kem EmBé sẽ giúp bé không còn cảm thấy đau, ngứa ngáy, khó chịu khi bị sưng ngứa do muỗi hay côn trùng đốt. Và đặc biệt, Kem EmBé làm mờ vết thâm sẹo nhanh chóng, không để lại sẹo trên làn da trắng xinh của bé.
Nếu sau vài ngày, các vết mẩn không có dầu hiệu mờ đi mà càng lan ra rộng hơn sau khi thực hiện các phương pháp trên, mẹ hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và điều trị.
Với làm da mỏng manh, sức đề kháng còn yếu, trẻ em chính là đối tượng mà ta cần dành nhiều thời gian để chăm sóc và bảo vệ. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu bé bị dị ứng như muỗi đốt . Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các phụ huynh có được những thông tin hữu ích để chăm sóc bé khỏe mạnh.