Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

15+ Cách điều trị khi bé bị muỗi đốt hiệu quả và đơn giản

15+ Cách điều trị khi bé bị muỗi đốt hiệu quả và đơn giản

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng bé bị muỗi đốt là vô hại, không đáng lo. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm cho bé như nhiễm trùng máu, sốt xuất huyết, viêm màng não… nếu như bé bị muỗi độc đốt. Điều trị vết muỗi đốt nhanh chóng ngay khi bị đốt là biện pháp mẹ nên làm. Hãy tham khảo 15 cách sau đây để “đánh tan” vết đốt này nhanh chóng.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu, triệu chứng khi bé bị muỗi đốt

Các vết muỗi đốt có thể rất dễ nhầm lẫn với vết cắn của côn trùng khác. Tuy nhiên, dựa vào một số dấu hiệu, các mẹ có thể phân biệt được đâu là các nốt do muỗi đốt.

Khi bé bị muỗi đốt, muỗi tiết ra nước bọt gây kích thích quá trình viêm và làm tổn thương lớp biểu bì. Sau vài phút, trên da bé sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như:

  • Hình thành các bướu màu trắng với một chấm đỏ ở chính giữa bướu.
  • Vùng da xung quanh bị ửng đỏ, sưng tấy.
  • Thậm chí xuất hiện các mụn nước phồng rộp, hoặc các đốm đen trông giống vết thâm
Triệu chứng bé bị muỗi đốt
Vùng da bé bị muỗi đốt sưng tấy và ửng đỏ

2. 15+ mẹo trị muỗi đốt và giảm vết thâm cho bé cực hay.

Ngay khi thấy bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt, các mẹ tuyệt đối không cho bé gãi hoặc chạm vào vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tiếp đó, mẹ nên giúp bé rửa sạch các vết cắn bằng nước sạch, dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng cho trẻ em để giúp da bé dịu đi, không còn cảm giác ngứa ngáy.

Đối với các bé có làn da nhạy cảm, dễ sưng tấy, các bậc cha mẹ nên áp dụng các liệu pháp tự nhiên để ngăn ngừa và giảm các vết sưng tấy.

2.1. Mẹo trị muỗi đốt dân gian

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà như sau:

  • Sữa mẹ: các dưỡng chất trong sữa mẹ giúp giảm đau, ngứa do muỗi đốt một cách nhanh chóng. Mẹ lấy một ít sữa, bôi trực tiếp và xoa nhẹ lên nốt muỗi đốt nhiều lần sẽ giúp các vết sưng tấy dịu đi.

    Sữa mẹ giảm sưng đau khi bé bị muỗi đốt
    Giúp bé giảm ngứa và sưng đau nhờ sữa mẹ
  • Mật ong nguyên chất: Mẹ lấy bôi trực tiếp và mát xa nhẹ ngay chỗ đốt. Mật ong có tác dụng giảm viêm hiệu quả, các vết cắn sẽ dần biến mất.
  • Sữa ong chúa (nếu có): chứa nhiều kháng thể tự nhiên giúp chữa trị và ngăn ngừa nhiễm trùng cho bé. Mẹ thoa sữa ong chúa trực tiếp lên vùng da bị muỗi đốt nhiều lần và rửa lại bằng nước sạch.
  • Kem đánh răng: thành phần bạc hà trong đó giúp bé không bị ngứa, giảm phù nề, sưng đỏ do muỗi gây ra. Mẹ nên lấy một ít kem bôi xung quanh vết muỗi đốt, đợi kem đánh răng tự khô và rửa sạch.

    Điều trị bé bị muỗi đốt nhờ kem đánh răng
    Trị muỗi đốt cho bé nhờ kem đánh răng

Với các trẻ lớn hơn, mẹ có thể dùng ngay các cách sau đây cho bé:

  • Đá lạnh: hơi lạnh giúp giảm viêm và làm tê trong thời gian ngắn. Mẹ nên sử dụng khăn sạch chườm đá trực tiếp trên vết thương sau khi bị đốt.
  • Tỏi: giúp giảm kích ứng, kháng viêm giúp các vết đốt nhanh lành. Tuy nhiên, để tránh nóng rát, mẹ nên xay nhỏ, trộn chung với kem dưỡng hoặc dầu dừa trước khi bôi lên da.
  • Nha đam: gel nha đam có tính chất chống viêm, chữa lành vết thương nhỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ có thể bôi liên tục, nhiều lớp lên da bé.

    Điều trị bé bị côn trùng đốt bằng nha đam
    Mẹ có thể sử dụng nha đam bôi lên da của bé
  • Hành tây: nước hành tây giúp dịu vết cắn, không còn cảm giác ngứa rát, đặc biệt giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, kháng nấm. Mẹ hãy lấy lát hành tây đắp lên vết đốt khoảng 2 phút, sau đó rửa sạch.
  • Tía tô đất: Mẹ hái ít lá tía tô cắt nhỏ hoặc sử dụng tinh dầu giúp làm se vết thương. Tinh chất trong lá tía tô sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng tốc độ làm lành trên da bé.
  • Húng quế: có chứa tinh dầu như eugenol làm giảm ngứa và sưng tấy ngay lập tức. Mẹ nên xay nhuyễn cùng nước sau đó dùng khăn thấm trực tiếp lên vết đốt do muỗi.

    Điều trị bé bị muỗi đốt nhờ húng quế
    Húng quế có chứa tinh dầu eugenol làm giảm ngứa và sưng tấy
  • Giấm táo: khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ hãy thoa một chút giấm vào vết đốt. Nhờ các thành phần axit hữu cơ trong dấm táo giúp cân bằng độ pH, giảm kích ứng và ngứa cho da.
  • Yến mạch: chứa các thành phần đặc biệt giúp giảm kích ứng, ngứa và sưng do vết đốt. Mẹ trộn bột yến mạch với nước, thoa lên vết đốt khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch.
  • Bột soda: giống như yến mạch, các mẹ nên trộn cùng nước, thoa lên vết thương, sau 10 phút rửa sạch nhằm làm dịu vết muỗi đốt
  • Cỏ xạ hương: nhờ thành phần kháng nấm mà cỏ xạ hương giúp giảm kích ứng và lây nhiễm sang các vùng da xung quanh. Mẹ nên thoa tinh dầu cỏ xạ hương lên vết đốt trong thời gian 10 phút để giảm đau cho bé.

    Điều trị bé bị muỗi đốt nhờ cỏ dạ hương
    Cỏ dạ hương làm giảm kích ứng và lây nhiễm sang các vùng khác

2.2. Trị muỗi đốt bằng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

Các biện pháp điều trị dân gian ở trên có thể làm giảm ngay tức thì các triệu chứng do muỗi đốt, tuy nhiên chúng khá mất thời gian, không tiện dụng. Đối với một số trẻ có làn da nhạy cảm, nhiều khi còn gây kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc làm trầm trọng thêm khiến vết đốt lâu lành, để lại thâm sẹo trong thời gian dài.

Để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn, không tốn thời gian công sức, mẹ có thể tham khảo các loại kem dành cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là loại kem có thành phần từ thảo dược thiên nhiên an toàn và dịu nhẹ đối với trẻ nhỏ như Kem EmBé.

Điều trị bé bị muỗi đốt nhờ Kem EmBé
Kem EmBé giúp ngăn ngừa các vết thâm sẹo cho bé

Sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ đôi tinh chất nghệ nano (Nano Curcumin) và Cúc la mã giúp kháng viêm tự nhiên, tái tạo da và nhanh liền sẹo, làm mờ vết thâm nhanh chóng. Bên cạnh đó, các thành phần thiên nhiên khác trong Kem EmBé như dầu hạnh nhân, vitamin E, kẽm oxyd sẽ giúp làm dịu, giảm cảm giác ngứa rát do muỗi đốt ngay tức thì, bảo vệ da giúp các vùng da bị tổn thương được chữa lành.

Đồng thời các hoạt chất làm ẩm tự nhiên này giúp da mềm mịn, cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ.

Nhờ ưu điểm trên, Kem EmBé đang là sự lựa chọn đáng tin cậy dành riêng cho trẻ nhỏ với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, không chứa corticoid, paraben không gây kích ứng cho da.

3. Cách phòng tránh việc bé bị muỗi đốt

Bên cạnh việc điều trị muỗi đốt cho bé, các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình các kiến thức cần thiết nhằm phòng tránh và bảo vệ để bé không bị muỗi đốt như:

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, loại bỏ môi trường sinh sôi của muỗi
  • Luôn giữ cho cơ thể bé sạch sẽ, mắc màn cho bé khi ngủ
  • Tránh cho bé ra ngoài vào thời điểm muỗi hoạt động mạnh
  • Không cho trẻ chơi ở khu vực nhiều muỗi
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, nên cho bé mặc áo dài tay, trang phục  màu sáng khi cần thiết
  • Cho trẻ nhiều thực phẩm giàu vitamin B1
  • Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi, kem chống muỗi cho bé
Sử dụng kem chống muỗi cho bé
Sử dụng kem chống muỗi cho bé

4. Những mối nguy hiểm khi bé bị muỗi đốt mà các mẹ nên biết

Một số loài muỗi độc như muỗi vằn mang trên mình các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm màng não, bệnh vàng da hay sốt rét. Chúng truyền bệnh cho bé, khiến bé bị ốm, sốt và phải trải qua quá trình điều trị đau đớn, mệt mỏi.

Ở những đứa trẻ nhạy cảm có thể xảy ra tình dị ứng nặng, shock phản vệ dẫn đến tử vong. Vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm khi trẻ có dấu hiệu như:

  • Bé bị sốt muỗi đốt, bú kém, đau đớn khắp người, mệt mỏi,…
  • Những nốt mụn nước xuất hiện nhiều hơn, lan sang các vùng khác như vùng mắt, cổ họng, lưỡi, bên trong má, bộ phận sinh dục,… hoặc thậm chí toàn cơ thể.
  • Kích thước của những nốt mụn nước có sự thay đổi, tình trạng đỏ rát và bong tróc xuất hiện ngày càng nhiều.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, các mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. Trên đây là 15 cách điều trị khi bé bị muỗi đốt sẽ giúp mẹ xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Mẹ hãy lưu ngay lại và áp dụng để bé không còn bị khó chịu do muỗi đốt nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…