Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

15+ thông tin khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước mẹ cần nắm được

15+ thông tin khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước mẹ cần nắm được

Khi bị muỗi đốt, cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch bằng vết đốt đỏ, sưng, ngứa khó chịu. Đôi khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước trên da và lan rộng. Bé gãi gây trầy xước, thậm chí làm chảy máu… Vậy mẹ cần làm gì để trị vết muỗi đốt trên da bé?

Xem thêm:

1. Triệu chứng bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

1.1. Triệu chứng trên da

Triệu chứng trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước
Triệu chứng trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước
  • Da trẻ rất mềm và nhạy cảm nên khi bé bị muỗi đốt, vùng da đó sẽ ửng đỏ rồi sưng to, hơi cứng và xuất hiện mụn nước nhỏ trên vết sưng.
  • Sưng tấy vùng da xung quanh vết cắn rất khó chịu
  • Các mụn nước phồng rộp xuất hiện thay cho các vết nhỏ màu đỏ.
  • Một số trường hợp nặng trẻ bị phát ban khắp người, thâm tím và ngứa ngáy dữ dội, đau nhức người, đau đầu hoặc sốt.

1.2. Hình ảnh bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

Vùng da bé khi bị muỗi cắn sưng tấy
Vùng da bé khi bị muỗi đốt sưng ngứa chảy nước
Vùng da ửng đỏ và nổi mụn nước
Vùng da ửng đỏ và nổi mụn nước
Muỗi đốt nổi mụn nước khiến bé khó chịu
Bé bị muỗi đốt lên mụn nước sẽ gây ra cảm giác khó chịu

2. Nguyên nhân nổi mụn nước sau khi bị muỗi đốt

Khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, sưng đỏ là do phản ứng của hệ miễn nhiễm trong cơ thể đối với acid hoặc nọc độc trong nước bọt của muỗi.

Đặc biệt với những bé có da nhạy cảm sẽ cảm thấy khó chịu hơn nên thường cho tay lên gãi khiến da bị trầy xước, tổn thương. Từ những tổn thương đó, vi khuẩn bên ngoài sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn, khiến vết đốt sưng lên và có mủ.

Với một số bé, vết muỗi đốt thậm chí có thể lan ra khắp cơ thể và gây sần ngứa. Khi trẻ gãi sẽ càng làm vi khuẩn phát triển nhanh khiến mẩn đỏ sưng rát và có mụn nước. Nếu không chữa trị kịp thời, vùng da bị tổn thương sẽ để lại sẹo hoặc vết thâm ảnh hưởng đến bé.

Nguyên nhân bé bị muỗi đốt nổi mụn nước
Nguyên nhân bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

3. Thời gian nổi mụn nước khi bị muỗi đốt

Thông thường thời gian nổi mụn nước sẽ không kéo dài, khoảng 3-5 ngày là thời gian tương đối để da phản ứng với các chất lạ cũng như làm lành lại vết thương. Tuy nhiên, nếu trẻ bị muỗi đốt nổi mụn nước mà kéo dài, quá 3-5 ngày mà chưa thấy triệu chứng thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và chữa bệnh hiệu quả nhất. Càng để lâu sẽ càng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và da bé.

Thời gian nổi mụn nước khi bị muỗi đốt
Thời gian nổi mụn nước khi bị muỗi đốt khoảng từ 3-5 ngày

4. Phương pháp điều trị khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước

Việc đầu tiên các mẹ nên làm khi bé bị muỗi là không cho bé gãi, tránh để da bị trầy xước. Vệ sinh cho các bé cẩn thận để không cho vi khuẩn phát triển thêm gây mủ. Sau đó, tùy vào độ tuổi của bé mà các mẹ có thể lựa chọn cách điều trị phụ hợp dưới đây.

4.1. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Do làn da các bé rất nhạy cảm nên mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dân gian, sử dụng cách chữa tự nhiên như muối, chanh, giấm táo.

Ngay khi trẻ vừa bị muỗi đốt, nổi mẩn hoặc xuất hiện những mụn nước li ti, bố mẹ có thể pha nước muối loãng, dùng tăm bông thấm nước cốt chanh hoặc giấm táo rồi xoa nhẹ vào chỗ bị muỗi đốt. Muối, chanh, giấm táo có khả năng kháng viêm rất tốt nên sẽ giúp vết muỗi cắn bớt sưng tấy, giảm ngứa, giúp trẻ dễ chịu hơn.

Tuy nhiên các mẹ lưu ý nên lau, không chà xát mạnh, tránh để những mụn nước bị vỡ ra. Các mẹ nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để tránh nhiễm trùng và mau lành vết thương.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng sữa mẹ bôi lên vết đốt. Các chất kháng khuẩn tự nhiên trong sữa mẹ sẽ giúp vết đốt mau xẹp.

Chườm đá lạnh, trà túi lọc cũng là những cách đơn giản giúp vết thương không lan rộng, mẹ có thể áp dụng.

Điều trị khi bé bị nổi mụn nước bằng phương pháp dân gian
Điều trị khi bé bị nổi mụn nước bằng phương pháp dân gian

4.2. Điều trị bằng sản phẩm thiên nhiên

Bên cạnh các cách làm từ dân gian, mẹ còn có thể sử dụng một số loại kem bôi trị ngứa chuyên biệt cho trẻ em để vết đốt nhanh lành.

Mẹ nên chọn các sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn như Kem EmBé. Kem EmBé được bào chế 100% từ thảo dược như Nano curcumin, tinh chất Cúc la mã, tinh dầu hạnh nhân, Kẽm oxyd, Vitamin E… Kem EmBé giúp kháng viêm, tiêu sưng ngứa, giảm nhanh các triệu chứng khi bị muỗi đốt.

Kem EmBé còn làm ẩm da, ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ, không chứa paraben và corticoid nên được rất nhiều mẹ tin dùng.

Kem em bé trị muỗi đốt hiệu quả
Kem EmBé trị muỗi đốt hiệu quả

5. Cách phòng tránh muỗi cắn nổi mụn nước cho bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên các mẹ vẫn nên để ý những điều dưới đây để hạn chế việc bé con bị muỗi đốt.

  • Các mẹ nên để con ngủ trong màn, vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, tránh những nơi tù đọng, những chỗ tù túng dễ có nhiều muỗi.
  • Nên xịt thuốc diệt côn trùng để tránh chúng sinh sôi phát triển.
  • Trước khi đi ngủ, cha mẹ cũng nên kiểm tra xem giường bé ngủ có muỗi không hay khi rửa mặt cũng nên kiểm tra tránh việc muỗi đậu trên khăn mặt của bé mà không biết.
  • Khi đưa trẻ đi chơi cha mẹ cũng nên tránh cho con đi chơi ở những nơi nhiều bụi rậm vì thường những nơi đó có rất nhiều muỗi.
  • Ngoài ra, mùi hương cũng là một trong những nguyên nhân thu hút muỗi nên khi lựa chọn sữa tắm, kem dưỡng da chỉ nên lựa những loại không có mùi hoặc có mùi thoang thoảng.
  • Bên cạnh đó, các mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, giảm thiểu vùng da lộ ra ngoài.
  • Luôn dự phòng sẵn kem chống muỗi, kem giảm ngứa để xử lý ngay khi bị muỗi đốt, tránh để bé bị muỗi đốt nổi mụn nước hay sưng đỏ.
Màn ngủ phònh tránh bé bị muỗi đốt nổi mụn nước
Biện pháp phòng tránh muỗi đốt sưng ngứa chảy nước

6. Cách giảm vết thâm sau khi bị nổi mụn nước

Sau khi mụn nước xẹp đi thường để lại trên da những vết thâm làm mất thẩm mỹ. Mẹ có thể áp dụng những chất tự nhiên có sẵn như chanh, khoai tây, cà chua kết hợp với đu đủ, hoặc sử dụng vitamin E.

  • Chanh: mẹ có thể pha loãng ra rồi xoa lên da bé như massage, áp dụng trong thời gian dài sẽ làm mờ được vết thâm.
  • Khoai tây: các mẹ có thể cắt lát xoa lên vết thâm hoặc nghiền nhuyễn trộn với một chút chanh rồi xoa cho bé, để trong 15 phút rồi rửa lại.
  • Cà chua và đu đủ: các mẹ ép lấy nước, trộn lại rồi xoa cho bé 3 lần một ngày, mỗi lần để khoảng 10 phút rồi rửa lại.
Kem EmBé ngăn ngừa vết thâm, giúp da bé luôn mịn màng
Kem EmBé ngăn ngừa vết thâm, giúp da bé luôn mịn màng

Những biện pháp tự nhiên này làm giảm vết thâm rất tốt nhưng mất nhiều thời gian. Nếu để vết thâm càng lâu thì càng khó chữa trị. Vì thế, mẹ có thể kết hợp thêm một số sản phẩm dưỡng da cho trẻ nhỏ như Kem EmBé để ngăn ngừa thâm sẹo, dưỡng da của bé luôn mịn màng, trắng hồng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc bé bị muỗi đốt nổi mụn nước mà các mẹ cần nắm được. Các mẹ có thể tham khảo để kịp thời áp dụng khi bé yêu nhà mình bị muỗi đốt. Nếu bé có các triệu chứng nặng hơn thì mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…