Bé sơ sinh bị côn trùng cắn phải xử lý như thế nào?
Bé sơ sinh bị côn trùng cắn phải xử lý như thế nào?
Bé sơ sinh bị côn trùng cắn, cũng giống như người lớn vậy, cũng có triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể miễn dịch yếu và làn da nhạy cảm nên các vết côn trùng cắn có thể gây ra những tổn thương đáng kể cho trẻ. Do đó, việc xử lý thế nào khi bé sơ sinh bị côn trùng cắn là vấn đề được các mẹ đặc biệt quan tâm.
Xem thêm:
- Cách điều trị trẻ khi côn trùng cắn mưng mủ hiệu quả
- Bị côn trùng cắn đau nhức – Triệu chứng & cách điều trị
- Bị côn trùng cắn gây ngứa, làm sao để giảm ngứa ?
1. Dấu hiệu bé sơ sinh bị côn trùng cắn
Các triệu chứng cắn của côn trùng có thể khác nhau tùy theo nơi cắn, loại côn trùng, và độ nhạy cảm của từng bé. Sau đây là một số triệu chứng mà các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi bé bị côn trùng tấn công:
- Với vết đốt: trên da bé xuất hiện các vết sưng đỏ, cảm giác đau nhói, rát, ngứa. Một số trẻ em có thể phản ứng mạnh hơn với vết đốt của côn trùng gây ra các triệu chứng nguy hiểm như tim đập mạnh, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, phù nề, sốt…. Các loài côn trùng gây ra vết đốt là muỗi, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật, kiến lửa, kiến ba khoang,…
- Vết muỗi đốt sưng đỏ, cứng và hiện rõ trên da
- Vết kiến lửa, kiến ba khoang hoặc lông côn trùng… cắn có thể bị nổi mụn nước, bọng nước
- Bị ong đốt trẻ sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội, sưng phù do nọc độc trong vòi ong
- Vết cắn: Côn trùng cắn thường để lại nước bọt trên trong da vì thế gây ra kích ứng với những biểu hiện như ngứa ngáy, nổi sần,… Trẻ em với làn da nhạy cảm có thể nổi các cục sần to và gây ra sẹo. Các loài côn trùng cắn thường không chứa nọc độc như rận, chấy, rệp giường, bọ chét, ve chó,…
2. Cách điều trị vết côn trùng cắn cho trẻ
2.1. Xử lý ngay khi mẹ phát hiện bé sơ sinh bị côn trùng cắn
Khi thấy trẻ bị côn trùng cắn, mẹ cần xử lý nhanh chóng qua các bước sau:
Bước 1: Di chuyển em bé đến một nơi an toàn để tránh bị côn trùng cắn nhiều hơn.
Bước 2: Lấy côn trùng ra khỏi da trẻ.
- Với côn trùng đốt: Côn trùng đốt thường để lại ngòi độc và túi nọc. Các mẹ không nên nặn bằng tay hoặc dùng nhíp gắp vì có thể khiến chất độc tiêm thêm vào da. Hãy từ từ khều nhẹ chúng ra khỏi da của trẻ.
- Với côn trùng cắn: Hãy sử dụng dầu bôi vào chỗ bị cắn để côn trùng tự nhả ra.
Bước 3: Làm sạch vùng da tổn thương: Các mẹ sử dụng nước sạch, dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc sát trùng để rửa kỹ vết cắn cho trẻ. Sau đó, các mẹ hãy lau khô vùng bị cắn.
2.2. Áp dụng các bài thuốc dân gian trị côn trùng cắn
Trong những trường hợp, một số bài thuốc dân gian dưới đây có thể giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng sưng và đau
2.2.1. Baking Soda
Baking soda có thể nhanh chóng khôi phục độ pH và giúp giảm ngứa. Các mẹ hãy hòa tan một muỗng cà phê baking soda trong một cốc nước. Sau đó, nhúng một chiếc khăn mềm sạch vào đó và đặt nó lên vùng bị cắn trong 10 phút.
2.2.2. Giấm táo
Giấm táo có thể kháng viêm, làm dịu vết ngứa nhanh chóng. Các mẹ có thể sử dụng giấm táo bôi lên khu vực da của trẻ bị muỗi đốt. Lưu ý khi sử dụng giấm táo cần tránh xa mắt bé để tránh cảm giác nóng rát.
2.2.3. Nguyên liệu trong nhà bếp
- Đá lạnh
Đá lạnh rất hữu ích trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm và cũng giữ cho vết cắn của côn trùng không ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Các mẹ hãy sử dụng một vài viên đá bọc trong một miếng vải sạch, mềm và chấm nó lên da nhiều lần. Không nên để đá trên làn da nhạy cảm của bé lâu vì nó có thể gây khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Lô hội
Gel lô hội tươi giúp giảm nhanh chóng sự khó chịu của vết côn trùng cắn và rất an toàn cho làn da của bé. Các mẹ có thể sử dụng lô hội tươi hoặc mua gel lô hội tự nhiên. Bôi gel lô hội lên vết đốt, để vài phút và rửa lại bằng nước sạch.
- Tinh dầu trà xanh
Có tác dụng sát trùng nhẹ và giúp trẻ giảm nhanh cảm giác ngứa, sưng khi bị côn trùng cắn. Tinh dầu trà làm dịu da và ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Các mẹ nhỏ vài giọt tinh dầu trà ra tay sau đó xoa nhẹ lên phần da bị côn trùng cắn cho trẻ.
- Tỏi
Tỏi giúp giảm sưng, viêm nhiễm và có mùi đặc trưng khiến côn trùng tránh xa em bé. Các mẹ sử dụng tỏi bằng cách nghiền nát tỏi và chà nhẹ lên vết cắn vài phút. Sau đó, làm sạch khu vực vết cắn bằng một miếng vải ẩm.
2.3. Dùng kem bôi cho trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn
Khi bé sơ sinh bị côn trùng cắn, mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi sau đây để điều trị tại nhà.
2.3.1. Kem EmBé dịu nhẹ với da trẻ sơ sinh
Kem EmBé là sản phẩm kem bôi được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng để hỗ trợ điều trị cho trẻ khi bị côn trùng cắn. Kem EmBé lành tính, có độ an toàn cao nhờ vào chiết xuất từ các loại thảo dược như:
- Nano curcumin và tinh chất Cúc La Mã: Có tác dụng làm dịu nhanh tổn thương trên da, ngăn ngừa vết cắn tạo thành sẹo, đẩy nhanh quá trình da tự phục hồi.
- Lanolin, dầu hạnh nhân: Giúp làm mềm da, tránh tình trạng căng da ở vết cắn gây đau cho trẻ.
- Kẽm Oxyd: Tạo độ thẩm thấu nhanh và có tính kháng khuẩn nhẹ. Kẽm Oxyd hoạt động như lớp màng bảo vệ giúp chữa lành và làm dịu vùng da thương tổn của bé.
- Vitamin E, D-panthenol & Allatonin: Đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
- Thành phần của Kem EmBé không chứa corticoid, không paraben nên không gây kích ứng da và hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ. Khi sử dụng kem bôi Kem EmBé cho vùng da bị côn trùng cắn, đốt sẽ giúp:
- Giảm nhanh vết đỏ, sưng và ngứa, ngăn ngừa sẹo thâm.
- Làm mát da, dịu da, giảm mẩn ngứa.
- Kích thích tạo tế bào da, dưỡng ẩm và tạo màng bảo vệ cho da.
- Chống viêm và kháng khuẩn.
Các mẹ sử dụng Kem EmBé bôi lên vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
2.3.2. Bé sơ sinh bị côn trùng cắn dùng kem Muhi
Kem Muhi được sử dụng để bôi lên vết muỗi và côn trùng cắn. Sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản với những thành phần gồm:
- Diphenhydramine hydrochloride
- Axit glycyrrhetinic
- Isopropylmethylphenol thasone.
- Acid acetic ester dexamethasone.
- Tinh dầu bạc hà.
- Dl – long não.
Kem bôi Muhi có công dụng:
- Giảm cơn sưng và ngứa cho muỗi và côn trùng cắn.
- Ngăn ngừa sẹo để lại trên vết cắn của côn trùng.
Các mẹ có thể dùng kem Muhi bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn, bôi nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Chỉ sử dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi.
2.3.3. Kem bôi chống muỗi Chicco
Kem bôi Chicco là sản phẩm của thương hiệu Ý. Sản phẩm giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của muỗi đốt. Thành phần của kem bôi Chicco gồm:
- Hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ Bạch đàn Úc.
- Không chứa cồn, không gây kích ứng da.
Kem bôi Chicco có tác dụng: Bảo vệ trẻ chống lại các loại muỗi nguy hiểm.
Các mẹ sử dụng Kem bôi Chicco bằng cách xoa đều lên da của trẻ. Lưu ý, nên xoa lại sau 3 tiếng để đảm bảo tác dụng.
3. Đưa đi bác sĩ nếu bị nặng
Côn trùng cắn có thể mang mầm bệnh và những biến chứng nguy hiểm. Trẻ sơ sinh sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào được đề cập dưới đây:
- Viêm, sưng dài ngày không khỏi.
- Thở khò khè và sưng họng là những dấu hiệu của sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng.
- Phát ban không rõ nguyên nhân, sốt, nôn và buồn nôn.
- Thở gấp, tim đập nhanh.
- Sưng, đau trên vết cắn hoặc xung quanh khu vực bị ảnh hưởng không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Độ nhạy cảm của bé với ánh sáng tăng lên.
- Môi bị sưng
- Sưng quanh cổ
- Vùng bị tổn thương do vết cắn được mở rộng và chứa mủ.
Các dấu hiệu trên cho thấy trẻ đã bị nhiễm trùng hoặc dị ứng nghiêm trọng với vết cắn, vết chích của côn trùng. Các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
4. Cách phòng tránh bé sơ sinh bị côn trùng cắn
Các biện pháp sau đây có thể làm giảm khả năng bị côn trùng đốt, cắn của trẻ:
- Dùng màn chống muỗi: Hãy trang bị cho giường, cũi của bé bằng lưới chống muỗi tốt. Màn chống muỗi có thể ngăn được muỗi và nhiều loại côn trùng khác có ý định xâm nhập gần trẻ như ong, ruồi trâu,…
- Che chắn cho bé đầy đủ: Khi bé ở ngoài trời, mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, đi tất để tạo ra hàng rào chống muỗi hiệu quả. Đặc biệt chú ý tới phần cánh tay và chân vì đó là những vị trí hay bị côn trùng cắn, đốt.
- Sử dụng thuốc chống côn trùng: Trong khi sử dụng thuốc chống côn trùng, các mẹ phải cẩn thận không bôi trực tiếp lên da của bé. Sử dụng chúng trên quần áo của em bé có thể chứa hóa chất độc hại. Do đó, các mẹ nên xử lý phòng của trẻ bằng thuốc chống côn trùng ít nhất 3 – 4 tiếng trước khi cho trẻ vào.
- Giữ trẻ tránh xa những nơi nhiều côn trùng: Các vùng nước tích tụ hoặc ứ đọng và các khu vực rậm rạp là nơi sinh sản lý tưởng của côn trùng. Trong khi bạn đưa bé ra ngoài đi dạo, mẹ hãy tránh những nơi như vậy có thể dẫn đến bị côn trùng cắn.
- Hạn chế ánh sáng trong phòng của trẻ: Không bật đèn trong phòng ngủ của bé cho đến khi cửa sổ được đóng hoặc màn cửa được kéo ra. Côn trùng như muỗi, ruồi trâu đặc biệt thích những nơi có ánh sáng.
- Sử dụng tấm chắn cửa sổ: Đảm bảo tất cả các cửa sổ được che bằng lưới hoặc màn hình thích hợp. Điều này sẽ giữ cho côn trùng ở ngoài không thể đến gần trẻ.
- Đóng cửa vào thời gian côn trùng hoạt động nhiều: Giữ cửa chính và cửa sổ đóng kín vào buổi tối muộn để côn trùng không vào nhà.
Hầu hết các vết cắn của côn trùng có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh bị côn trùng cắn, mẹ cần xử lý vết thương nhanh chóng và theo dõi kỹ phản ứng của bé. Đưa trẻ tới ngay bác sĩ khi thấy các triệu chứng của côn trùng cắn ngày càng nặng hơn.