Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bệnh hăm da và cách chữa trị hiệu quả cho bé

Bệnh hăm da và cách chữa trị hiệu quả cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên dễ bị hăm do nhiễm khuẩn, giữ vệ sinh kém. Vùng bị hăm trên da của bé thường xuất hiện ở hậu môn, háng, cổ, ngấn tay và chân. Bệnh hăm da ở trẻ không phải là vấn đề quá nguy hiểm, nhưng đòi hỏi cha mẹ phải biết chăm sóc để giúp da không bị sưng tấy, trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

1. Các vị trí có thể bị bệnh hăm da ở trẻ

1.1. Hăm ở mông, hậu môn do tã (bỉm)

Bệnh hăm da là vấn đề thường gặp nhất, nó khiến cho bé bị phát ban, sưng đỏ ở vùng hậu môn hoặc gần bộ phận sinh dục. Nguyên nhân là dị ứng với tã, tã cọ xát vào da, mặc tã quá lâu và bẩn mà không được thay thường xuyên, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm men.

1.2. Hăm ở cổ

Bệnh hăm da ở cổ có biểu hiện với những nốt và phát ban đỏ tại các nếp gấp ở cổ. Nguyên nhân bệnh hăm da ở cổ có thể là ban nhiệt vào mùa hè gây kích ứng làn da mỏng manh của bé, các nếp gấp ở vùng da cọ xát với nhau trong khi mồ hôi gây ẩm ở vùng này khiến da bé bị đỏ nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, vùng da ở cổ bị nhiễm nấm men cũng có thể dẫn đến hăm.

bệnh hăm da ở cổ

Bệnh hăm da ở cổ xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh

1.3. Bệnh hăm da ở ngấn chân, ngấn tay

Ngấn chân và tay là nơi có nếp gấp khiến da bị cọ xát dễ dẫn tới hăm. Nếu việc vệ sinh kém kèm mồ hôi ẩm ướt ở phần ngấn này có thể khiến bé bị hăm, gây khó chịu.

2. Cách trị bệnh hăm da cho trẻ

2.1. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Khi trẻ bị bệnh hăm da, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo được may từ chất vải thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật chội và vải thô cứng có thể khiến vùng hăm bị cọ xát dẫn đến nhiễm trùng. Quần áo làm bằng chất liệu cotton là giải pháp hàng đầu khi trẻ bị hăm, nếu hăm ở cổ tránh vùng cổ bị cọ xát. Nếu bị hăm tã, cha mẹ lưu ý thay tã 2-3 tiếng/lần.

Ngoài ra, khi giặt quần áo, cha mẹ nên chọn loại bột giặt hoặc chất tẩy nhẹ nhàng, không có hóa chất độc hại hoặc gây dị ứng cho da trẻ. Người lớn cho trẻ nằm, chơi ở nơi thoáng khí, tránh nơi nóng nực gây mồ hôi.

2.2. Tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh

Khi trẻ bị bệnh hăm da, cha mẹ cần lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh. Trước khi tắm, thay quần áo, bế trẻ, người lớn phải rửa tay sạch sẽ. Sau khi tắm, trẻ cần được lau khô bằng khăn sạch, mềm, không dùng các loại giấy ướt có chứa hóa chất. Đặc biệt, khi bị hăm tã, phụ huynh cần tránh để nước tiểu, phần tiếp xúc với vùng da sưng đỏ.

2.3. Sử dụng nước đun sôi để nguội khi tắm

Khi trẻ bị bệnh hăm da, có nghĩa vùng da đó có thể bị nhiễm khuẩn, đau rát và đỏ tấy. Vì vậy, nước tắm cho trẻ phải được đun sôi để nguội nhằm diệt khuẩn. Phụ huynh không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ. Bởi, nước quá nóng gây khô da làm cho chỗ hăm ngày càng nặng hơn. Sau khi tắm, bạn nhớ lau khô cơ thể bé một cách nhẹ nhàng đặc biệt phần da bị hăm rồi mới mặc quần áo.

2.4. Dùng dầu dừa

Với trẻ bị bệnh hăm da, cha mẹ có thể thoa dầu dừa lên vùng hăm, sau đó massage cho bé và lau sạch bằng khăn một cách nhẹ nhàng. Dầu dừa không chỉ giúp da sạch sẽ, mềm mại, mà còn có tính chất kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu và bác sĩ nhi khoa để xem cơ địa của bé có phù hợp hay không.

chữa bệnh hăm da cho trẻ

Chữa bệnh hăm da bằng dầu dừa

2.5. Dùng kem dưỡng da, kem chống hăm dành cho em bé

Bạn nhớ phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để sử dụng kem dưỡng cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh phải chọn loại kem an toàn, phù hợp, không chứa các chất độc hại hoặc gây dị ứng da. Nếu tự tiện sử dụng, bạn có thể khiến cho bé bị dị ứng với thành phần trong kem dưỡng dẫn đến hăm nghiêm trọng hơn.

2.5. Dùng baking soda

Bạn có thể thêm 2 thìa cà phê baking soda vào nước và thoa lên vùng da bị hăm nhằm xoa dịu, giảm bớt khó chịu và đau rát. Sau đó, cha mẹ lau nhẹ nhàng để vùng da bị hăm được khô, thoáng. Tuy nhiên, việc dùng baking soda vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày, vùng da bị hăm sưng tấy, đỏ, có dấu hiệu mưng mủ, rỉ nước, trẻ bị sốt và khóc nhiều, cần đưa đi khám bác sĩ nhi để có cách điều trị hợp lý.

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng Kem EmBé được chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… với công thức dạng kem dịu nhẹ, Kem EmBé thẩm thấu nhanh vào từng lớp tế bào da, mang đến tác dụng tuyệt vời cho làn da của trẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…