Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Bị côn trùng cắn phải làm sao – Xử lý sớm giúp bé khỏi khó chịu

Bị côn trùng cắn phải làm sao – Xử lý sớm giúp bé khỏi khó chịu

Hầu hết trẻ em bị côn trùng cắn đều cảm thấy khó chịu vì phải trải qua một số triệu chứng như kích ứng, lở loét hoặc ngứa. Khi trẻ bị côn trùng cắn phải làm sao để nhanh khỏi? Các mẹ hãy tham khảo ngay sau đây.

Xem thêm: 

1. Dấu hiệu nhận biết côn trùng cắn

Côn trùng cắn và đốt thường chỉ gây kích ứng nhỏ. Tuy nhiên, một số vết chích có thể gây đau và gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Một số loại côn trùng cắn dễ gặp bao gồm muỗi, bọ chét, rệp, ong bướm,…

Khi một con côn trùng cắn, nó tiết ra nước bọt có thể khiến da xung quanh vết cắn trở nên đỏ, sưng và ngứa. Nọc độc từ vết chích thường cũng gây ra vết sưng diện rộng, ngứa, đỏ hình thành trên da. Điều này có thể gây đau đớn, nhưng nó vô hại trong hầu hết các trường hợp. Khu vực bị cắn thường sẽ vẫn còn đau và ngứa trong vài ngày.

Các triệu chứng của côn trùng cắn có thể khác nhau tùy thuộc vào loại côn trùng và độ nhạy cảm của người bị cắn. Trong một số ít trường hợp, một số người có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với vết cắn cần điều trị y tế ngay lập tức.

Bị côn trùng cắn phải làm sao hết ngứa, rát
Dấu hiện nhận biết bị côn trùng cắn

2. Các dạng côn trùng gây ra vết cắn(đốt) ở người

2.1 Kiến cắn gây sưng đỏ, đau nhức

Kiến gió, kiến lửa, kiến càng, kiến xanh, kiến ba khoang,… Hầu hết là các loại kiến hung dữ. Kiến tiêm một loại nọc độc là Solenopsin. Nó là nguyên nhân gây ra ngứa và cảm giác châm chích khi bị kiến cắn. 

Các triệu chứng thường gặp khi bị kiến cắn là:

  • Xuất hiện vùng đỏ nhẹ ở khu vực bị cắn.
  • Ngứa và đau ở chỗ bị cắn.
  • Phản ứng dị ứng da cục bộ: phát ban hoặc bị sưng lớn.
  • Phản ứng dị ứng (tổng quát) như: phát ban, nổi mề đay và sưng ở các khu vực khác của cơ thể ngoài vị trí cắn.

Kiến có nọc độc cao cắn(kiến ba khoang) cắn có thể xuất hiện những phản ứng dị ứng nghiêm trọng như:

  • Sưng lưỡi, sưng cổ họng.
  • Thở khò khè hoặc khó khăn.
  • Ho.
  • Chóng mặt

Cách xử lý:

  • Mẹ cần đưa bé ngay ra khỏi khu vực nhiều kiến. Cho bé thay quần áo và lau người để loại bỏ hết con kiến trên cơ thể bé.
  • Xử lý các vết cắn bằng cách rửa sạch chúng với xà phòng và nước ấm. Sau đó, có thể bôi kem trị ngứa và sưng lên khu vực bị cắn.
  • Các mẹ có thể cho bé chườm đá để giảm ngứa ngáy.
  • Trường hợp trẻ bị dị ứng nghiêm trọng với vết cắn và phát triển các triệu chứng trên. Mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Để tránh bị kiến cắn, mẹ nên cho bé chơi ở những khu vực tránh xa tổ kiến, cho bé đeo tất và mặc quần áo dài tay. Không nên để kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt,… ở gần chỗ bé vì chúng sẽ thu hút kiến kéo đến.

Bị kiến đốt gây sưng đỏ, đau rát
Bị côn trùng cắn phải làm sao?

2.2 Bọ chét cắn gây ngứa ngáy, sưng đỏ

Bị côn trùng cắn phải làm sao để mau khỏi? Trong trường hợp này, côn trùng là loài bọ chét – một loại ký sinh trùng ăn máu người và động vật như chó và mèo. Vết cắn của bọ chét mang một số đặc điểm nhất định dễ nhận biết như:

  • Nó vô cùng ngứa ngáy.
  • Một vết thương sưng đỏ phát triển trong vòng nửa giờ sau khi cắn.
  • Sau một ngày hoặc lâu hơn, vết thương có thể phát triển thành vết phồng rộp hoặc vết thương nhỏ.
  • Chân và bàn chân thường là mục tiêu bị cắn của bọ chét.  
  • Trẻ em có thể trở nên quá mẫn cảm với vết cắn và xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, buồn nôn, sưng môi và mặt.

Cách xử lý:

  • Nhiễm trùng thứ cấp có thể xảy ra từ những vết gãi của trẻ gây trầy xước da. Do đó, mẹ nên nhắc trẻ không được gãi vết cắn.  
  • Mẹ hãy làm sạch vết cắn với dung dịch nước muối hoặc nước sát trùng. Sau đó, có thể sử dụng kem bôi chống ngứa cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế bôi vào vết cắn để giảm ngứa.

Để phòng tránh bọ chét, các mẹ hãy:

  • Vứt bỏ rác thường xuyên.
  • Thường xuyên làm sạch và hút bụi đồ nội thất, sàn nhà, ván chân tường và giường.
  • Cho chó, mèo sử dụng các loại thuốc chống bọ chét phù hợp.

2.3 Bị muỗi cắn phải làm sao?

Khi bị muỗi cắn, nó sẽ bơm nước bọt vào cơ thể con người. Protein trong nước bọt của muỗi kích hoạt phản ứng hệ thống miễn dịch nhẹ dẫn đến ngứa và sưng đặc trưng. Trẻ em có thể gặp phải những phản ứng nghiêm trọng hơn người lớn như:

  • Vết sưng phồng, trắng và đỏ xuất hiện vài phút sau khi muỗi đốt.
  • Vết sưng cứng, ngứa, màu nâu đỏ xuất hiện một ngày hoặc lâu hơn sau khi bị đốt.
  • Xuất hiện các vết rộp nhỏ thay vì mụn cứng.
  • Các đốm đen trông như vết bầm tím

Cách xử lý:

  • Khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ hãy lập tức vệ sinh vùng bị cắn do trẻ bằng dung dịch nước sát trùng hoặc nước muối. Sau đó, lau khô da và có thể sử dụng các loại kem bôi có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, ngăn thâm sẹo như Kem EmBé.
  • Các mẹ lưu ý không để trẻ gãi vết muỗi đốt vì có thể gây trầy xước da dẫn tới nhiễm trùng.

Nếu muỗi đốt có liên quan đến các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn như sốt, nhức đầu, và có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Để hạn chế trẻ tiếp xúc với muỗi, các mẹ hãy đảm bảo vệ sinh nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, bôi kem chống muỗi cho trẻ. Khi trẻ vui chơi ngoài trời, mẹ cần tránh để trẻ đi vào những nơi rậm rạp, có nước đọng vì đó là nơi có nhiều muỗi.

Bôi thuốc khi trẻ bị muỗi cắn
Bôi thuốc khi trẻ bị muỗi cắn

2.4 Rệp giường cắn gây cảm giác đau rát

Rệp sử dụng ống nhỏ gọi là vòi đốt để xuyên qua da và uống máu của một người. Rệp có thể cắn bất cứ nơi nào trên cơ thể, nơi có da. Thông thường, các vết cắn có xu hướng xảy ra trên các khu vực tiếp xúc trong khi ngủ, chẳng hạn như cổ, mặt, tay, vai, cánh tay, chân,…

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra ít nhiều ngay sau khi bị rệp cắn. Nếu không bị kích ứng thêm, các triệu chứng thường hết sau một tuần. Các dấu hiệu của vết cắn bao gồm:

  • Cảm giác đau rát ngay khi bị cắn.
  • Xuất hiện vết sưng ngứa, sưng đỏ
  • Vết sưng nhỏ màu đỏ bao quanh bởi mụn nước.
  • Xuất hiện các nốt sần quanh các khu vực của da bị cắn với các mảng nổi, có thể bị viêm
  • Có những đốm máu nhỏ do vết cắn thường khô hoặc nhuộm màu trên tấm trải giường hoặc quần áo trên giường
  • Có vết bẩn khô màu đỏ hoặc nâu đỏ trên vải do phân rệp

Một số trẻ có thể bị dị ứng khi bị rệp giường cắn và phát triển các triệu chứng nguy hiểm như sốt, thấy buồn nôn hoặc giống như cúm, lưỡi sưng, nhịp tim không đều. Vậy bị côn trùng cắn phải làm sao?

Cách xử lý:

  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Đối với vết cắn gây ngứa, những điều sau đây có thể làm giảm các triệu chứng nhỏ: dùng kem chống ngứa, dùng thuốc kháng histamin, bôi tinh dầu lên vùng bị cắn.
  • Không cho trẻ gãi ngứa vì có thể làm trầy da dẫn tới nhiễm trùng.
  • Nếu trẻ bị sưng nặng, viêm hoặc phát triển các triệu chứng khó chịu khác, mẹ cần cho bé đi khám ngay.

Để phòng tránh rệp giường cắn, mẹ cần:

  • Chọn đồ nội thất hoặc làm từ vật liệu không có vết nứt, kẽ hở hoặc đường may, bao gồm nhựa, đá, kim loại, thạch cao và vải dệt cao cấp.
  • Thay khăn trải giường thường xuyên để ngăn chặn rệp. Vệ sinh giường và quần áo ngủ thường xuyên.
  • Giặt chăn, ga giường ở nhiệt độ cao và kiểm tra các dấu hiệu của rệp trong phòng có thể giúp ngăn ngừa rệp cắn.

2.5 Rận khiến người bị cắn ngứa dữ dội

Rận là loại côn trùng thường sống trong các bụi cỏ khô và ký sinh trong cơ thể động vật như chó, mèo. Khi bị rận cắn, các triệu chứng dễ nhận biết gồm:

  • Ngứa dữ dội.
  • Xuất hiện các vết đỏ và sưng nhỏ ở những khu vực thấy ngứa.
  • Phần cổ, bắp tay, vai là những khu vực thường bị rận cắn.
  • Các vết cắn thường gần nhau. Vùng da bị cắn rõ và như bị xuyên thủng.

Cách xử lý:

  • Khi phát hiện thấy con rận vẫn còn ở trên da của trẻ, các mẹ không nên kéo mạnh nó ra. Làm như vậy sẽ khiến da bé bị tổn thương nhiều hơn. Phần miệng của rận có thể còn sót lại trong da gây nhiễm trùng.
  • Hãy sử dụng dầu bôi để rận tự rụng ra. Sau đó, hãy làm sạch vết rận cắn bằng cách lau qua với dung dịch nước muối.
  • Các mẹ có thể bôi kem chống sưng và ngứa cho trẻ.

Để tránh bị rận cắn, các mẹ cần cho trẻ tránh xa những nguồn có rận như rơm rác, bụi cỏ khô, chó, mèo,… Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa.

Rận thường xuất hiện ở nền nhà, nơi ẩm thấp
Rận thường xuất hiện ở nền nhà, nơi ẩm thấp

2.6 Bị ong bướm cắn phải làm sao?

Bị ong chích có thể tạo ra các phản ứng khác nhau, từ đau và khó chịu tạm thời đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các triệu chứng thường thấy khi bị ong chích gồm:

  • Đau tức thời, đau nhói tại chỗ chích.
  • Vết sưng màu đỏ ở khu vực chích.
  • Sưng nhẹ xung quanh khu vực chích.

Ở hầu hết mọi người, sưng và đau sẽ biến mất trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, trẻ em có thể có phản ứng mạnh, với các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sưng tại vị trí của vết chích dần dần mở rộng trong một hoặc hai ngày tiếp theo
  • Phản ứng da, bao gồm nổi mề đay và ngứa và đỏ ửng hoặc nhợt nhạt
  • Khó thở, sưng họng và lưỡi, mạch đập nhanh, yếu
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Cách xử lý:

  • Khi trẻ bị ong đốt, mẹ hay ngay lập tức khều vòi và túi nọc của chúng ra khỏi da bé.
  • Sau đó, hãy rửa sạch vết chích bằng xà phòng và nước.
  • Sử dụng kem bôi chống ngứa và sưng cho trẻ. Có thể băng lại vết cắn để tránh trẻ gãi ngứa,
  • Cho trẻ chườm đá để giảm sưng và ngứa.

Để tránh cho bé bị ong đốt, mẹ cần:

  • Tránh đi chân trần khi ở ngoài trời.
  • Đảm bảo cánh tay và chân được che khi trẻ vui chơi bên ngoài nhà.
  • Tránh mặc quần áo có màu sắc rực rỡ hoặc có in hoa
  • Kiểm tra khu vực ngoài trời để tìm ong và côn trùng bay khác xung quanh nhà.
  • Khi ăn ngoài trời, giữ thức ăn kín và chú ý đến thức ăn và đồ uống mà ong có thể đậu

3. Cách phòng ngừa côn trùng cắn

Có một số biện pháp phòng ngừa mà các mẹ có thể thực hiện để tránh cho trẻ bị côn trùng cắn như:

  • Che chắn da tiếp xúc: Nếu trẻ ở bên ngoài vào thời điểm ban ngày khi côn trùng hoạt động đặc biệt, như mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn, hãy che da bằng cách mặc áo dài tay và quần dài. Tránh các loại quần áo quá sáng màu hoặc quần áo sặc sỡ. Chúng sẽ thu hút côn trùng. Nên để trẻ mang giày khi ra ngoài trời.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng. Với trẻ nhỏ không nên dùng sản phẩm chứa diethyltoluamide (DEET) vì DEET có thể gây teo da, động kinh rất nguy hiểm.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi mạnh, như xà phòng, dầu gội và chất khử mùi, vì chúng có thể thu hút côn trùng.
  • Tránh cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều hoa, khu vực ngoài trời nơi có nhiều rác và phân ủ.
  • Loại bỏ và tiêu diệt tổ côn trùng.
  • Tránh nhiễm bọ chét: Nếu bạn có vật nuôi, chúng nên được tắm thường xuyên và sử dụng thuốc chống bọ chét.
  • Không nên để trẻ chơi gần các khu vực có nước đọng, chẳng hạn như ao và đầm lầy, vì muỗi thường được tìm thấy gần nước.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn màn khô ráo, sạch sẽ.
Phòng ngừa côn trùng cắn bằng cách vệ sinh sạch sẽ
Phòng ngừa côn trùng cắn bằng cách vệ sinh sạch sẽ

4. Lưu ý khi bị côn trùng cắn phải làm sao

Phần lớn trẻ bị côn trùng cắn không nguy hiểm, các triệu chứng chỉ khó chịu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, da trẻ nhạy cảm dễ bị tổn thương hơn người lớn. Các vết cắn do côn trùng có thể gây ra những tổn thương đáng kể cho làn da của trẻ. Hơn nữa, trẻ có sự đề kháng yếu hơn người lớn nên những phản ứng dị ứng thường trầm trọng hơn.

Khi trẻ bị côn trùng cắn, các mẹ cần nhanh chóng xử lý vết thương cho trẻ. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, nôn, sưng lưỡi và mặt,… mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ bị côn trùng cắn phải làm sao? Hy vọng các mẹ đã có câu trả lời thông qua những chia sẻ trên đây. Cách tốt nhất để hạn chế việc trẻ bị tổn thương do côn trùng cắn là mẹ nên giữ trẻ tránh xa các nguồn có thể có côn trùng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…