Côn trùng cắn chết người – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng
Côn trùng cắn chết người – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng
Kiến, muỗi, ong và rất nhiều loại côn trùng có thể gây ra tình trạng côn trùng cắn chết người nếu như không phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Những triệu chứng và cách điều trị sau đây sẽ giúp bố mẹ bảo vệ các con tránh khỏi tình trạng nguy hiểm này.
Xem thêm:
- Bị côn trùng cắn sưng và ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
- Bị côn trùng cắn nên đi khám ở đâu – Top các địa chỉ tốt & uy tín hiện nay
- 13 loài côn trùng cắn tê tay và cách xử lý giảm đau nhức hiệu quả
1. Nguyên nhân bị côn trùng cắn chết người
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể chưa phát triển toàn diện nên khi bị côn trùng cắn/đốt trẻ rất dễ bị dị ứng, nổi mẩn, thậm chí là tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tử vong có thể là do:
– Do có các nọc độc, vi khuẩn xâm nhập cơ thể, bị nhiễm trùng: sau khi bị côn trùng đốt, các chất độc vẫn nằm lại dưới da dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào. Một số trường hợp vết cắn bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, gây hoại tử vùng da bị côn trùng đốt và dẫn đến tử vong.
– Do sốc phản vệ: ong, bọ ve, kiến ba khoang,… là những loại côn trùng chứa lượng độc tố nguy hiểm và khá lớn có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Trẻ sẽ có biểu hiện nóng sốt, mệt mỏi và nặng hơn là hôn mê và suy đa cơ. Tình trạng sốc phản vệ thường xuất hiện sau 30 phút kể từ lúc bị đốt.
– Do chủ quan, tự ý điều trị mà không đi khám bác sĩ: bố mẹ chủ quan không để ý đến vết thương, thậm chí không biết con mình bị côn trùng đốt. Sau khi bị đốt, cơ thể bắt đầu phát sốt và mệt mỏi do vết thương bị nhiễm trùng. Điều trị không đúng cách hoặc tự ý điều trị có thể bị tình trạng viêm loét và hoại tử gây tử vong cao. Có những loại côn trùng không hề gây nguy hiểm nhưng vì sự chủ quan mà dẫn đến trường hợp côn trùng cắn chết người.
2. Dấu hiệu, triệu chứng bị côn trùng cắn gây nguy hiểm cho sức khỏe
Côn trùng cắn chết người là trường hợp có thể xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Việc nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng sẽ bố mẹ phát hiện sớm và điều trị cho bé kịp thời.
– Sau khi bị côn trùng cắn: Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội ở nơi bị cắn, quấy khóc không ngừng, nổi hồng ban và sưng phù, vết cắn nổi mụn nước, các nốt dạng hạch lympho…
– Vài giờ hoặc vài ngày sau khi bị cắn: vết cắn sưng to gây đau đớn và khó chịu, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nóng, mệt mỏi và xuất hiện tình trạng buồn nôn ói mửa.
– Sau vài tuần kể từ khi bị côn trùng đốt: vết cắn không có dấu hiệu lành và càng lúc càng nặng. Bắt đầu xuất hiện loét vết thương, có mủ trong vết cắn, vùng da có vết côn trùng đốt sưng phù và mất cảm giác.
3. Một số loại côn trùng gây nguy hiểm khi cắn mà không nhiều người biết
– Kiến: kiến lửa, kiến người lính và kiến ba khoang là 3 loại kiến có độc tính, gây đau đơn cho nạn nhân.
- Triệu chứng:
- Nọc độc của kiến người lính và kiến lửa không cao, nhưng có thể khiến người bị cắn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu và đau nhức dữ dội ở vết cắn.
- Kiến ba khoang có nọc độc rất mạnh, vết đốt sưng to và xuất hiện mủ. Vùng da bị kiến cắn có thể bị đau rát ở diện tích lớn. Vết đốt khi bị vỡ (do dùng tay gãi) có thể bị nhiễm trùng, gây ra nhiều tình huống nghiêm trọng.
- Cách xử lý: Khi bị kiến cắn bố mẹ nên lập tức làm dịu làn da của bé bằng xà phòng và nước sạch và đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời.
- Cách phòng ngừa: vệ sinh giường chiếu và chăn màn sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với kiến.
– Muỗi: Muỗi cắn tưởng chừng vô hại nhưng thật sự rất nguy hiểm. Muỗi mang rất nhiều mầm bệnh trong cơ thể nạn nhân. Ký sinh trùng do muỗi truyền vào máu con người dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da hoặc bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
- Triệu chứng:
- Da xuất hiện những nốt sưng đỏ, đau, ngứa…
- Nếu bị nhiễm ký sinh trùng, nạn nhân sẽ bị sốt, nôn, mệt mỏi, xuất huyết dưới da…
- Cách xử lý:
- Không để bé gãi vào vết đốt vì có thể làm xước da, gây nhiễm trùng
- Bố mẹ nên lập tức dùng nước sạch rửa vết đốt, làm dịu vết đốt bằng Kem EmBé. Chất kem mát cùng thành phần thiên nhiên giúp da bé dịu nhanh cơn ngứa ngáy, khó chịu.
- Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng khác thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời
- Cách phòng ngừa:
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống
- Mắc màn( mùng) khi đi ngủ
- Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ
– Nhện: Nhện ở Việt Nam không mang độc tính mạnh như các loài nhện ở Châu Mỹ.
- Triệu chứng:
- Xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, đau đầu, vết cắn sưng tấy gây nhức
- Nọc độc có thể làm tê liệt dẫn đến co giật mạnh rất nguy hiểm
- Cách xử lý:
- Rửa thật sạch vết thương, chườm đá và đến phòng khám gần nhất để điều trị.
- Không nên tự ý dùng bất kỳ phương pháp nào vì độc của nhện rất khó giải quyết.
- Cách phòng ngừa:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế nhện xuất hiện.
- Không cho trẻ chơi ở nơi rậm rạp, ẩm ướt
– Ve, Bọ chét, Rận, Bọ ve: Tuy có kích thước rất nhỏ nhưng đây là những loài côn trùng cắn chết người có khả năng cao. Các loài này mang vi rút gây bệnh rickettsia và tình trạng sốt dai dẳng. Nếu không phát hiện sớm, người bị cắn sẽ rất dễ mắc viêm phổi và suy giảm chức năng thần kinh.
- Triệu chứng: Trên da trẻ sẽ xuất hiện những nốt nhỏ, sưng đỏ, ngứa dữ dội và đau rát
- Cách xử lý:
- Bôi cồn và dầu để côn trùng tự rơi ra hoặc gắp ra từ từ, tránh tình trạng kéo mạnh gây viêm nhiễm.
- Sau đó rửa sạch vết đốt bằng xà phòng trẻ em và nước
- Sử dụng thuốc giảm ngứa, đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cách phòng ngừa: Vệ sinh nơi ở sạch sẽ nhất là những nơi ẩm thấp, tối tăm, không cho trẻ chơi gần những nơi ẩm thấp.
– Rệp: rệp là loài hút máu và đẻ trứng trên cơ thể người.
- Triệu chứng: Rệp cắn gây phát ban và ngứa ngáy nghiêm trọng, nếu không phát hiện sớm có thể gây sốt cao và viêm rộp da.
- Cách xử lý: rửa sạch vết cắn và đến cơ sở y tế để bác sĩ kê thuốc phù hợp
- Cách phòng ngừa:
- Mặc đồ phòng hộ nếu đến nơi có thể rệp như ruộng đồng, mương…
- Hạn chế côn trùng xuất hiện ở nơi sinh sống bằng cách vệ sinh sạch sẽ và diệt trừ ngay khi thấy rệp bằng thuốc diệt côn trùng phù hợp.
– Bọ xít hút máu: loài bọ này xuất hiện vào mùa hè và hút máu người để duy trì sự sống. Nhìn chung, bọ xít không nguy hiểm nhưng có vài trường hợp cảm thấy nóng lạnh và ngứa ngáy dữ dội, một số bị sốc phản vệ và tử vong.
- Triệu chứng: Vùng da của trẻ sưng to, ngứa trong thời gian dài, có thể nổi hạch ở chỗ xung quanh.
- Cách xử lý: Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được làm sạch, khử trùng đúng cách và dùng thuốc phù hợp
- Cách phòng ngừa: Che chắn cẩn thận mỗi khi cho bé ra ngoài và diệt trừ khi thấy có bọ xít xuất hiện ở nơi sinh sống.
– Rết nhà: nọc độc của rết khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn. Vết cắn khiến trẻ đau đớn và nếu xử lý không đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết thương.
- Triệu chứng:
- Vết cắn sưng, tấy đỏ
- Trẻ sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội
- Cách xử lý:
- Nhanh chóng nặn máu ở vết thương ra, sát trùng và rửa bằng nước muối và chườm lạnh để giảm sưng
- Đưa trẻ đến ngày cơ sở y tế để được điều trị.
- Cách phòng ngừa: Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, để đồ đạc gọn gàng, không cho trẻ đến gần hay vui chơi tránh ở nơi ẩm thấp.
– Ong bắp cày: Đây là một loại côn trùng cắn chết người rất nguy hiểm. Nọc độc của ong bắp cày rất mạnh, nó khiến cơ thể người khó thở và co giật mạnh, dẫn đến sốc phản vệ, suy nhược thần kinh và cơ thể.
- Triệu chứng:
- Đau thắt trong họng.
- Khó nói, Khó thở
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tim mạch đập nhanh.
- Da ngứa ngáy, ngứa râm ran, sưng phồng, hoặc đỏ lên.
- Khó chịu trong người hoặc choáng váng.
- Mất nhận thức.
- Cách xử lý:
- Rút kim độc ra, rửa sạch vết thương, chườm lạnh và bôi giấm
- Ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
- Cách phòng ngừa: áp dụng các cách đuổi ong phù hợp để loài ong này không xuất hiện ở nơi sinh sống
– Ấu trùng Bot: Ấu trùng Bot có kích thước chỉ 2-5cm và là loài ấu trùng hút máu và ăn mòn phần thịt nơi nó ký sinh. Chính vì thế mà cơ thể bị mất chất dinh dưỡng và nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.
- Triệu chứng: Vết đốt của ấu trùng Bot sưng đỏ, cứng, đau và ngứa khó chịu.
- Cách xử lý: Làm sạch vết đốt trên da bé bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám, và điều trị.
- Cách phòng ngừa
– Sâu róm: sâu róm không cắn người nhưng lông của chúng lại gây ngứa rát và nhiễm trùng da.
- Triệu chứng: Phát ban đỏ, sốt và co giật
- Cách xử lý:
- Rửa sạch vùng da tấy đỏ, ngứa do sâu róm đốt bằng xà phòng và nước sạch.
- Sử dụng loại thuốc bôi phù hợp để giảm đau ngứa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cách phòng ngừa:
- Không cho trẻ chơi ở dưới tán cây mùa sâu rụng
- Phát quang cây cối, góc vườn rậm rạp
4. Bị côn trùng nguy hiểm cắn cần điều trị thế nào?
Bố mẹ lưu ý là mỗi loại côn trùng khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau nhưng nhìn chung đều trải qua các bước sơ cứu tạm thời như sau:
- Kéo côn trùng ra khỏi da một cách từ từ: sử dụng dụng cụ như nhíp để gắp côn trùng ra (không sử dụng tay không), nên bôi dầu em bé hoặc cồn lên da trước khi tiến hành kéo côn trùng ra khỏi cơ thể.
- Sát trùng vết thương bằng nước muối hoặc cồn, sau đó rửa sạch vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Chườm đá lạnh liên tục vào vết cắn để giảm sưng tấy và đau nhức.
Sau khi sơ cứu tạm thời, bố mẹ nên xác định đó là loại côn trùng nào (có độc tố hay không) để có hướng điều trị đúng. Bố mẹ cần theo dõi vết cắn và tình trạng cơ thể của bé liên tục. Nếu cơ thể có biểu hiện sốt và mệt mỏi thì đến gây bệnh viện gần nhất.
5. Cách phòng ngừa côn trùng cắn chết người
Để tránh tình trạng côn trùng tấn công và cắn bé, bố mẹ nên áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa dưới đây:
– Vệ sinh chỗ ở sạch sẽ: giặt chăn, mùng, vỏ gối thường xuyên, lau dọn nhà cửa đặc biệt là các góc tối và ẩm thấp trong nhà.
– Diệt côn trùng bằng các thuốc không gây hại cho sức khỏe con người: Diệt côn trùng ở chỗ ngủ và các nơi tối, ẩm thấp như nhà kho, nhà bếp và gầm giường.
– Mặc quần áo dài khi ra ngoài: mặc quần áo dài, dày và sáng màu sẽ tránh tình trạng côn trùng cắn. Lưu ý giũ quần áo thật mạnh và xem kỹ trước khi mặc.
– Dùng các bình xịt chống côn trùng: bình xịt và kem bôi da sẽ giúp một số loại côn trùng tránh xa.
– Lắp cửa lưới tránh côn trùng ở các cửa ra vào và cửa sổ (nếu có khả năng): Cửa lưới chống côn trùng giúp hạn chế muỗi, ong và bọ bay vào nhà.
Mùa hè là thời điểm các loại côn trùng và ấu trùng hoạt động mạnh mẽ. Chỉ một số côn trùng cắn chết người nhưng nếu không biết cách phòng ngừa, xử lý sẽ gây nguy hiểm. Vì vậy, khi bị côn trùng đốt bố mẹ cần xử lý kịp thời và nhanh chóng đưa trẻ đến phòng khám để loại bỏ tình trạng xấu nhất.