Mẹ biết gì về rôm sảy?
Mẹ biết gì về rôm sảy?
Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi thường rất dễ gặp phải các bệnh ngoài da do ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là rôm sảy. Tuy nhiên, rất nhiều ông bố, bà mẹ trẻ thường nhầm lẫn giữa rôm sảy với dị ứng và viêm da cơ địa nên thường lúng túng, không biết cách xử lí tình trạng này cho con.
Xem thêm:
- Tất tần tật về Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu
- Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết chính xác
- 15 loại kem dưỡng thể cho em bé tốt nhất hiện nay
Mẹ đã thực sự biết rôm sảy là gì?
Rôm sảy là một bệnh lí ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vào mùa hè nóng nực. Rôm sảy chủ yếu tấn công ở các vùng hay đổ mồ hôi và các vùng nếp gấp trên thân thể. Bệnh đặc trưng bởi các nốt bam đỏ nổi thành đám trên da bé kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ rối loạn giấc ngủ, hay quấy khóc. Rôm sảy tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, bệnh dễ biến chứng nhiễm trùng.
Nguyên nhân là gì và có các dạng rôm sảy nào?
Mặc dù có thể định nghĩa được rôm sảy là gì nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào có thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rôm sảy cho trẻ. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được có những yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến việc hình thành rôm sảy ở trẻ bao gồm:
– Sự ảnh hưởng của cấu trúc da: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ còn chưa phát triển hoàn thiện, cộng thêm khí hậu oi bức, nóng ẩm khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều, gây ứ đọng trong ống bài tiết.
– Sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài như: quần áo làm từ sợi tổng hợp gây hạn chế sự bài tiết mồ hôi trên da, các loại dầu thoa da gây bít tắc lỗ nang lông khiến sự bài tiết mồ hôi bị tắc nghẽn….
Rôm sảy ở trẻ thường gặp với 3 dạng chính gồm: rôm sảy kết tinh, rôm sảy đỏ và rôm sảy nâu. Trong đó, rôm sảy kết tinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Rôm sảy đỏ thường gặp trong những tháng đầu tiên sau sinh. Rôm sảy nâu ít gặp, xảy ra ở đối tượng bị rôm sảy đỏ tái phát nhiều lần.
Cách để mẹ chăm sóc con tốt nhất
Đa phần rôm sảy ở trẻ đều có thể tự biến mất. Tuy nhiên, để hạn chế cảm giác khó chịu cho con mẹ nên dùng các cách trị rôm sảy cho bé sau:
+ Tạo một môi trường thông thoáng, mát mẻ và chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
+ Sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ em có khả năng kháng khuẩn tốt để tắm cho trẻ.
+ Hạn chế dùng phấn rôm để tránh gây bít lỗ chân lông của trẻ.
+ Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, tránh tuyệt đối các thức ăn nhiều dầu mỡ và ngọt.
Xem thêm: 3 cách “diệt sạch” rôm sảy ở trẻ mùa nắng nóng
Hạn chế rôm sảy bằng cách nào
+ Cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng, rộng, nhạt màu, chọn các chất liệu sợi tự nhiên, thường xuyên lau khô mồ hôi ở các vùng cổ nách, các nếp gấp trên da của trẻ. + Hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
+ Tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, không khí nóng bức và ngột ngạt.
+ Không dùng xà bông có nhiều hương liệu và có tính sát khuẩn cao cho da bé. Mẹ nên chọn các loại dung dịch tắm rôm sảy phù hợp có chiết xuất từ thành phần tự nhiên để tắm cho bé mỗi ngày.
+ Vào mùa hè, mẹ nên dùng các dung dịch tắm rôm sảy chuyên dụng để giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn.
+ Sử dụng kem bôi trị rôm sảy chuyên dụng cho bé. Tuy nhiên, việc lựa chọn kem bôi phải thực sự kĩ lưỡng. Mẹ nên chọn các loại kem bôi có thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như kem EmBé để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng và không gây tác dụng phụ cho làn da cũng như sức khỏe của con yêu. Với tinh nghệ nano và tinh chất Cúc La Mã, kem EmBé giúp giảm ngứa và trị viêm hiệu quả trong trường hợp rôm sảy.