Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu – Dấu hiệu, nguyên nhân, cách trị

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu – Dấu hiệu, nguyên nhân, cách trị

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu khiến bố mẹ cảm thấy rất lo lắng, bất an. Vì da đầu bé rất mỏng và yếu nên việc điều trị rôm sảy ở vùng này phức tạp hơn ở những vùng như tay, lưng, mông. Việc điều trị rôm sảy ở đầu nếu không tiến hành nhanh sẽ gây nhiều nguy hiểm cho bé. Vậy mẹ phải làm thế nào?

Xem thêm:

1. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên đầu

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu thường xuyên cảm thấy khó chịu, hay mè nheo và quấy khóc vì da đầu bị ngứa ngáy. Không khó để nhận biết được trẻ có đang bị rôm sảy trên da đầu hay không. Vì rôm sảy thường xuất hiện thành từng mảng lớn có sắc đỏ, hồng. Mẹ sẽ thấy những mụn nước li ti hay những nốt mẩn đỏ trên da của bé.

tre-bi-rom-say-o-dau
Trẻ bị rôm sảy ở đầu

Các vùng da ửng đỏ gây ngứa ngáy và khó chịu cho các bé. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng rôm sảy ở đầu sẽ để lại nhiều hậu quả. Rôm sảy có thể gây các bệnh về da như: bong da, nhiễm khuẩn da, viêm da hoặc viêm tuyến mồ hôi. Một trong những hậu quả xấu nhất là não bộ bị ảnh hưởng.

2. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị rôm sảy ở đầu

Để có cách điều trị hợp lý và hiệu quả thì trước tiên bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân nào khiến rôm sảy xuất hiện ở đầu bé. Rôm sảy xuất hiện ở da đầu mà không phải ở vai, chân hay lưng là do ảnh hưởng của thời tiết. Thời tiết càng nóng, bé càng dễ bị rôm sảy ở đầu.

Khi thời tiết nóng bức và nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, cơ thể trẻ sơ sinh sẽ tiết nhiều mồ hôi giúp điều hòa và làm mát cơ thể. Lượng mồ hôi tiết ra càng nhiều thì càng gây bí lỗ chân lông khiến các mụn li ti xuất hiện.

tre-so-sinh-bi-rom-say-o-dau
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu

Phần da đầu là nơi tiếp xúc rất nhiều với bụi bẩn. Bụi bẩn cộng lượng mồ hôi tiết ra lớn gây tắc nghẽn, viêm lỗ chân lông và dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên đầu. Ngoài ra, lớp tóc che phủ khiến da đầu nóng ẩm, bã nhờn ở chân tóc tích tụ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng rôm sảy.

3. Cách điều trị và chăm sóc cho bé

3.1. Để cho rôm sảy tự hết được không?

Nhiều ba mẹ cho rằng rôm sảy có thể tự khỏi nên thường lơ là và không quan tâm khi trẻ sơ sinh bị rôm ở đầu. Có trường hợp bé tự hết rôm sảy nhưng có trường thì không. Rôm sảy có thể lây lan sang vùng da khác rất nhanh, khiến toàn thân bé ngứa ngáy, khó chịu.

Bé sẽ cố gắng gãi ngứa vùng da bị rôm hoặc chà xát vùng da này để giảm khó chịu. Những nốt mụn li ti, đặc biệt là mụn nước sẽ bị bong tróc và vỡ ra gây viêm da nặng, nhiễm trùng da. Nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến mồ hôi. Chính vì thế mà khi phát hiện trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên đầu, phụ huynh cần can thiệp ngay lập tức.

3.2. Sử dụng phấn rôm để điều trị rôm sảy

Một trong những phương pháp phổ biến để điều trị rôm sảy ở bé là sử dụng phấn rôm. Các bà mẹ thường dùng phấn rôm em bé nhẹ nhàng xoa đều lên vùng bị rôm sảy trên da đầu. Sử dụng cách điều trị này vừa đơn giản vừa tiết kiệm nhưng mang đến nhiều bất cập.

Nếu các mẹ bỉm sữa không cẩn thận trong khi thoa phấn cho con sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Bụi phấn rất nhỏ có thể lọt vào mũi, tai và họng của trẻ dễ dàng hoặc nặng hơn là phần mắt. Trẻ sẽ bị ho, hắt xì, viêm mũi, viêm phổi, giác mạc sẽ bị ảnh hưởng.

phan-rom-tri-rom-say
Phấn rôm trị rôm sảy

Khi thoa phấn, các mẹ nên chọn nên khuất gió, tránh xa quạt máy và máy lạnh. Để tránh bụi phấn bay, đổ một lượng nhỏ phấn lên tay sau đó xoa đều rồi phủ lên đầu bé. Phủ phấn vừa đủ, không quá dày để tránh bí lỗ chân lông.

3.3. Dùng kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu

Ngoài dùng phấn rôm thì kem dưỡng da trẻ em cũng là cách được nhiều bà mẹ tin dùng vì giúp giảm nhanh dấu hiệu rôm sảy. Ba mẹ chọn mua sản phẩm có thành phần Nano Curcumin và Cúc la mã. Đây là 2 hoạt chất giúp giảm tình trạng rôm sảy ở đầu hiệu quả, an toàn, giúp dịu vùng da bị rôm sảy, đỡ ngứa ngáy và ngừa thâm sẹo. Nano Curcumin và Cúc la mã còn dưỡng ẩm, làm mềm da, hết khô da, nứt nẻ.

kem-duong-da-tre-em-kem-embe
Kem dưỡng da trẻ em – Kem EmBé

3.4. Sử dụng các loại dầu gội, lá tắm để điều trị

Bố mẹ cũng có thể dùng dầu gội trị rôm sảy để điều trị tình trạng này. Nếu không tin tưởng vào dầu gội, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian cho bé. Gội đầu với nước lá khế, nước lá trầu không, lá khổ qua, lá trà xanh. Mẹ lấy lượng lá vừa đủ đem rửa sạch với nước muối rồi cho vào nồi đun lấy nước. Vớt lá ra, để nguội và dùng nước này gội đầu cho bé.

Cách gội đầu bằng nước lá vừa an toàn vừa giúp trị rôm sảy hiệu quả. Khi sử dụng nước lá gội đầu cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu, tránh để nước rơi vào mắt bé. Mẹ cũng có thể sử dụng khăn bông mềm, nhúng nước rồi nhẹ nhàng lau đầu cho bé.

3.5. Muối tắm thảo dược giúp trị rôm sảy

Nếu mẹ không có thời gian nấu nước lá cho bé mà vẫn muốn tìm một phương pháp trị rôm sảy tự nhiên thì muối tắm thảo dược là lựa chọn phù hợp. Việc sử dụng các sản phẩm chứa thành phần hóa học đôi khi khiến tình trạng bệnh tệ hơn.

Muối tắm thảo dược sẽ giúp làm sạch bề da của bé mà không gây khô da, hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị rôm. Loại muối tắm này có thể tìm mua ở các tiệm thuốc.

4. Một số lưu ý khi dùng sản phẩm trị rôm sảy lên da đầu bé

  • Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có Nano Curcumin (tinh nghệ nano) và Cúc la mã. Vì đây là những thành phần có chiết suất từ thảo dược tự nhiên, an toàn và dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của bé, mang đến hiệu quả trị rôm rất tốt.
  • Không mua sản phẩm có chứa corticoid, paraben, vì 2 chất này gây kích ứng da, không tốt cho trẻ.
  • Bôi lượng vừa đủ, không quá lạm dụng.
  • Tham khảo ý kiến của dược sĩ về cách sử dụng và liều lượng dùng sản phẩm trị rôm sảy hợp lý.
  • Kết hợp dùng sản phẩm bôi ngoài da và dầu gội để điều trị hiệu quả.
  • Không để bé dùng tay gãi đầu sau khi đã bôi kem dưỡng da cho bé.
be-da-het-rom-say
Bé đã hết rôm sảy

5. Cách phòng tránh rôm sảy ở đầu cho trẻ sơ sinh

  • Gội đầu khoa học cho con: không nên gội đầu quá nhiều lần. Trẻ sơ sinh bị rôm ở đầu chỉ cần gội đầu 1 – 2 lần/tuần là đủ. Mẹ nên dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa phần da đầu cho bé, không nên quá mạnh tay.
  • Cắt tóc cho bé: việc cắt tóc gọn gàng giúp da đầu thông thoáng và giảm tình trạng ngứa ngáy. Đối với các bé gái có tóc dài, các mẹ nên buộc gọn tóc cho con.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng. Tia UV trong nắng có thể khiến tình trạng da đầu càng ngày càng tệ. Mẹ nên hạn chế da đầu của bé tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong khoảng thời gian từ 9h đến 16h và che chắn kĩ cho bé khi ra đường.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu là chuyện dễ thấy nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị thì từ nhẹ sẽ trở nên nặng. “Bỏ túi” ngay cách điều trị và chăm sóc trẻ bị rôm sảy trên đây để làn da của con luôn khỏe mạnh mẹ nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…