Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Khi trẻ nổi rôm sảy khắp người mẹ cần phải làm gì?

Khi trẻ nổi rôm sảy khắp người mẹ cần phải làm gì?

Trẻ nổi rôm sảy khắp người khiến bố mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Vì sao trẻ bị rôm sảy và cách điều trị như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng lắng nghe giải đáp của Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan (Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mỹ, Viện Da liễu Trung ương) ngay sau đây.

Xem thêm:

[Hỏi]

“Bé nhà em năm nay 2 tuổi và bỗng dưng bị nổi sảy khắp người. Không biết lý do gì và cách khắc phục đối với trẻ bị rôm sảy khắp người thế nào? Rất mong nhận được lời giải đáp từ các chuyên gia.” – Mẹ Tuyền (Hà Nội)

[Đáp]

Mẹ Tuyền thân mến,

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ. Rôm sảy ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn nếu mẹ biết cách điều trị đúng và phù hợp.

1. Nguyên nhân trẻ nổi rôm sảy khắp người

Rôm sảy là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng. Rôm sảy gây tổn thương ở da dưới dạng các mụn nước, nổi ngứa, các sẩn màu đỏ, tập trung thành từng mảng trên da, hoặc rải rác toàn thân. Rôm sảy gây ngứa khiến trẻ gãi dễ dẫn đến tổn thương da, nhiễm khuẩn.

tre-noi-rom-say-khap-nguoi
Em bé nổi rôm sảy khắp người

Nguyên nhân của hiện tượng này là do làn da mỏng manh nhạy cảm của các bé dễ bị viêm, ngứa, nổi mụn khắp cơ thể khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc mặc quần áo quá dày, đóng bỉm thường xuyên gây bí và môi trường sống không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân bị rôm sảy.

rom-say-khap-nguoi-be
Rôm sảy khắp người bé

Rôm sảy thường chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu với trẻ em và sẽ tự hết khi thời tiết mát mẻ và cơ thể được mặc những trang phục thoải mái thấm hút hơn. Tuy nhiên một số trường hợp cũng không thể tự hết do trẻ gãi nhiều gây viêm nhiễm, mụn nhọt.

2. Cách điều trị rôm sảy hiệu quả, an toàn

2.1. Dùng kem trị rôm chuyên dụng

Ngay khi thấy những nốt rôm sảy li ti xuất hiện mẹ có thể sử dụng các loại kem trị rôm chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Mẹ nên bôi cho bé ngay khi vừa có nốt rôm vì bệnh còn nhẹ và nhanh lành hơn.
  • Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế không để cho bé gãi tạo thành vết xước vì có thể gây viêm nhiễm biến thành mụn nhọt khó chữa hơn.

Mẹ nên lựa chọn kem bôi ngoài da Kem EmBé chuyên dụng có thành phần thiên nhiên như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd… Vì đây là những hoạt chất lành tính, an toàn và dịu nhẹ cho da, có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm, giảm mẩn ngứa hiệu quả.

Mẹ không nên chọn sản phẩm có corticoid và paraben (chất làm kích ứng da).

2.2. Lưu ý khi tắm nước lá khi trẻ nổi rôm sảy khắp người

Ngoài bôi kem, mẹ có thể sử dụng phương pháp dân gian là tắm nước lá. Mẹ có thể hái lá chè tươi, lá sài đất, lá mướp đắng, lá khế, dâu tằm… đun thành nước tắm cho trẻ. Đây là một phương pháp được rất nhiều phụ huynh tin dùng.

tam-la-tri-rom-say
Tắm lá điều trị rôm sảy

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý:

  • Khi sử dụng các loại lá, mẹ nên chú ý lấy/mua ở nơi đảm bảo và rửa sạch. Tốt nhất là ngâm nước muối loãng 15-20 phút trước khi đun nước tắm để loại bỏ bụi bẩn cũng như một số loại thuốc hóa học trừ sâu (nếu có).
  • Với các loại lá bàng, lá chè xanh mẹ không nên sử dụng quá nhiều lá cho trẻ tắm và trong hai loại lá này có chứa tanin, một chất không tốt cho da của bé.
  • Và tuyệt đối mẹ không được sử dụng các loại lá trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo vì nó có thể gây tổn thương, nhiễm trùng nặng cho làn da mỏng manh của các bé.
  • Với các trường hợp bị nặng hơn và để lâu không khỏi dù đã vệ sinh sạch sẽ, bôi kem hay tắm lá mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện để được các y bác sĩ kịp thời chữa trị.

3. Cách phòng bệnh rôm sảy cho trẻ hiệu quả

3.1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

  • Khi trẻ nổi rôm sảy khắp người, mẹ nên:
    • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé.
    • Tắm cho bé bằng nước ấm và lau khô người.
    • Mẹ có thể xoa một chút phấn rôm hoặc kem dưỡng da em bé để da không bị ẩm ướt, đổ mồ hôi nhiều.
  • Và quan trọng nhất là giữ cho trẻ một cơ thể khô thoáng và mát mẻ. Việc ra nhiều mồ hôi chính là nguyên nhân lớn nhất khiến bé mắc bệnh này.
    • Trẻ sơ sinh không nên ủ quá chặt
    • Đồng thời mẹ nên vệ sinh thường xuyên cho con ở những nơi có nếp gấp như cổ, nách, bẹn…
    • Nên hạn chế đóng bỉm cho các bé nhỏ trong thời kì bị nổi rôm sảy.
  • Nhiệt độ phòng luôn duy trì ở trạng thái mát mẻ, thoáng mát, sạch sẽ để các không bị nóng hay đổ mồ hôi.

3.2. Giữ quần áo thoáng mát, sạch sẽ

Chất vải phù hợp nên lựa chọn là vải cotton thoáng mát, thấm hút dễ dàng.

Mẹ đừng quên giặt quần áo của các bé sạch sẽ với nước giặt cho trẻ sơ sinh, không còn xà bông bị bám lại, phơi ở những nơi nắng ráo để không bị bụi bẩn và luôn khô ráo.

phong-benh-rom-say-cho-tre
Phòng bệnh rôm sảy cho trẻ

3.3. Dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phòng và chữa chứng bệnh rôm sảy.

  • Các phụ huynh nên hạn chế cho các bé ăn thức ăn sử dụng nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh vì có thể gây nóng gan, nổi mụn.
  • Thay vào đó, trong thời gian này, những món rau luộc, các loại trái cây như cam, quýt, dưa hấu hay các loại nước chè đậu xanh, đậu đen ít đường chính là cứu tinh cho cơ thể trẻ.

Và đừng quên đến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị nếu bệnh nặng, chữa lâu không khỏi để tránh để lại các biến chứng đáng tiếc.

Bệnh rôm sảy tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ sẽ để lại sẹo nếu không biết cách chữa trị. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích để có thêm nhiều kinh nghiệm khi trẻ nổi rôm sảy khắp người.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…