Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ bị rôm sảy ở lưng cần điều trị thế nào cho hiệu quả

Trẻ bị rôm sảy ở lưng cần điều trị thế nào cho hiệu quả

Vùng lưng là một vùng da nhạy cảm và dễ mắc phải rôm sảy. Trẻ bị rôm sảy ở lưng, mẹ phải làm gì? Hãy cùng giải đáp với Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Như Lan, Nguyên Trưởng khoa Laser phẫu thuật – Chăm sóc da thẩm mỹ, Viện Da liễu Trung ương.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy ở lưng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị rôm sảy ở lưng là do các tuyến mồ hôi trên lưng đang gặp phải vấn đề tắc nghẽn.

Các tuyến mồ hôi trên da trẻ sơ sinh chưa phát triển một cách hoàn chỉnh, điều này khiến mồ hôi dễ bị bít tắc, không thể thoát ra ngoài dễ dàng. Mồ hôi kết hợp với bụi bẩn sẽ gây viêm da, nổi mẩn, kèm theo cảm giác ngứa. Các nốt rôm sảy nếu càng gãi thì càng thêm trầm trọng hơn, có thể gây mụn mủ hoặc nhiễm trùng.

tre-bi-rom-say-o-lung
Trẻ bị rôm sảy ở lưng

Nguyên nhân làm tuyến mồ hôi bít tắc có thể là do các bé bị sốt cao hoặc ở trong lồng ấp một thời gian dài hoặc bố mẹ cho bé mặc những loại vải quá dày, vải pha nilon,…

Thời tiết nóng ẩm, trẻ vận động, chơi đùa, tập thể dục… nhưng không được vệ sinh mồ hôi sạch sẽ cũng có thể tạo môi trường cho những vi khuẩn ngoài da hoạt động, gây bít tắc lỗ chân lông tạo thành rôm sảy.

be-choi-dua
Bé chơi đùa ra mồ hôi sẽ dễ bị rôm sảy

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đúng cách hoặc tiếp xúc với những hóa chất có trong sữa tắm, xà phòng,… cũng làm rôm sảy xuất hiện.

Vùng lưng là một trong những vùng thường xuyên phải tiếp xúc với niệm, chăn và áo nên nếu không cẩn thận có thể khiến vùng da này bị bí bách, tạo điều kiện cho các nốt rôm sảy hình thành, gây khó chịu cho các bé.

2. Những điều nên làm khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

2.1. Tắm nước lá khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

Khi nhận thấy những nốt rôm xuất hiện, mẹ có thể tắm nước lá cho bé theo phương pháp dân gian như lá khế, mướp đắng, lá kinh giới…

Lưu ý:

  • Trước tiên, các loại lá cần được sửa thật sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn.
  • Nước tắm cần có nhiệt độ vừa phải và không quá đặc.
  • Sau khi tắm nước lá xong mẹ nên tráng lại người bé một lần nữa với nước ấm để làm sạch bột lá đọng trên da.

2.2. Lưu ý khi bôi kem

  • Mẹ cũng có thể dùng các loại kem giúp trẻ trị rôm sảy ở lưng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Mẹ nên chọn những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, dịu nhẹ, không gây kích ứng da của bé như tinh nghệ nano (Nano Curcumin), tinh chất Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd…
  • Không nên sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần dưỡng quá nhiều vì sẽ khiến vùng da bị rôm sảy trở nên nhờ rít, khó vệ sinh hơn; hay những loại kem có corticoid và paraben (chất làm kích ứng da).
  • Trước khi bôi kem lên da, mẹ nên làm sạch vùng da, sau đó bôi kem dưỡng một cách nhẹ nhàng với liều lượng vừa phải, nên dùng tăm bông để thoa kem, không dùng tay trực tiếp.

2.3. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát

Để điều trị rôm sảy hiệu quả nhanh, bố mẹ nên tạo cho bé môi trường sinh hoạt, vui chơi phù hợp và thông thoáng, mát mẻ. Đặc biệt, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng cho bé, chăn nệm thật sạch để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn khiến tình trạng rôm sảy thêm trầm trọng hơn.

2.4. Hạn chế ra mồ hôi

Khi trẻ bị rôm sảy, làn da của các bé sẽ rất mỏng và yếu, vì vậy nếu có ra ngoài mẹ cũng cần chú ý đến việc chống nắng cho trẻ, tránh những tác động của ảnh nắng ảnh hưởng đến làn da. Những biện pháp chống nắng ngoài trời có thể thực hiện như

  • Cho bé mặc những loại quần áo kín đáo nhưng không quá bí bách
  • Che chắn bằng các loại nón, mũ rộng vành, mang khẩu trang y tế…
  • Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên cho bé uống những loại thức uống mát như sữa, nước cam, nước rau má,… nhằm cung cấp nhiều vitamin để làn da khỏe mạnh hơn và làm mát da, tránh mất nước.
han-che-mo-hoi-de-tri-rom-say-cho-be
Hạn chế mồ hôi để trị rôm sảy cho bé

3. Những điều mẹ cần tránh khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

3.1. Ngừng tắm lá nếu có triệu chứng viêm sưng

Khi sử dụng các loại lá tắm cho trẻ bị rôm sảy ở lưng, mẹ cần theo dõi thường xuyên. Nếu thấy cơ thể bé xuất hiện một số triệu chứng viêm da, sưng đỏ, mưng mủ thì nên lập tức ngừng việc tắm bằng lá. Một số trường hợp do không theo dõi nên không thể phát hiện kịp thời, khiến tình trạng rôm sảy của bé ngày càng nặng, gây ra cảm giác ngứa rát rất khó chịu và khó chữa.

  • Tắm lá tuy là một phương pháp chữa rôm sảy tốt và phổ biến nhưng mẹ lưu ý phải sử dụng đúng cách. Mẹ cần chú ý liều lượng và số lần dùng sao cho phù hợp, tránh sử dụng quá nhiều khiến da bé bị kích ứng thêm.
  • Nên sử dụng loại lá tắm tùy thuộc vào tình trạng rôm sảy đang ở mức độ nào. Ví dụ không nên dùng chanh để tắm khi bé bị rôm sảy có kèm những vết xước trên da vì sẽ khiến bé cảm thấy xót và khiến vết xước lâu lành hơn.
  • Một số trường hợp sử dụng nước lá để tắm cho bé không đúng cách có thể ảnh hưởng đến những vùng da mỏng chứa các mạch máu, hệ thần kinh… gây viêm tắc tĩnh mạch não và nặng hơn có thể chuyển biến sang những di chứng nguy hiểm.

    Tre-tam-la
    Không tắm lá khi bé có triệu chứng viêm sưng

3.2. Tránh dùng sữa tắm, xà phòng của người lớn

  • Không được dùng những loại sữa tắm, xà phòng của người lớn để tắm cho bé. Làn da của người lớn khác với các bé, nếu dùng chung các sản phẩm này sẽ làm làn da mỏng manh của các bé bị kích ứng nghiêm trọng.
  • Khi bé bị rôm sảy bố mẹ cũng không nên massage da bé bằng những loại tinh dầu. Vì nó gây nhờn rít, khó chịu, thậm chí có thể khiến lỗ chân lông bị bí làm tình trạng rôm sảy trên da bé thêm trầm trọng hơn.
  • Nếu trong quá trình điều trị rôm sảy tại nhà, bố mẹ phát hiện thấy vùng da bị rôm sảy xuất hiện một số triệu chứng như mụn nước màu đỏ xuất hiện với mật độ dày, mụn mủ, mụn đầu trắng và các nốt mẩn ngứa nhiều… Mẹ nên lập tức đưa bé đến những cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị rôm sảy khi không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ da liễu.

Khi thấy trẻ bị rôm sảy ở lưng, bố mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tình xác định trình trạng, đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên dùng sản phẩm dưỡng da em bé phù hợp để ngăn ngừa sẹo và vết thâm.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…