Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh

Đừng chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị rôm sảy. Vì nó có thể trở nặng và ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sau này nếu bố mẹ không phát hiện và chữa trị sớm. Dưới đây là những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách trị rôm sảy hiệu quả mà bố mẹ nên tìm hiểu ngay.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Mùa hè là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về da liễu, đặc biệt là rôm sảy. Đó là những mụn nước xuất hiện trên da, có thể gây ngứa, ửng đỏ, thậm chí bị nhiễm khuẩn tạo thành mụn mủ và nhọt.

Bệnh rôm sảy được chia thành 4 loại với những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

1.1. Rôm sảy dạng tinh thể

  • Đây là dạng rôm sảy trẻ sơ sinh nhẹ nhất và dễ lành nhất.
  • Rôm sảy dạng tinh thể xuất hiện ở lớp trên cùng của da.
  • Biểu hiện điển hình là sự xuất hiện của mụn nước nông, nhỏ như đầu ghim, trong và không gây ngứa.
  • Các mụn nước xuất hiện rải rác và chưa nhiều nên khó phát hiện.
Rôm say dạng tinh thể ở trẻ sơ sinh
Rôm say dạng tinh thể ở trẻ sơ sinh

1.2. Rôm sảy đỏ

  • Rôm sảy đỏ có biểu hiện là những mụn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu nặng hơn nữa thì đau rát, mọc thành các đám dày.
  • Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.
  • Các nốt rôm gây tổn thương sâu hơn và làm cho vùng da nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân.
Rôm sảy đỏ ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy đỏ ở trẻ sơ sinh

1.3. Rôm sảy mủ

  • Rôm sảy mủ là tình trạng nặng hơn của rôm sảy đỏ.
  • Biểu hiện là sự xuất hiện của các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da giống như trứng cá bọc ở người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.
  • Bé bị rôm sảy có mủ không chỉ bị ngứa mà còn đau rát, nếu nốt mụn này vỡ ra thì rất xót và có thể bị nhiễm trùng.
Em bé sơ sinh bị rôm sảy
Em bé sơ sinh bị rôm sảy

1.4. Rôm sảy sâu

  • Rôm sảy sâu thường ít xảy ra hơn. Lúc này tuyến mồ hôi đã bị tổn hại nặng.
  • Biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt sần màu đỏ có kích thước từ 1- 3mm, màu nhạt, cứng, nổi gồ trên bề mặt da.
  • Dù bệnh rôm sảy sâu không gây khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, nhưng lại bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng.
  • Thông thường rôm sảy sâu xảy ra sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.

2. Nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh bị rôm sảy? Theo TS.BS Nguyễn Thị Như Lan – Nguyên Trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Viện Da liễu Trung ương, trẻ bị rôm là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến viêm da, gây ngứa, mụn nhọt. 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:

2.1. Yếu tố thời tiết

  • Vào mùa hè hay những ngày thời tiết nóng bức, thân nhiệt của trẻ tăng cao khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn để làm mát cơ thể.
  • Tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi không thể thoát hết ra ngoài, tích tụ trên da và hình thành nên rôm sảy.
Thời tiết nóng bức dễ gây ra bệnh rôm sảy
Thời tiết nóng bức dễ gây ra bệnh rôm sảy

2.2. Quần áo không phù hợp khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy

  • Thường trẻ sơ sinh có thân nhiệt cao hơn so với người lớn.
  • Nếu mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quần áo quá chật không có độ co giãn và kém thoáng mát thì sẽ rất khó thấm mồ hôi.
  • Do vậy sẽ làm bít tắc lỗ chân lông từ đó khiến trẻ sơ sinh nổi rôm sảy.
Quần áo trẻ mặc có thể là lý do gây rôm sảy
Quần áo trẻ mặc có thể là lý do gây rôm sảy

2.3. Do sử dụng lồng ấp, gây nóng bức

  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc trong lồng ấp cũng có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi.
  • Việc sử dụng lồng ấp gây nóng bức khó chịu, khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, từ đó cũng gây ra rôm sảy cho bé.
Do sử dụng lồng ấp gây rôm sảy
Do sử dụng lồng ấp gây rôm sảy

2.4. Độ ẩm trong không khí cao

Độ ẩm trong môi trường cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành. Các vi khuẩn tấn công vào bề mặt da của bé, kết hợp với mồ hôi và bụi bẩn, gây viêm nhiễm, ngứa ngày và nổi mẩn đỏ.

2.5. Do mồ hôi tiết nhiều và bị ứ đọng

  • Ở trẻ sơ sinh tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ vì thế việc cơ thể đổ mồ hôi nhiều có thể làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
  • Mồ hôi không thể thoát ra ngoài và lắng đọng ở lỗ chân lông, kết hợp với vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí làm trẻ sơ sinh nổi rôm sảy.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi

3. Cách điều trị và phòng bệnh rôm sảy cho trẻ sơ sinh

3.1. Vệ sinh thường xuyên cho bé

  • Việc thường xuyên vệ sinh cho bé nhất là vào mùa hè sẽ giúp làm sạch vùng da của trẻ.
  • Khi bé đổ mồ hôi nhiều cha mẹ cần lau khô kịp thời để mồ hôi không bị giữ lại lâu dưới da.
  • Đặc biệt trong khi tắm cho bé, mẹ không nên chà xát mạnh vào những vùng da bị rôm sảy, không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng cho trẻ.
  • Sau khi tắm mẹ nên lau khô cho bé bằng khăn sạch, mềm mịn, thấm nước.
Vệ sinh cho bé tránh rôm sảy
Vệ sinh cho bé tránh rôm sảy

3.2. Thay quần áo cho bé

  • Mẹ nên chuẩn bị những bộ quần áo rộng, thoải mái cho bé mặc.
  • Nên ưu tiên sử dụng chất vải cotton, không chỉ, mềm mịn, không gây kích ứng cho da bé.
  • Mẹ nên lựa chọn vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để da bé luôn được khô thoáng giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của rôm sảy.
Thường xuyên thay quần áo mới cho trẻ
Thường xuyên thay quần áo mới cho trẻ

3.3. Hạn chế ra ngoài khi trời nóng

  • Việc cho trẻ ra ngoài khi trời nóng sẽ làm cho trẻ tiết ra nhiều mồ hôi hơn, tạo điều kiện cho rôm sảy hình thành và phát triển.
  • Cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài nhất là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Trong khoảng thời gian ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh nhất không chỉ khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi mà còn gây ra nhiều tác hại đối với làn da mỏng và vẫn còn non yếu của trẻ.

3.4. Không được gãi, hay chà xát vào da khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy

  • Da trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
  • Đặc biệt đối với những trường hợp bị rôm sảy nặng, vùng da của trẻ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước.
  • Vì thế việc gãi hay chà xát vào da có thể khiến da bị trầy xước, nốt rôm bị vỡ gây kích ứng da.
  • Chính vì thế cha mẹ nên cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay vải mỏng cho bé.
Không cho bé gãi hay chà xát vào da
Không cho bé gãi hay chà xát vào da

3.5. Tắm lá

  • Theo dân gian tắm lá sẽ giúp làm sạch và làm mát da của bé, mang tới những tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy.
  • Các mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại nước lá như lá tía tô, kinh giới, trà xanh, lá sài đất,…Do những loại lá này có tính mát, đồng thời giúp cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.
  • Các mẹ nên rửa sạch lá để có thể loại bỏ được các vi khuẩn bám trên bề mặt lá trước khi nấu nước tắm cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì

3.6. Sử dụng kem bôi

Dùng kem bôi cũng là cách giúp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy. Tuy nhiên trẻ sơ sinh bị rôm sảy bôi thuốc gì các mẹ cũng lưu ý:

  • Trong thành phần kem bôi có các chất Nano curcumin, Cúc la mã, Vitamin E, Kẽm Oxyd như Kem EmBé sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng nổi rôm sảy và mẩn ngứa trên da, cho bé một làn mịn màng, trắng hồng.
  • Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm đã được Bộ Y Tế công nhận an toàn và thích hợp cho da em bé sơ sinh. Mẹ nên mua tại các nhà thuốc uy tín và sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Sử dụng kem bôi dưỡng dã cho bé phòng rôm sảy
Sử dụng kem bôi dưỡng dã cho bé phòng rôm sảy

3.7. Phòng ở sạch sẽ thoáng mát

  • Các mẹ nên cho trẻ nằm ở phòng ở sạch sẽ và thoáng mát để cơ thể trẻ không bị tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn giúp bảo vệ vùng da của trẻ đồng thời giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của rôm sảy.
  • Các mẹ nên để nhiệt độ thích hợp trong phòng bé khoảng 27-28 độ C. Không nên để không khí quá lạnh hoặc quá khô vì sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.

3.8. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy mẹ nên ăn gì và hạn chế ăn gì? Với trẻ sơ sinh bị rôm sảy, mẹ cần ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để bé có nguồn sữa đủ dinh dưỡng nhất, tuy nhiên mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ nên hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng
  • Ăn nhiều đồ mát và rau củ, trái cây tươi, uống nhiều nước mỗi ngày.
Hạn chế đồ ăn cay nóng khi trẻ bị rôm sảy
Hạn chế đồ ăn cay nóng khi trẻ bị rôm sảy

3.9. Đưa trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy đến bệnh viện

  • Thông thường sau 7- 10 ngày trẻ sẽ hết rôm sảy.
  • Trẻ bị tái phát rôm sảy nhiều lần hoặc các mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng da thì cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và có cách điều trị phù hợp nhất.

Chỉ một vài nốt rôm nhỏ thôi nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến bé rồi. Vì thế, mẹ hãy trang bị ngay những kiến thức về trẻ sơ sinh bị rôm sảy để nhận biết và có hướng điều trị kịp thời, giúp cho làn da bé luôn khỏe mạnh, mịn màng.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…