Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy bôi thuốc gì hiệu quả và mau khỏi nhất?

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy bôi thuốc gì hiệu quả và mau khỏi nhất?

Trẻ bị rôm sảy ở mặt, nổi các nốt đỏ khắp người, khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Vậy trẻ sơ sinh bị rôm sảy bôi thuốc gì an toàn và nhanh khỏi? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số loại thuốc được tin dùng và lưu ý khi dùng thuốc ở bài viết sau đây.

Xem thêm:

1. Mách mẹ 3 bài thuốc dân gian chữa rôm sảy ở trẻ

Khi trẻ bị rôm sảy nhẹ, vùng da bị rôm chưa lan rộng thì mẹ có thể áp dụng một trong những cách làm dân gian như là:

1.1. Nước gừng tươi

Gừng tươi có đặc tính hàn, mát, lại rất phổ biến, trong gừng giàu chất oxy hóa có tác dụng ức chế các vi khuẩn, chất gây viêm da giúp trị rôm sảy rất tốt.

nuoc-gung-tuoi
Nước gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 củ gừng tươi, rửa sạch (Lưu ý nên để vỏ)
  • Bước 2: Dùng máy xay sinh tố hoặc máy ép để xay nhuyễn 2 củ gừng vừa chuẩn bị.
  • Bước 3: Cho gừng đã giã vào 2 lít nước, đun thành nước tắm.
  • Bước 4: Để nước nguội rồi dùng khăn mềm tắm nhẹ nhàng cho bé.
  • Bước 5: Sau khi tắm nước gừng, tráng người bé bằng nước sạch ấm.

Cách dùng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau 3-4 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rêt.

1.2. Lá bạc hà + lá bọ mẩy

Tinh dầu trong lá bạc hà, lá bọ mẩy có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn trên da, làm giảm tình trạng rôm sảy.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 50g lá bạc hà, 50g lá bọ mẩy rửa sạch, để ráo nước. Ngâm qua nước muối pha loãng 10-15 phút để làm sạch lá.
  • Bước 2: Cho lá bọ mẩy vào nồi cùng khoảng 100ml nước để sắc đến khi nào còn khoảng 1/2 nước thì cho bạc hà vào trước khi tắt bếp.
  • Bước 3: Dùng bông gòn để chấm hỗn hợp thoa lên các khu vực bị rôm sảy, ngày 2-3 lần, trong khoảng 3-5 ngày, các vết rôm sảy sẽ dần biến mất.

1.3. Mướp đắng

Mướp đắng có tính mát và làm dịu da rất tốt. Dùng mướp đắng cho trẻ bị rôm sảy sẽ giúp thanh nhiệt giải độc và nhanh chóng khỏi bị ngứa ngáy.

Mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ
Mướp đắng có tính mát và làm dịu da bé rất tốt

Cách làm:

  • Mẹ dùng 2 quả mướp đắng to rửa sạch để ráo nước.
  • Xay mướp đắng với 1 chút muối trắng.
  • Lọc lấy phần nước mướp đắng và pha với nước lọc để tắm cho trẻ.

Các mẹ có thể tham khảo thêm 20 loại lá tắm trị rôm sảy hiệu quả cho bé tại đây

2. 5 loại kem bôi trị rôm sảy cho bé phổ biến

Các cách làm từ dân gian đôi khi khiến mẹ gặp khó khăn khi không tìm kiếm được đúng loại thảo dược lại mất thời gian chuẩn bị. Giúp các mẹ trả lời câu hỏi “trẻ sơ sinh bị rôm bôi thuốc gì nhanh khỏi”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các sản phẩm trị rôm sảy cho bé dưới đây:

2.1. Kem EmBé

Kem Embé được là kem trị rôm sảy cho bé được các mẹ tin dùng bởi các thành phần thảo dược lành tính gồm:

  • Tinh chất Cúc la mã: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa được sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn. Cúc la mã còn giúp làm mềm da, dịu da và phục hồi da giúp giảm nhanh các vết sưng đỏ.
  • Tinh nghệ Nano (Nano Curcumin): Giúp vết thương nhanh lành, da tái tạo và phục hồi nhanh, làm mềm da, ngăn ngừa sẹo và vết thâm trên da trẻ.
  • Tinh dầu hạnh nhân và Vitamin E giúp duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da bé.
  • Thành phần Kẽm Oxyd có tác dụng làm săn da, kháng khuẩn và chữa lành vùng da bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa.
Trị rôm sảy cho trẻ nhờ Kem EmBé
Kem EmBé duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da bé

Cách sử dụng:

  • Mẹ làm sạch vùng da bị rôm sảy của bé sau đó bôi một lớp mỏng Kem EmBé lên.
  • Ngày bôi 2-3 lần.
  • Kem EmBé không có Paraben và Corticoid nên rất an toàn, lành tính, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.

2.2. Phấn rôm

Phấn rôm đặc biệt được sử dụng cho nhiều trẻ bị rôm sảy, nhất là trong điều kiện nắng nóng như ở Việt Nam.

  • Phấn rôm giúp bề mặt da của các bé được trở nên khô thoáng hơn.
  • Giúp quá trình tăng tiết của tuyến mồ hôi được giảm bớt.

Cách dùng:

  • Mẹ cho bột ra tay và xoa đều lên vùng da bị rôm sảy của bé.
  • Có thể thoa lại nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên, để tránh bí da do lạm dụng phấn rôm, bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải.

phấn rôm
Sử dụng phấn rôm với liều lượng vừa phải

2.3. Calamine

Calamine là một loại thuốc có công dụng:

  • Giúp giảm các triệu chứng như ngứa, đau, khó chịu khi làn da gặp phải vấn đề kích ứng, rôm sảy.
  • Calamine còn có hiệu quả đặc biệt trong việc làm các khô vết rỉ và chảy nước của mụn mủ một cách nhanh chóng.

Cách sử dụng như sau:

  • Mẹ lắc kỹ dung dịch Calamine, thấm ướt bông gạc với dung dịch Calamine
  • Sau đó dùng bông gạc chấm nhẹ vào vùng da mọc rôm sảy ở trẻ
  • Để khô tự nhiên và mặc quần áo vào cho trẻ.
  • Sử dụng 1-2 lần/ngày để mang lại điều trị rôm sảy tốt nhất.

Lưu ý: Khi sử dụng Calamine để chữa rôm sảy cho bé cần lưu ý chỉ được dùng ở ngoài da. Tuyệt đối không được uống hoặc để dính vào khu vực niêm mạc cơ thể như: miệng, mũi, bộ phận sinh dục hoặc tại hậu môn.

2.4. Kem dưỡng chứa Lanolin

Lanolin với thành phần chính từ mỡ cừu có công dụng:

  • Ngăn chặn tình trạng tuyến mồ hôi tiết nhiều quá mức, góp phần tạo nên một lớp màng bảo vệ cho bề mặt da nhạy cảm.
  • Góp phần tái tạo vùng da thương tổn cho trẻ sơ sinh

Mặc dù vậy, khi sử dụng các loại kem dưỡng chứa Lanolin, bố mẹ nên lưu ý chỉ bôi một lớp thật mỏng trên để tránh cảm giác khó chịu cho da vì loại kem này rất nhờn.

2.5. Thuốc bôi chứa Steroid

  • Steroid có công dụng kháng viêm nên rất thích hợp dùng để chữa các chứng như rối loạn, kích ứng da hoặc rôm sảy…
  • Tuy nhiên, kem chứa Steroid chỉ dùng cho trường hợp bị rôm nặng.
  • Bố mẹ không nên bôi cho bé trong thời gian quá 1 tuần, vì có thể sẽ dẫn đến rạn da, mỏng da hoặc khiến thay đổi màu sắc da.
tre-bi-rom-say-nang-khap-nguoi
Trẻ bị rôm sảy nặng khắp người

3. Những lưu ý bôi thuốc rôm sảy cho bé

3.1. Trước khi bôi thuốc

  • Khi trẻ bị rôm sảy bố mẹ không nên tự ý bôi thuốc mà chưa được sự tư vấn về liều lượng của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Việc tự ý dùng thuốc với liều lượng không đúng có thể khiến bệnh lâu khỏi hoặc thậm chí là trở nên ngày một trầm trọng hơn. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
  • Đối với những khu vực da nhạy cảm như vùng mặt, háng, hậu môn… khi bôi thuốc chữa rôm sảy mẹ cần lưu ý tránh không để thuốc bị dính vào niêm mạc của bé, vùng mắt, mũi… Như vậy sẽ khiến gây kích ứng và ảnh hưởng không tốt.
  • Mẹ không nên dùng tay trực tiếp để bôi thuốc lên khu vực bị rôm sảy vì trên tay có chứa nhiều vi khuẩn, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Thay vào đó mẹ nên dùng tăm bông để chấm nhẹ nhàng thuốc lên các vùng da bị rôm của bé, đặc biệt là ở mặt.
boi-thuoc-tri-rom-say-cho-tre
Lưu ý khi bôi thuốc trị rôm sảy cho trẻ

3.2. Sau khi bôi thuốc

  • Sau khi bôi thuốc, mẹ nên đặt bé nằm ở nơi có không gian thoáng mát như phòng có điều hòa hoặc máy làm ẩm không khí để giúp thuốc thấm vào bề mặt da của bé được nhanh hơn và giúp bé không bị nóng, không bị chảy mồ hôi.
  • Song song với việc bôi thuốc, mẹ nên giữ vệ sinh những vùng bị rôm sảy bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước chanh ấm pha loãng. Nếu dùng nước chanh, mẹ chỉ dùng 1-2 giọt, vì vitamin C trong chanh có thể gây rát da.
  • Sau khi bôi khoảng 1 hoặc 2 tuần nếu thấy những vết rôm sảy không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên lập tực ngừng bôi và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám kịp thời.

Đối với trẻ em bị rôm sảy, không gì quan trọng hơn việc chăm sóc chu đáo và đúng cách của các ông bố bà mẹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ba mẹ có hướng điều trị hiệu quả cho bé khỏi tình trạng rôm sảy. Đó cũng là câu trả lời cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bị rôm sảy bôi thuốc gì?”.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…