Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Các mẹ đã biết: cách trị hăm háng an toàn từ tự nhiên

Các mẹ đã biết: cách trị hăm háng an toàn từ tự nhiên

Hăm háng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là với trẻ sơ sinh khi bé còn phải thường xuyên dùng tã lót. Vậy cách trị hăm háng nào vừa hiệu quả, lại vừa an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm háng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm háng, trong đó có 5 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hăm háng ở trẻ em sau:

– Do bé đóng bỉm quá nhiều và trong thời gian dài khiến bé phải tiếp xúc với các chất thải trong bỉm quá lâu

– Khi tắm xong, các mẹ không lau sạch người cho bé mà quấn tã ngay khiến làn da bé phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

– Trong bột giặt mà các mẹ đang sử dụng để giặt quần áo có một số hóa chất gây dị ứng cho làn da của bé

– Hăm cũng hay xuất hiện khi bé bị tiêu chảy cấp, thường vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.

– Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng là cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm ở trẻ.

Cách trị hăm háng

Đóng bỉm quá nhiều là nguyên nhân gây hăm háng

2. Biểu hiện tình trạng hăm háng ở bé

Để tìm ra cách trị hăm háng. Các mẹ nên chú ý đến các biểu hiện hăm háng thường xuất hiện như sau:

– Xung quanh vùng da bị mà bé hay quấn tã: Háng, mông, bụng dưới,..  hoặc tại vùng quấn tã, da bé có các biểu hiện cấp tính như: xuất hiện những đốt đỏ li ti dày đặc, làm vùng da bé đỏ thậm chí là tiết dịch và sau đó bong vảy.

– Vùng đỏ khiến bé bị dát có thể bắt đầu từ hậu môn của bé, sau đó lan rộng ra mông, đùi, bẹn háng. Lúc này bé thường xuyên quấy khóc, kém ăn, ít ngủ và thường đau đớn khi đi tiêu ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

3. Các cách trị hăm háng

a. Cách trị hăm háng ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không chứa các loại hoạt tính kháng sinh tự nhiên mạnh và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm nên lá trầu không được ứng dụng làm cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả mà vẫn an toàn với làn da con.

Cách làm: Lấy một nắm lá trầu không khoảng 4 – 5 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng. Sau đó cho lá trầu không vào nổi cùng 2-3 lít nước đun sôi và để nguội. Sau đó thấm nước trầu không đã đun để nguội vào khăn sạch rồi lau nhẹ vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần. Kiên trì thực hiện phương pháp này khoảng 3 – 4 ngày là bé sẽ đỡ.

Cách trị hăm háng bằng lá trầu không

Lá trầu không là cách trị hăm háng hiệu quả cho bé

b. Cách trị hăm háng ở trẻ với lá khế

Đặc tính của lá khế là mát và sát khuẩn nên lá khế vẫn thường xuyên được dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng trong, nổi mẩn nói chung.

Cách làm: Lấy một nắm lá khế rồi rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn. Sau đó, cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối rồi cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Sau đó cho vào chiếc chậu nhỏ sạch đã được khử trùng. Cho phần háng, phần bẹn bị hăm của bé vào rửa nhẹ nhàng, bạn nhớ xoa nhẹ nhàng để bé khỏi bị đau vùng da bị hăm nhé. Rửa xong rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé. Một ngày rửa 3 – 4 lần mẹ nhé!

4. Chăm sóc trẻ bị hăm háng thế nào?

Bên cạnh tìm hiểu các cách trị hăm háng các mẹ cũng cần chú ý đến các cách chăm sóc và ngăn bệnh quay trở lại các mẹ cần:

– Các mẹ nên chọn các loại tã có khả năng hút tốt để giúp da của bé khô lâu.

– Thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé đều đặn, ngay cả khi bé không bị ướt

– Không nên đóng bỉm quả nhiều, thỉnh thoảng các mẹ nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí

– Các mẹ có thể dùng chống nắng chứa oxit thao lên vùng da dễ bị hăm cho bé sau mỗi lần thay tã

– Nuôi bé bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt bởi điều này giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của bé

Trên đây những cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả mà lại an toàn vì có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Chúc các mẹ thành công trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…