Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là loại bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và bệnh có thể biến mất mà không còn để lại dấu vết gì.

Nguyên nhân gây chàm sửa ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc và phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em rất phức tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh chàm sữa. Do vậy, việc chăm sóc và phòng tránh chàm sửa ở trẻ sơ sinh rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé.

Thường chàm sữa hay có ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, bú bình, không bú sữa mẹ. Các loại sữa bột trên thị trường thường chứa nhiều chất bổ nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng (chàm sữa) cho trẻ.

Đầu tiên, trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Trẻ hay ngứa gãi nhiều.

Để hạn chế chàm sữa, bạn nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị chàm sữa. Không nên thoa thuốc corticoit (Eumovate) vì có thể gây tác dụng phụ cho da mặt bé như teo da, rối loạn sắc tố da. Không nên lạm dụng thuốc này vì da bé còn non (mỏng) có thể bị kích thích do các hóa chất có trong thuốc.

Nếu bé bị ngứa, có thể cho uống xirô chống ngứa. Nếu da mặt bị rỉ dịch, có thể cho bé uống một ít kháng sinh chống bội nhiễm. Thường thì khi được trên sáu tháng tuổi, bé sẽ tự khỏi bệnh.

Chàm sữa có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây dị ứng được giải quyết. Chỉ điều trị chàm sữa khi trẻ bị ngứa gây mất ngủ, thương tổn rỉ nước, nhiễm trùng. Không nên tự ý thoa các loại thuốc bôi bán trên thị trường nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước ấm, có màu hồng nhạt. Không đưa trẻ đi chích ngừa hoặc tiếp xúc với môi trường dễ lây lan như bệnh viện trong lúc đang bị chàm sữa…

Những biện pháp chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Vệ sinh và tắm rửa

– Bạn nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh bé gãi, hoặc cào xước da

– Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen quá lâu và không được trong nước quá nóng. Chỉ nên tắm từ 5-10 phút trong nhiệt độ khoảng 36oC và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, đồng thời tránh dùng găng khi tắm cho bé.

–Dùng khăn cotton 100% để lau khô da bé một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da.

Trong phòng bé

– Để phòng của trẻ thật thoáng khí, có thể bằng cách bật máy điều hòa, hạn chế để bé trong một căn phòng có đầy khói.

– Thường xuyên quét dọn, vệ sinh phòng của bé để tránh bụi và vụn vải,…

Thực phẩm của bé

– Nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.

– Chỉ nên đa dạng các loại thức ăn cho bé khi bé từ 6 tháng trở đi.

– Nên trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thực phẩm tanh, trứng và một vài loại cá.

Trường hợp chàm sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài, bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ và nên đưa bé tái khám sau mỗi đợt điều trị để chữa dứt điểm.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…