Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Như các bạn đã biết, chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là bệnh viêm ngoài da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Không chỉ ở trẻ sơ sinh, ngay cả trẻ từ 1 đến 2 tuổi cũng có thể khởi phát. Ngay cả khi con bạn chưa mắc phải, bạn cũng cần biết cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn và hiệu quả.

1. Tìm hiểu về cơ chế sinh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là vì trong cơ thể của bé có hệ miễn dịch đang bị rối loạn, gây ra đột biến gen và đã gây ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da bên ngoài của con. Khi hàng rào này bị tổn thương, vi khuẩn đã có cơ hội để xâm nhập vào và tiếp tục làm rối loạn hệ miễn dịch. Da sẽ trở nên khô và ngứa hơn.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là căn bệnh phổ biến

2. Nhận biết các biểu hiện của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Vì các biểu hiện bên ngoài của bệnh chàm sữa gần giống với các bệnh viêm da khác, phụ huynh nên quan sát và chú ý theo dõi xem con có 2 trong các dấu hiệu này hay không. Ví dụ như ngứa nhiều với nổi hồng ban, có mụn nước kèm theo rỉ dịch, các đốm đỏ trên da bị đóng vảy và bé luôn quấy khóc hơn thường ngày. Một khi các bạn biết được các dấu hiệu này, cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ không còn quá khó khăn nữa.

Hai giai đoạn chính gây nên hiện tượng này như sau:

Giai đoạn đầu khởi phát: Da bé xuất hiện hồng ban đỏ, mụn nước và rỉ dịch kèm theo. Một số bé còn có tình trạng vùng da này bị đóng vảy.

Giai đoạn sau khởi phát: Ở giai đoạn này, vùng da bị viêm có thể lan từ 2 má lên trán, xuống cằm hoặc nhiều chỗ khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, vùng da quanh mắt, mũi và miệng thì bé lại không bị. Nặng nhất là khi da bị viêm lên cả các vùng duỗi cánh tay, khuỷu tay, đầu gối và toàn thân.

3. Một vài yếu tố có thể khiến chàm sữa trở nên trầm trọng

Tuy bệnh có thể ở thể nhẹ, nhưng các bạn không nên chủ quan để bé bị chàm sữa nặng hơn. Dưới đây là một số yếu tố mà phụ huynh cần lưu ý khi bé bị hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Các loại hóa chất có thể gây kích ứng da: xà phòng, thuốc tẩy, sữa tắm gội,…

– Thời tiết và khí hậu thất thường: nóng và lạnh, khô,…

– Trong gia đình có người có cơ địa dị ứng

– Tiêm vắc xin ngăn ngừa thủy đậu có thể khiến chàm sữa thêm nặng

– Khói thuốc lá

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể do gen di truyền

4. Gợi ý các cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

4.1. Nếu bé bị chàm sữa nhẹ

Khi hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh có các đốm chỉ nổi li ti, bạn không nên dùng ngay thuốc bôi cho con. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị viêm với dung dịch lactacid pha với nước ấm. Mỗi ngày, bạn hãy bôi lên da của con từ 2 đến 3 lần là được. Sau đó, bạn bôi dầu thuốc gia truyền cho bé đến khi vùng da này hết bị viêm. Bài thuốc này có tác dụng làm mềm da, chữa khô da cho con. Bé sẽ nhanh khỏi trong vòng 2 tuần.

Khi chàm sữa bong tróc và đóng vảy dày sừng nhưng không chảy dịch hoặc máu, bạn cũng có thể áp dụng bài dầu thuốc gia truyền cho con.

4.2. Khi bé bị chàm sữa nặng

Khi da bé bị khô nứt nẻ, chảy máu và chảy là biểu hiện hiện tượng bé bị nặng hãy áp dụng 3 bước chính sau đây:

Bước đầu tiên: Rửa tay sạch và làm sạch vùng da bị viêm cho con

Bất kể bạn bôi thuốc cho con hay không, hãy đảm bảo rằng tay bạn phải được rửa sạch thường xuyên. Sau đó, bạn hãy lau sạch vùng da đang bị viêm với dung dịch nước muối sinh lí (NaCl 0.9%).

Bước 2: Bôi thuốc xanh Methylen hoặc Milian

1 trong 2 loại thuốc này có tác dụng diệt khuẩn nên nó phù hợp để bôi lên vùng da đang bị viêm. Số lần bôi có thể dao động từ 1 đến 2 lần (tùy theo tình trạng da của con bị nứt nẻ và chảy nước vàng nhiều hay ít. Khi bạn thấy vùng da bị viêm không bị chảy máu hoặc chảy dịch vàng nữa, thì bạn nên ngừng bôi cho con. Bạn nên chấm một ít thuốc vào vùng da đang bị rỉ dịch.

Với vùng da nào không chảy nước và không bị khô nứt nẻ, bạn hãy dùng bài thuốc gia truyền. Sau 2 tuần, bé sẽ hết ngứa và vùng da còn viêm sẽ nhanh chóng khỏi.

Bước 3: Chữa sẹo

Chắc chắn, khi chàm sữa ở trẻ sơ sinh biến mất trên da, chúng đều có để lại “tàn tích”. Để chữa sẹo, bạn nên dùng củ nghệ tươi và giã lấy nước. Sau đó, bạn nên lấy tampon chấm lên các vùng sẹo để da chóng lành. Bạn có thể kết hợp bôi tiếp tục bài thuốc gia truyền cho con cho đến khi da con quay trở lại trạng thái bình thường.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…