Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách điều trị bệnh hăm da hiệu quả

Cách điều trị bệnh hăm da hiệu quả

Bệnh hăm da thường gặp ở người có cơ địa suy giảm miễn nhiễm, đái tháo đường, người béo phì và trẻ sơ sinh. Đây là bệnh rất phổ biến và hiện nay có rất nhiều cách giúp chữa trị nhanh và hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hăm da là gì?

Bệnh hăm da là tình trạng da bị viêm, gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm độ ẩm, nhiệt, thiếu sự thoáng khí. Có thể do ma sát giữa những chỗ da xếp lại, mồ hôi, nước tiểu và phân cũng có thể tạo nên các vấn đề về da. Ở một đất nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa như Việt Nam thì bệnh hăm da là hiện tượng rất phổ biến, có thể mắc nhiều lần trong đời.

Đối với trẻ sơ sinh, bệnh hăm da chủ yếu có nguồn gốc từ kích ứng do mặc bỉm tã, do bị quấn quá chặt và thời gian thay chưa hợp lý, để lâu khiến da trẻ bị ẩm liên tục. Bên cạnh đó là môi trường chất thải (phân và nước giải) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bệnh hăm da ở trẻ còn có thể vì mẹ cho bé dùng thực phẩm lạ chứa nhiều axit hay uống kháng sinh, bé bị tiêu chảy dài ngày, da trẻ bị nhiễm trùng nấm men – nấm Candida…

trẻ bị hăm da

Bệnh hăm da là tình trạng viêm tại các nếp gấp da

2. Cách chữa trị dứt điểm bệnh hăm da là gì?

Đối với các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì có cấu trúc da đặc biệt nhạy cảm, yếu hơn người lớn nên cần thận trọng khi dùng các loại thuốc, không sử dụng bừa bãi, tránh các thành phần có tác động quá mạnh hoặc gây dị ứng, tuyệt đối không sử dụng loại kem bôi của bố mẹ cho con. Mẹ có thể tìm mua các sản phẩm kem bôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên lành tính cho bé. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hăm da rất hiệu quả như:

– Sử dụng lá trầu không: Mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm lên vùng bị hăm của bé.

– Cây mã đề: lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo sau đó vò nát rồi thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề giúp làm dịu da và phục hồi những tổn thương trên da do bệnh hăm da gây ra.

– Trị bệnh hăm da với lá khế: Rửa sạch lá khế, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó mẹ dùng mảnh vải sạch, mềm thấm và lau vùng hăm cho bé.

– Dùng búp ổi non: búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rồi rửa chỗ hăm cho bé.

bênh hăm da

Việc chú ý đến cách sử dụng tã giúp bệnh hăm da trẻ em được hạn chế

3. Lưu ý phòng ngừa bệnh hăm da ở trẻ

– Nguyên nhân chính của bệnh hăm da trẻ em là do da trẻ bị kích ứng với phân và nước giải trong môi trường nóng ẩm, bí bách chính vì vậy mà bố mẹ cần chú ý thay tã bỉm thường xuyên cho con. Môi trường thoáng khí ngăn lại trong một giới hạn nhất định sự phát triển của bệnh hăm da.

– Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý chọn tã vừa đúng với kích cỡ của bé, không quấn bỉm quá chặt. Không loại trừ nguyên nhân trẻ bị hăm da do kích ứng với bỉm tã. Trường hợp bé chưa qua giai đoạn mọc răng thì tình trạng này gặp phải rất nhiều, hãy đổi ngay loại tã mới cho trẻ. Vào thời điểm mọc răng, phân của trẻ tăng nồng độ axit dẫn đến tình trạng hăm tã.

– Cùng với đó, mỗi bé có cơ địa khác nhau nên một loại tã (bỉm) hợp với trẻ này nhưng với trẻ khác lại bị kích ứng. Để hạn chế các mối nguy hiểm hoặc rủi ro và đặc biệt là để chữa bệnh hăm da cho trẻ sơ sinh nên sử dụng tã vải 100% cotton, thoáng khí, nhanh khô, thấm hút tốt.

– Ngoài ra, các mẹ nên chú giữ vệ sinh sạch sẽ đảm bảo vùng da của bé tiếp xúc với bỉm luôn được khô ráo

– Tốt nhất các mẹ nên để vùng da bị hăm của bé được thông thoáng bằng cách ít để bé tiếp xúc với bỉm

Hy vọng rằng bệnh hăm da sẽ không còn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ qua những kiến thức trên. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…