Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách phòng tránh và biện pháp chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

Cách phòng tránh và biện pháp chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

Không thể phủ nhận 1 trong những vấn đề đau đầu của các bà mẹ bỉm sữa có con trong độ tuổi mặc tã chính là hăm. Hăm tã có tên khoa học Diaper Rash. Đây là chứng bệnh ngoài da tại khu vực tiếp xúc với tã của trẻ khi các mụn nước nhỏ li ti nổi lên rất nhiều làm bé khó chịu. Lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm tã.

Xem thêm:

ảnh__hăm_tã_mùa_dông_
Phần lớn nguyên nhân gây hăm tã do mẹ vệ sinh không đúng cách

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hăm tã là do nước tiểu của bé hoặc phân “lưu trú” lâu trong tã nên để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu. Đây là kiệu kiện xuất hiện hăm, tấy đỏ và nếu không chữa trị, lớp da bị hăm còn có thể sinh ra mủ khiến bé rất khó chịu.

1. Phòng tránh hăm tã

Phòng ngừa hăm tã là rất quan trọng để bảo vệ làn da, đem lại cho bé sự thoải mái, dễ chịu. Dưới đây là một số phương án mà các mẹ nên chú ý thực hiện:

1. Thay tã thường xuyên

Trẻ bị hăm tã nước tiểu, phân khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Vậy nên một trong những ưu tiên hàng đầu để tránh hăm tã là chăm chỉ thay tã cho bé thường xuyên để ngăn ngừa da tiếp xúc với nước tiểu hay các thành phần mất vệ sinh lưu trữ trong tã. Có như thế, hăm tã sẽ không có điều kiện để phát triển và làm đau bé. Các mẹ nên nhớ thay tã cho con thường xuyên ngay cả khi bạn nghĩ bé không bị ướt.

2. Dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Tuy đơn giản nhưng dùng tả vãi là một cách rất tốt để phòng ngừa hăm tã cho bé. Tã vải có độ mềm cao nên có thể hạn chế được tình trạng da bé tiếp xúc với các chất bẩn trong tã. Từ đó, hăm tã có thể được ngăn ngừa. Ngày nay, các mẹ thường dùng bỉm tã giấy cho tiện và được lâu nhưng sử dụng “cách cổ truyền” lại tốt cho bé hơn rất nhiều nên nếu có điều kiện mẹ hãy dùng tã vải cho con vừa tiết kiệm chi phí vừa chống hăm cho bé.

3. Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã

Không chỉ là việc thay tã thường xuyên, mỗi lần thay tã, các mẹ cũng cần phải vệ sinh thật sạch sẽ vùng mông rồi mới mặc tã mới. Điều này để đảm bảo phần dưới của bé luôn được sạch sẽ từ da cho đến bỉm tã đồng thời ngăn ngừa tối đa hiện tượng hăm tã.

4. Bảo vệ làn da bé từ quần áo

Các mẹ cũng nên chú ý tới quần áo của bé để phòng ngừa hăm tã. Tốt nhất nên cho bé ăn mặc thoáng mát, tránh mồ hôi để da bé luôn khô ráo ngăn ngừa điều kiện phát triển của hăm.

5. Dùng thuốc chống hăm

Nếu không muốn “mất bò mới lo làm chuồng” các mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số loại kem chống hăm ngay từ khi bé chưa bị. Trên thị trường đã xuất khá nhiều sản phẩm chống hăm chuyên dụng cho bé. Mẹ có thể kể đến như sản phẩm kem bôi từ thiên nhiên – Kem EmBé. Kem này giúp tạo một lớp màng bảo vệ, chống cho nước tiểu không xâm nhập vào da bé.
Khi bôi lên da bé, Kem Em Bé phát huy các công dụng như chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo…

2. Một số bài thuốc trị hăm tã hiệu quả

Hăm tã cũng không quá đáng sợ. Nếu biết cách xử trý, các mẹ hoàn toàn có thể chữa hăm tã theo cách dân gian như sau:

1. Chữa hăm bằng lá khế

Chỉ cần một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, mẹ lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé. Không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

hamda_1
Mẹ lưu ý: Nếu dùng biện pháp thiên nhiên phải lựa chọn loại lá an toàn, không thuốc trừ sâu

2. Chữa hăm bằng lá chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trị hăm tã. Kể cả trà túi hay trà xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

3. Chữa hăm bằng Kem EmBé

Kem EmBé được bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên chuyên biệt, có tác dụng ưu việt trong dưỡng và điều trị các bệnh lý về da cho bé như: Hăm tã, Rôm sảy, Chàm sữa, Côn trùng đốt,. Đây cũng là sản phẩm được các nhà khoa học đánh giá cao, TS.BS Nguyễn Như Lan, Nguyên trưởng khoa Lazer Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu TW cho biết: “Trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi để điều trị hăm kẽ, nhưng Kem EmBé so với loại thuốc khác có ưu điểm: chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo tế bào nhanh chóng. Sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thảo dược, an toàn cho bé lại không mất thời gian tinh chế, nấu rửa như các liệu pháp truyền thống, mà còn an toàn, tiện lợi cho các bà mẹ”.

Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khoẻ: 18001796 (miễn cước)

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…