Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

Hăm cổ có thể xảy ra đối với bất kỳ trẻ nào. Điều quan trọng là mẹ cần nắm bắt một số cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh cũng như biện pháp phòng tránh thì những vết hăm này sẽ không bao giờ làm phiền đến bé. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1. Vì sao trẻ dễ bị hăm cổ, nổi mẩn đỏ ở quanh vùng cổ?

Trước khi tìm hiểu cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến hệ quả này. Đó là các yếu tố sau:

– Trẻ bị hăm do ban nhiệt. Trong suốt mùa hè, cái nóng bức dễ gây kích ứng làn da mỏng manh của bé, gây ngứa và làm bé đổ nhiều mồ hôi hơn. Từ đó dẫn đến da của bé dễ bị hăm.

– Hăm cổ do nhiễm nấm, khuẩn: vùng cổ của trẻ sơ sinh là vùng có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh nhất… Chính vì vậy, đây là điều kiện dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn và nhiều loại vi khuẩn, nấm.

– Do ma sát: trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm và đầy đặn, cổ cũng hơi ngắn, do đó những nếp gấp tại vùng cổ ở bé thường chà xát với nhau liên tục. Ngoài ra độ ẩm xung quanh vùng này khá cao, dễ gây kích ứng da.

– Yếu tố khác: khi cho bé uống hoặc ăn, sữa và thức ăn thường bị rơi xuống cổ nhiều lần trong một ngày. Đặc biệt, nếu bé nôn chớ, dung dịch trào ra cũng thường bám dính ít nhiều tại đây. Trong khi đó, vùng cổ khó vệ sinh sạch sẽ và cũng khó khô thoáng.

cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ quan tâm

2. Các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

2.1. Dùng dầu dừa

Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Dầu dừa có đặc tính chống khuẩn, chống viêm da, giúp da sạch sẽ, cách thực hiện đơn giản: mẹ chỉ cần xoa dầu dừa lên phần da bị hăm ở cổ bé, sau đó massage đều sau nửa giờ thì lau sạch có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan mang đến làn da mịn màng cho bé.

2.2. Dùng gạc lạnh

Dùng miếng gạc y tế ngâm trong một chậu nước lạnh và đắp lên vùng cổ trong vài phút. Khi thực hiện xong, bạn nên lau khô nhẹ nhàng. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày. Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

2.3. Sử dụng kem bôi

– Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được rất nhiều mẹ áp dụng. Nhưng bạn nên chú ý các thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại kem này.

– Việc phòng ngừa và chữa trị cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là phải chú ý đến vấn đề vệ sinh.

3. Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Dù tình trạng hăm da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể tự hết sau 7-10 ngày khi được chăm sóc cẩn thận, nhưng nếu như mẹ đã áp dụng các cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh như trên mà không mang lại hiệu quả.

Da bé vẫn xuất hiện các dấu hiệu mẩn đỏ và kèm theo sốt, đồng thời bạn thấy mủ hoặc mụn nước chứa đầy chất lỏng trên da thì rất có khả năng bé đang bị một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này, bé cần phải được khám và điều trị bởi các bác sỹ sớm nhất có thể.

Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu nặng

4. Lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm cổ

– Bên cạnh việc tìm hiểu cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến việc chăm sóc bé khi bị hăm cổ. Lúc này, bé sẽ cảm thấy đau rát, nhưng bé lại không thể nói với mẹ việc này, cho nên việc bé quấy khóc cũng là việc bình thường.

– Cần lau khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp sau khi tắm. Đồng thời, cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng bỉm của bé trước khi mặc tã mới cho bé vì đây cũng là phần dễ hăm ở trẻ sơ sinh.

– Khi sử dụng các loại thuốc bôi cho bé, mẹ nên thử bôi trước ở vùng da cánh tay của bé, nếu vùng da này ửng đỏ lên thì bé của mẹ bị dị ứng với loại thuốc này và không thể tiếp tục sử dụng nó nữa.

– Đối với bé bú mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú sữa đều đặn. Đối với những trẻ ăn dặm, mẹ nên cho bé uống thêm nước.

– Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi có sẵn trong nhà hoặc dùng cho người lớn để bôi cho trẻ khi bé bị hăm bởi da bé còn rất yếu và bé có thể hít phải các loại thuốc này, gây ra kích ứng phổi. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho bé.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…