Hơn 90% viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn. Tuy nhiên, có thể chia viêm da ở trẻ sơ sinh làm 5 loại chính. Mẹ cần nắm rõ các nhóm bệnh cũng như cách trị viêm da ở trẻ sơ sinh theo nhóm bệnh cụ thể. Bài phân tích sau đây sẽ giúp bạn.
Xem thêm:
Viêm da ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu thường gặp, là cách làn da phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Đa số bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường liên quan tới cơ địa dị ứng của trẻ.
Viêm da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là ở trẻ nhỏ. Bởi sức đề kháng cũng như làn da của trẻ non nớt hơn so với người trưởng thành. Những vi khuẩn “cư ngụ” trên da sẽ tận dụng những cơ hội da yếu, da bị trầy xước… để gây viêm nhiễm.
Để hiểu được cách trị viêm da ở trẻ sơ sinh, mẹ cần biết cụ thể con bị mắc loại viêm da nào, có 5 dạng viêm da chính bao gồm:
Đây là một dạng viêm da mãn tính ở trẻ sơ sinh, bệnh còn có tên gọi khác là chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là do yếu tố di truyền, ngoài ra còn các nguyên nhân khác như các yếu tố dị ứng, kích thích từ bên ngoài.
Bệnh của bé có thể thuyên giảm khi bước vào trẻ sơ sinh (50% số ca bệnh). Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng, ức chế kích thích miễn dịch.
Tình trạng nhiễm trùng da đầu thường phổ biến ở trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi. Các biểu hiện điển hình của bệnh bao gồm: có vảy da khô ở vùng đầu, hình ảnh da đỏ tấy, da đầu thường khô hoặc tiết nhiều bã nhờn, dẫn gian thường gọi là cứt trâu.
Đây không phải một bệnh mãn tính và có thể chữa bằng cách vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh phù hợp.
Trẻ sơ sinh thường dễ mắc viêm da mủ vào mùa hè. Mồ hôi, bã nhờn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh viêm da mủ ở trẻ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây viêm da mủ ở trẻ sơ sinh gồm: vệ sinh không đúng cách, sức đề kháng của bé yếu, thay tã bỉm không đúng cách, quần áo thô cứng gây tổn thương da bé.
Chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh chủ yếu tập trung vào việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm mủ. Có thể dùng kháng sinh hoặc các dung dịch tắm, kem bôi để điều trị bệnh.
Nhiễm trùng da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố kich thích gây viêm da như bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo… Bệnh thông thường là cấp tính, ít trường hợp trở thành mãn tính. Thường dễ nhận biết bằng các dấu hiệu như phát ban đỏ, ngứa, nổi mề đay… trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ sơ sinh cần đảm bảo cân bằng giữa phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
Nguyên tắc điều trị là cần ngăn bệnh diễn biến xấu, giảm đau, giảm ngứa, giảm cảm giác kích ứng và ngăn nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
Tuỳ vào mỗi loại côn trùng mà biểu hiện viêm da do côn trùng cắn ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau. Thông thường côn trùng cắn sẽ gây lên các vùng da bị viêm kích ứng cho đến các vùng da bị viêm bỏng nặng.
Trong quá trình điều trị bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh do côn trùng cắn, cha mẹ cần chú ý đảm bảo khu giữ vệ sinh nhà ở, tránh các loại côn trùng nguy hiểm như muỗi, kiến đỏ, bọ ve, kiến ba khoang,…
Mỗi loại bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh sẽ có các cách trị khác nhau dựa theo nguyên nhân, mức độ viêm,…. Dưới đây là cách trị chi tiết của từng bệnh:
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm da, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chẩn đoán nguyên nhân và phân loại bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc khi điều trị viêm da cho trẻ sơ sinh như sau:
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh phổ biến bao gồm:
Nguyên nhân:
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là chàm thể tạng. Do cơ thể trẻ bị dị ứng với thực phẩm hoặc cũng có thể là các tác nhân thông thường ở môi trường tác động lên gen của trẻ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra yếu tố bẩm sinh hay di truyền cũng là những nguyên nhân lớn gây ra chàm thể tạng. Khi gia đình có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, chàm thể tạng, các bệnh về da thì trẻ có tỷ lệ bị bệnh khá cao.
Dấu hiệu nhận biết:
Hiện nay để điều trị khỏi hẳn chàm thể tạng rất khó. Mới chỉ có các loại thuốc bôi, thuốc uống cùng một số phương pháp chăm sóc để làm giảm cũng như ngăn ngừa loại bệnh này. Mẹ có thể tham khảo các cách sau:
Dùng kem bôi cho trẻ sơ sinh:
Dùng thuốc uống:
Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để ngăn ngừa ngứa, viêm, sưng,…Một số loại thuốc như Steroids dạng uống, thuốc kháng Histamine,…
Sử dụng chất (kem) giữ ẩm, làm mềm da:
Bố mẹ nên lựa chọn một số loại kem có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da, kháng viêm để ngừa da bị mất nước cũng như tránh làm da trẻ sơ sinh bị khô. Đặc biệt vào các ngày thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp. Kết hợp với việc chăm sóc da cho bé cẩn thận cho bé mỗi ngày.
Viêm da đầu hay còn gọi là viêm da tiết bã là bệnh về da có thể xuất hiện khi bé được 2-10 tuần tuổi.
Nguyên nhân:
Hiện nay có 2 nguyên nhân chính được cho là gây nên bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh là do một số hormone truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai nghén. Nguyên nhân khác là do tuyến dầu ở đầu, nang lông phát triển, cùng với đó là hiện tượng gia tăng tiết bã nhờn kéo theo nấm men, vi khuẩn gây nên.
Dấu hiệu nhận biết:
Hiện tượng viêm da đầu ở trẻ sơ sinh còn được gọi là “cứt trâu”. Không gây ngứa hay chảy mủ. Tuy nhiên nếu nặng và bị bội nhiễm thì có thể xuất hiện mụn mủ màu trắng, vàng ở da đầu. Vùng da dưới vảy có thể bị đỏ, rát, dày lên, đậm màu.
Thông thường viêm da tiết bã không phải là bệnh lây lan hay bệnh khó chữa. Bệnh thường tự khỏi mà không cần điều trị trong một thời gian. Tuy nhiên bố mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn bằng một số cách như:
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu do tụ cầu, sinh sôi và phát triển do môi trường nóng ẩm, giữ vệ sinh kém. Hoặc do nước mũi của trẻ chảy xuống môi không được lau sạch gây nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết:
Nguyên nhân:
Viêm da mủ do tụ cầu ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ các tụ cầu khuẩn kết hợp với các loại nấm,….tập trung ở lỗ chân lông, nang lông gây nên. Điều kiện thuận lợi gây bệnh là vào mùa nóng ẩm hoặc bé mặc đồ bí mồ hôi, gây tích tụ mồ hôi và dịch bã nhờn dưới lỗ chân lông gây viêm.
Dấu hiệu nhận biết:
Biểu hiện dưới các dạng bệnh gồm viêm nang lông, các lỗ chân lông sưng đỏ, tạo thành các mụn mủ. Nếu bị viêm sâu hơn thì có thể gây mụn mủ dạng sưng tấy theo cụm, đám lớn quanh lỗ chân lông.
Ngoài ra viêm da mủ do tụ cầu ở trẻ sơ sinh còn biểu hiện dưới dạng nhọt, tùy số lượng cũng như kích thước của nhọt. Có nhiều loại nhọt nguy hiểm ví dụ như “nhọt đinh râu” thường sưng đỏ và dễ gây nhiễm khuẩn nặng.
Viêm da tiếp xúc thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
Nguyên nhân:
Đó là do hệ miễn dịch của trẻ kém nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh. Do sự chủ quan của bố mẹ khi ít để ý đến các vùng như kẽ tay, chân, vùng cổ,…. Hoặc do sự tác động từ môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, khói bụi, do tiếp xúc với một số chất gây kích ứng da.
Dấu hiệu nhận biết:
Một số vùng da bị ngứa, đỏ, bong tróc. Da trở nên dễ sưng và rất nhạy cảm. Ngoài ra có thể xuất hiện các nốt sưng hay mụn nước nhỏ ở bề mặt da.
Nguyên nhân:
Trong quá trình vui chơi, hoạt động hoặc ngủ thì các loại côn trùng như muỗi, ong, kiến,…cắn/đốt khó có thể phòng tránh một cách triệt để. Nọc độc hoặc vi khuẩn gây bệnh từ côn trùng có thể phá vỡ “hàng rào bảo vệ” da, gây kích ứng, viêm da.
Dấu hiệu nhận biết:
Xuất hiện các vết, nốt sưng tấy đỏ, ngứa. Có thể đau hoặc chuyển thành các vết sưng xanh đen, tím nếu côn trùng có nọc độc ví dụ như ong, một số loại kiến. Sau một vài giờ chỗ bị đốt nổi mụn nước, có thể có mủ hoặc dịch vàng.
Cách trị viêm da ở trẻ sơ sinh do côn trùng cắn mẹ có thể tham khảo như sau:
Trên đây là 5 dạng bệnh viêm da và cách trị viêm da ở trẻ sơ sinh theo từng bệnh cụ thể mà bố mẹ có thể tham khảo. Để làn da bé luôn mịn màng, khỏe mạnh, mẹ hãy khám bác sĩ để tìm phương án chữa trị ngay khi thấy bé bị viêm da, tránh để bệnh trở nặng.
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.