Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cách xử trí khi trẻ bị hăm ở mông

Cách xử trí khi trẻ bị hăm ở mông

Do sử dụng tã, bỉm thường xuyên nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị hăm tã rất cao, thường gặp nhất là bị hăm mông. Tình trạng hăm tã nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí khiến các mẹ khổ sở vì trẻ thường xuyên quấy khóc. Để nắm được cách trị khi trẻ bị hăm ở mông cho bé, cha mẹ nên tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm ở mông

Trẻ bị hăm ở mông thường có những triệu chứng cơ bản dễ nhận biết như: Khu vực vùng da mông và cả khu vực xung quanh nổi các mẩn đỏ nhỏ, đặc biệt mụn này ngày càng mọc nhiều và không lặn đi, sờ vào vùng da bị hăm sẽ có cảm giác nóng hơn vùng khác, trẻ hay quấy khóc, nhất là khi mẹ thay tã bỉm hoặc vệ sinh trẻ sẽ quấy khóc to hơn. Đặc biệt khi bị hăm nặng thì vùng da mông sẽ có mụn mủ hoặc các vết loét…

trẻ bị hăm da ở mông

Trẻ bị hăm da ở mông là hiện tượng phổ biến ở trẻ

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở mông

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm ở mông là sử dụng loại tã bỉm chất lượng không tốt, do dùng sai cách (không thay tã bỉm thường xuyên cho trẻ), do khâu vệ sinh vùng kín cho trẻ kém (như lạm dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp với độ tuổi, lạm dụng phấn rôm)…Ngoài ra những trẻ mà có sức đề kháng kém, có làn da nhạy cảm hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh cũng là đối tượng rất dễ bị hăm mông.

3. Cách trị khi trẻ bị hăm ở mông

3.1. Kiểm tra kĩ lại loại bỉm đang dùng

Đầu tiên cần xem lại loại tã, bỉm mà bạn đang sử dụng cho con xem có phù hợp hay không, nên chú ý chỉ dùng các loại tã bỉm chất lượng cao, sản phẩm của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng. Bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã bỉm khác nhau, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hàng Trung Quốc tràn lan dễ gây hăm tã. Mẹ nên thay đổi sản phẩm bỉm tã tốt hơn để cải thiện tình trạng bệnh lý của con.

trẻ bị hăm

Cần lựa chọn bỉm có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo

3.2. Vệ sinh sạch sẽ vùng trẻ bị hăm ở mông

– Tiếp đó, đối với trẻ sơ sinh khi dùng tã vì trẻ thường hay đi tiểu nhiều nên mẹ cần phải kiểm tra thường xuyên, cứ 1 tiếng là nên kiểm tra 1 lần, nếu thấy tã ướt thì cần phải tiến hành thay ngay, đồng thời lau khô vùng mông và cơ quan sinh dục.

– Đối với trẻ lớn hơn, sau 3-4h mẹ cần thay bỉm cho bé một lần, dù cho bỉm không đầy thì cũng nên thay, kịp thời thay bỉm ngay khi con đại tiện để hạn chế đối đa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào làn da của trẻ.

– Tiến hành vệ sinh sạch sẽ mông và vùng kín cho trẻ đều đặn: Mẹ không cần vệ sinh liên tục sau mỗi lần trẻ đi tiểu hay vệ sinh, tuy nhiên cũng nên vệ sinh hàng ngày bằng nước ấm, sau khi rửa xong thì dùng khăn bông mềm để thấm và lau khô, tránh lau quá mạnh có thể khiến cho vùng trẻ bị hăm sẽ trầy xước, tổn thương nặng hơn.

– Khi trẻ bị hăm ở mông thì cha mẹ lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh da hàng ngày hoặc dùng phấn rôm. Bởi lúc này vùng da hăm đang bị tổn thương, hoá chất có trong phấn rôm sẽ khiến tình trạng hăm tã của bé trở nên nặng hơn. Thay vào đó mẹ nên dùng nước ấm sạch để rửa.

– Đối với tiết trời mùa hè, mẹ nên hạn chế đóng tã bỉm cho con để tạo sự thông thoáng cho vùng bị hăm, giúp con nhanh hết hăm hơn.

– Khi trẻ bị hăm các mẹ cũng có thể tắm cho trẻ bằng các lá tắm tự nhiên nhưng cần đảm bảo đó là lá tắm sạch, không chứa vi khuẩn và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, đó phải là những loại lá tắm phù hợp với bệnh lý hăm của trẻ như: nước nụ vối, trà xanh, búp ổi, lá khế, cây mã đề, dầu oliu…cũng là những cách trị hăm ở mông cho bé cực kỳ an toàn và hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như Kem EmBé. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ nano curcumin – tinh nghệ siêu thẩm thấu và các thảo dược thiên nhiên được tinh chiết từ cúc la mã, dầu hạnh nhân, vitamin E… với công thức dạng kem dịu nhẹ. Kem EmBé giúp thẩm thấu nhanh vào từng lớp tế bào da, mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc chống hăm tã, côn trùng đốt hay khô da…đồng thời ngừa thâm sẹo vô cùng hiệu quả mang đến làn da mịn màng, trắng hồng cho bé.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…