Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cẩm nang cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tận gốc

Cẩm nang cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tận gốc

Bệnh hăm da (Intertrigo) là tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng (bẹn), kẽ ngón của bàn tay, chân…thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy cách trị hăm cho trẻ sơ sinh nào hiệu quả nhất và cần chú ý gì khi con bị hăm?

cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh

Hiểu nguyên nhân và các kiểu hăm da để chọn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp

Có 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hăm da ở bé:

  • Do làn da trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn, cấu trúc da chưa hoàn thiện nên khả năng hồi phục khi bị tổn thương cũng kém hơn.
  • Do trẻ sơ sinh phải mặc tã trong một thời gian dài dễ gây hầm bí dẫn đến hiện tượng trẻ bị hăm. Ngoài ra, loại bỉm mẹ dùng không phù hợp, gây kích ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
  • Do chế độ chăm sóc bé không hợp lý: Trẻ bị hăm da còn có thể do mẹ mặc đồ quá chật, đồ làm bằng chất liệu quá cứng, không lưu ý lau rửa người thường xuyên cho bé.

Các kiểu hăm tã thường gặp

Các kiểu hăm da thường gặp là hăm tã và hăm cổ. Hăm tã vốn là do bé phải tiếp xúc quá nhiều với bề mặt tã hầm bí. Còn hăm cổ hay xảy ra với các bé mũm mĩm, có nhiều ngấn ở cổ, lại hiểu động nên lúc chơi thường ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi này lưu lại các ngấn ở cổ khiến trẻ bị hăm da ở cổ. Mẹ nên lưu ý vệ sinh thật tốt cho con để tình trạng da con sớm được cải thiện.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng kem bôi da

hăm da là gì

Ưu điểm của cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh này là cho hiệu quả nhanh hơn các bài thuốc từ thiên nhiên, lại vô cùng tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên nếu không lựa chọn cẩn thận sản phẩm kem bôi này không những không trị khỏi cho trẻ bị hăm mà còn khiến làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương trầm trọng.

Vì vậy bố mẹ hãy đảm bảo tuân thủ đúng một số nguyên tắc sau đây để lựa chọn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất.

  • Mẹ hãy nhớ đặc biệt chú ý thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, đã được chứng nhận và kiểm nghiệm lâm sàng như KemEmbe.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại kem bôi của người lớn bôi bừa bãi cho trẻ bị hăm cổ vì làn da của các bé rất nhạy cảm, dùng bừa bãi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Không lạm dụng phấn rôm, không bôi phấn rôm như cách trị hăm cho trẻ sơ sinh vì thành phần của phấn rôm khá phức tạp, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng có nhiều chất gây ung thư.

Lưu ý: Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

Mặc dù tình trạng hăm da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung, hăm da có thể tự hết sau 7-10 ngày nếu được các mẹ chăm sóc cẩn thận, đúng cách và lựa chọn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh phù hợp. Thế nhưng nếu như làn da trẻ bị hăm mãi không đỡ mà lại xuất hiện các dấu hiệu: sốt, phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da, chảy máu, các mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…