Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Cẩm nang thông tin về bệnh chàm sữa mẹ nên biết

Cẩm nang thông tin về bệnh chàm sữa mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) rất phổ biến với trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị lác sữa nhưng liệu bố  mẹ đã trang bị đầy đủ kiến thức trị chàm sữa cho con?

tắm cho trẻ để hạn chế chàm sữa

Mẹ tắm cho bé thường xuyên cũng giúp hạn chế chàm sữa

1. Chàm sữa là gì?

Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng bệnh bị viêm da mạn tính, không lây lan; thường xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (như bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hay chàm thể tạng).

Sở dĩ người ta gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng vì nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ diễn biến trở thành chàm thể tạng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện nay chưa xác định một cách chắc chắn. Tuy nhiên, các nghiên cứu và báo cáo chuyên ngành về tình trạng da liễu này đã chỉ ra bệnh có liên quan mật thiết đến sự phối hợp của hai yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Cơ địa dị ứng
  • Chất gây dị ứng.

Các chất gây dị ứng bắt nguồn từ những thay đổi từ bên ngoài như mạt, ve, con bọ chét, các loại nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm, ở chó mèo, động vật. Hoặc có thể trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể.

Bệnh chàm sữa có liên quan đến những rối loạn về chuyển hóa, tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), và cách cho bú, nhiễm trùng…

3. Cách phòng và trị bệnh hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Có 2 điểm cần thật chú ý khi điều trị cho trẻ bị chàm sữa, đó là chế độ ăn và cách dùng thuốc điều trị đúng cách

3.1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các đồ tanh, đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, các loại đậu phộng, cà chua,…

3.2. Sử dụng thuốc để điều trị chàm sữa

cách trị chàm sữa cho bé

Luôn quan tâm tới trẻ để đổi lấy nụ cười nhé các mẹ

  • Khi những tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì bạn có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như thuốc Milian, Eosin…
  • Khi những tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì bạn có thể bôi cho con các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (từ 7 – 10 ngày);
  • Khi những tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì bạn có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid bôi cho con. Nhưng phải thật cẩn trọng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không nên tiêm chủng ngừa cho trẻ sơ sinh, nhất là tiêm chủng đậu mùa. Vì việc này có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.
  • Không dùng các loại kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bị bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ.

3.3. Các phương pháp điều trị khác. 

Ngoài những lưu ý trên việc chăm sóc da cho các bé đều phải được thực hiện một cách hết sức cẩn thận, việc các bé bị ảnh hưởng bởi chàm sữa trong giai đoạn này là rất nghiêm trọng.

Chú ý là dù dùng thuốc dù bôi hay uống, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều trị phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc, cũng không nên tự ý đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…