Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa bội nhiễm – 7 điều bố mẹ phải biết để tránh nguy hiểm cho con

Chàm sữa bội nhiễm – 7 điều bố mẹ phải biết để tránh nguy hiểm cho con

Chàm sữa ở trẻ tưởng chừng chỉ là bệnh ngoài da đơn giản nhưng chúng có nguy cơ biến chứng thành chàm sữa bội nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy lưu ý ngay 7 điều sau đây để tránh bội nhiễm ở trẻ.

1. Chàm sữa bội nhiễm là gì

Chàm sữa bội nhiễm là tình trạng chàm sữa đã phát triển nặng hơn và có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ nhỏ
Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ nhỏ

Chàm bội nhiễm hình thành khi có sự tác động của các vi khuẩn hay virus lên vết thương hở nơi vùng chàm xuất hiện. Quá trình diễn biến của bệnh chàm bội nhiễm bao gồm 02 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: khởi phát mụn nước trên bề mặt da, da bị đỏ ửng, phù nề và kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Khi các mụn nước bị vỡ sẽ làm nước vàng chảy ra gây ra các vết dày sừng trên da trẻ.
  • Giai đoạn mãn tính: các triệu chứng cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài và có thể xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, tổn thương da nghiêm trọng do chàm bội nhiễm gây nên.

Khác với chàm sữa, chàm bội nhiễm có thể gây ra những biến chứng khôn lường đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem thêm :

2. Nguyên nhân gây chàm sữa bội nhiễm

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, các bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị đúng cho trẻ.

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm bội nhiễm bao gồm:

  • Nhiễm nấm da: các vùng da ít tiếp xúc, có nếp gấp thường là khu vực vô cùng thuận lợi cho nấm da phát triển.
  • Tụ cầu vàng: đây là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da, kể cả người lớn. Vi khuẩn tụ cầu vàng sẽ làm vùng da nhiễm chàm lan nhanh và khó điều trị hơn.
  • Virus Hepes Simplex (HSV_1): đây là một loại virus khá nguy hiểm. Chúng có thể gây ra các vết loét trên vùng da nhiễm chàm của trẻ. Mặt khác, chúng còn là nguyên nhân của các biến chứng nhiễm trùng máu, mù lòa và có thể gây tử vong.
  • Yếu tố cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng thường dễ mắc chàm sữa hơn trẻ khác.
  • Do bệnh lý trong người như viêm mũi dị ứng, viêm xoang… cũng khiến bệnh chàm sữa bội nhiễm dễ khởi phát.
  • Điều kiện vệ sinh kém khiến các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tiếp xúc với vết chàm bị trầy xước gây nặng thêm.
  • Sức đề kháng kém, thiếu hụt vi chất khiến cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công gây bệnh.
Nguyên nhân gây chàm sữa bội nhiễm
Sức đề kháng kém khiến các virut dễ dàng tấn công gây bệnh

3. Biểu hiện chàm sữa bội nhiễm ở trẻ

Tương tự như những bệnh lý thông thường khác, chàm sữa bội nhiễm cũng cần thời gian phát bệnh. Do đó, bố mẹ có thể quan sát và nhận diện bệnh thông qua các biểu hiện tự phát trên người của trẻ.

  • Da nóng, rát, ngứa và ửng đỏ, phát ban ở mặt và cổ. Trẻ cảm thấy khó chịu, gãi nhiều làm da bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Da đỏ, nổi nhiều mụn nước li ti, có dịch vàng, mụn nông, nổi rõ trên bề mặt da. Đôi khi kèm theo mủ hoặc dịch trắng. Những mụn nước nếu vỡ ra có thể gây viêm loét, nhiễm trùng, tình trạng chàm sữa thêm nặng.
  • Da bị bong tróc: Sau khi mụn nước khô lại, vùng da bị chàm trở nên khô, bong tróc da, sẩn mảng có mủ màu vàng.
Biểu hiện của chàm sữa bội nhiễm
Biểu hiện của chàm sữa bội nhiễm

4. Các biến chứng nguy hiểm của chàm sữa bội nhiễm

Chàm sữa bội nhiễm cũng như những tình trạng viêm da cơ địa khác, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm.

  • Gây ra các vết thương lở, nhiễm trùng đòi hỏi bố mẹ phải ưu tiên điều trị trước. Do đó, thời gian điều trị bệnh chàm bị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, khó ngủ.
  • Gây ra các vết rộp da.
  • Các vết trầy, vết thương hở, vùng da viêm nhiễm,….nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo trên da của trẻ.
  • Không dừng lại ở đó, tình trạng bội nhiễm còn có khả năng gây ra nhiễm trùng máu thông qua sự tiếp xúc giữa virus, vi khuẩn và các vết thương hở.
Biến chứng của chàm sữa bội nhiễm ảnh hưởng tới trẻ
Biến chứng của chàm sữa bội nhiễm ảnh hưởng tới trẻ

5. Cách điều trị hiệu quả chàm sữa bội nhiễm

5.1. Hạn chế chàm sữa bội nhiễm bằng vệ sinh cá nhân cho trẻ

Có thể nói, điều ưu tiên hàng đầu đối với các bệnh ngoài da chính là vấn đề vệ sinh thân thể. Do đó, bố mẹ cần lưu ý tắm rửa thường xuyên cho trẻ, cẩn thận lau chùi kỹ các vùng da ít tiếp xúc, có nếp gấp như nách, bẹn, nhượng chân,…

Nên tắm bằng nước ấm, sạch và dùng khăn lau mềm. Không nên tắm quá lâu và hạn chế dùng xà phòng, sữa tắm.

Vệ sinh cá nhân giúp hạn chế chàm sữa
Vệ sinh cá nhân giúp hạn chế chàm sữa

5.2. Sử dụng sản phẩm điều trị có nguồn gốc thiên nhiên

Trong những trường hợp chàm sữa bội nhiễm bị nhẹ, bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các loại kem bôi chuyên biệt để điều trị cho trẻ. Nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa corticoid, không paraben để đảm bảo an toàn, lành tính với làn da mỏng manh của bé.

Kem EmBé với chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem EmBé giúp ngăn ngừa và chữa trị nhanh chóng bệnh chàm sữa, trả lại cho bé làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Thành phần Kem EmBé bao gồm:

  • Tinh nghệ Nano (Nano Curcumin) kháng viêm tự nhiên, giúp giảm viêm da, nhanh lành vết thương, tái tạo và phục hồi nhanh vùng da bị tổn thương do chàm sữa.
  • Tinh chất Cúc la mã giúp kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn gây chàm sữa.
  • Tinh dầu hạnh nhân và Vitamin E giúp duy trì độ ẩm của làn da, hết khô da, nứt nẻ.
  • Kẽm Oxyd có tác dụng kháng khuẩn, làm săn da, tạo lớp màng bảo vệ và chữa lành vùng da bị tổn thương.
Chất kem mát, thẩm thấu nhanh giúp vùng da bị chàm nhanh phục hồi và không bị thâm sẹo.
Chất kem mát, thẩm thấu nhanh giúp vùng da bị chàm nhanh phục hồi và không bị thâm sẹo.

5.3. Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ

Nếu các bố mẹ phát hiện thấy những dấu hiệu chàm sữa bội nhiễm trên da trẻ nhưng chưa biết cách xử lý nào mới thực sự hiệu quả thì cầu cứu thầy thuốc chính là giải pháp an toàn nhất.

Với các phác đồ điều trị thông thường, phương pháp điều trị cơ bản có thể được chia thành:

  • Đối với nhiễm virus: áp dụng các toa thuốc có hiệu lực chống virus để sử dụng;
  • Đối với nhiễm nấm: sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị nấm hoặc dùng thuốc bôi, kem bôi.
  • Đối với nhiễm khuẩn: trẻ sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh tại chỗ, trong đó ưu tiên các nhóm thuốc có tác động lên nhóm vi khuẩn tụ cầu vàng.

Tùy theo các nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương pháp khác nhau nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đưa trẻ đi gặp bác sỹ khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm
Đưa trẻ đi gặp bác sỹ khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm

6. Mẹo đơn giản giúp phòng tránh chàm sữa bội nhiễm

Chàm sữa bội nhiễm gây ra nhiều phiền toái cho trẻ nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh chúng với những điều lưu ý nho nhỏ sau:

  • Thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ, nhất là quần và tã lót,….
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, đệm, nơi sinh hoạt của trẻ;
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo và các loại động vật để hạn chế sự tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh;
  • Đối với trẻ còn bú, mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa chất ARA như cá biển nhằm tăng khả năng đề kháng cho trẻ trước các tác nhân dị ứng. Đồng thời nên hạn chế ăn nhiều trứng và trứng cá, mỡ và nội tạng động vật…
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

7. Lưu ý khi trẻ bị chàm sữa bội nhiễm

  • Nên tắm cho trẻ với nước ấm để làm dịu da trẻ, giảm đỏ và hạn chế kích ứng trên da;
  • Sử dụng kem bôi chuyên biệt để ngăn ngừa, giữ ẩm da như Kem EmBé;
  • Chỉ nên cho trẻ tắm với các loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ;
  • Cắt móng tay thường xuyên nhằm hạn chế bé làm trầy xước da khi gãi ngứa;
  • Giữ da bé luôn khô ráo, thường xuyên thay đồ nếu trẻ đồ mồ hôi; thay tã cho trẻ ít nhất 3 lần mỗi ngày,…
  • Không nên cho trẻ bị chàm sữa đi tiêm chủng hoặc tiếp xúc với những người vừa tiêm chủng;
  • Nếu bệnh của trẻ tương đối nhẹ, không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường bệnh viện vì có thể làm bé nhiễm trùng thêm.
Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa bội nhiễm

Những thông tin chi tiết về chàm sữa bội nhiễm cùng như biện pháp điều trị trên đây hy vọng sẽ là cứu cánh tuyệt vời cho bố mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bố mẹ hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi dưới bài viết này nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…