Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa

Nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm sữa được tổng hợp trong bài viết này, sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về các loại sản phẩm này.

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm?

Chưa có khẳng định cụ thể và rõ ràng về nguyên nhân gây chàm sữa, nhưng gen di truyền từ bố mẹ có thể đóng một vai trò nhất định.

Khi bị chàm sữa, hầu như lúc nào da bé cũng bị khô và ngứa. Nhưng trong thời gian “bùng phát”, những vùng này trở nên xấu đi và bị viêm nặng hơn. Điều này xảy ra bởi hệ thống miễn dịch của bé phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng.

Đôi khi chàm sữa trên da bé có thể bị kích thích bởi các hóa chất như chất tẩy rửa trong lúc bé tắm, khi da bé tiếp xúc với xà phòng, dầu gội đầu, bột giặt và chất làm mềm vải. Hãy sử dụng các cách khác để tắm cho bé thay vì xà phòng và chất tẩy rửa như thông thường.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Cần nhanh chóng điều trị bệnh giúp bé.

Bệnh chàm sữa này có thể khiến bé trở nên rất đau bởi thực sự rất khó để bé không gãi (do ngứa), do vậy da bé dễ bị trầy xước và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bệnh chàm có thể làm phiền giấc ngủ của trẻ và nếu trẻ có nhận thức rõ ràng, còn gây ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ.

3. Điều trị chàm sữa như thế nào

Các mức độ trị chàm sữa khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trong của bệnh. Nếu bé con chỉ bị chàm nhẹ với một vài vùng đỏ và ngứa, bạn có thể chỉ cần sử dụng kem dưỡng da, kem hoặc thuốc mỡ làm mềm da, đôi khi kết hợp với một loại kem steroid có độ bền thấp.

Giữ ẩm làn da của em bé để tránh tình trạng “bùng phát” của chàm sữa là rất quan trọng. Tất cả trẻ em bị chàm sữa đều cần làm mềm da nhiều lần trong ngày, ngay cả khi không có các vết chàm trên da bé, bởi việc này ngăn không cho da bị khô quá nhiều.

Bạn có thể phải sử dụng một lượng lớn kem dưỡng da bé một cách thường xuyên. Kem nước là chất làm mềm tốt nhất bạn nên… tránh, bởi nó có thể chứa chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da bé nhà bạn đấy.

Ngoài ra có thể điều trị bệnh chàm sữa bằng lá trầu không, lá khế …. nhưng những phương pháp này đơn giản và đã có từ lâu đợi. Được sử dụng rộng rãi từ thơi xưa được đúc rút kinh nghiệm từ các lớp cha ông đi trước.

4. Việc sử dụng steroid có gây hại cho da bé không?

Các bác sĩ thường khuyên rằng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ steroid, như một chất làm mềm cho da. Steroid dạng kem và thuốc mỡ an toàn nếu bạn có thể sử dụng đúng cách. Tác dụng phụ chính của chúng là làm mỏng da bé nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Khi sử dụng kem steroid, chỉ sử dụng nó trên các khu vực bị chàm thôi mẹ nhé, không quá hai lần một ngày, và hãy nhớ luôn sử dụng nhiều kem làm mềm da. Bạn có thể thoa nhiều chất làm mềm theo nhu cầu của da bé.

Việc sử dụng các kem dưỡng để điều trị chàm sữa cho trẻ em khá là hay và cần thiết để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của bệnh.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu khu vực bị chàm sữa lan ra?

Chàm sữa có thể phức tạp do nhiễm trùng da, thường do bé ngứa quá, gãi cho đến khi da bị xước, vỡ. Nếu nốt chàm sữa của em bé bị nhiễm trùng, nó có thể chảy máu, bong lớp da trên hoặc chảy nước. Nếu chỉ có một khu vực nhỏ bị chàm, em bé có thể cần dùng một loại kem kháng sinh. Nếu một khu vực rộng lớn bị nhiễm bệnh, bé sẽ cần dùng thuốc kháng sinh mạnh hơn bằng đường miệng.

6. Làm gì để ngăn da bé bị chàm sữa?

cho con bú là cách phòng bệnh chàm sữa khá hiệu quả

Cho em bé bú là các phòng bệnh khá tốt

Mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong vòng ít nhất 4 tháng đầu, điều đó có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh chàm và các dị ứng khác.

Một số trẻ bị bệnh chàm da có thể bị dị ứng với sữa bò. Nếu em bé bú sữa công thức, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thử một công thức protein thủy phân. Ngoài ra, sữa đậu nành và sữa dê không được khuyến khích sử dụng.

Không có bằng chứng chắc chắn nào về việc tránh các loại thực phẩm nhất định trong khi đang cho con bú hoặc trong khi mang thai sẽ ngăn bé bị chàm sữa. Nhưng bạn nên tham khảo kĩ hoặc nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú và ăn một loại thực phẩm nào đó có vẻ sẽ gây phản ứng dị ứng với đứa trẻ.

Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng probiotic (hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung, hoặc thực phẩm như sữa chua) trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị bệnh chàm, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

7. Những biện pháp khác

Một vài biện pháp khác để hạn chế sự khó chịu cho bé mà mẹ có thể thử tại nhà:

  • Nếu tinh tế, mẹ có thể viết tại nhật kí chăm sóc da cho bé để xem điều gì có thể là nguyên nhân gây chàm sữa cho bé nhà mình.
  • Một số chuyên gia tin rằng tiếp xúc với một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm sữa. Vậy nên hãy tham khảo bác sĩ về chế độ ăn của bạn.
  • Một số bác sĩ tin rằng ve bụi nhà gây ra một số trường hợp bệnh chàm, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn. Vì không thể loại trừ hoàn toàn ve bụi, nhiều bác sĩ tin rằng tốt hơn là nên tập trung vào điều trị bệnh chàm.
  • Quần áo cotton có thể giúp, trong khi đó, len và sợi tổng hợp có thể làm cho bé quá ấm, và làm cho bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng quần áo xếp lớp cho bé để bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ của bé dễ dàng hơn.
  • Giữ cho móng tay của bé ngắn để giúp ngăn ngừa kích ứng da do bị trầy xước.

Chàm sữa là bệnh có cơ chế dị ứng và nó không liên quan gì nhiều tới chuyện đề kháng và nhiễm khuẩn. Vậy nên, mẹ bé đừng đợi cơ thể không chống đỡ được mới điều trị. Bạn cần phải xử lý ngay bởi chàm sữa càng để càng nặng. Hãy cho bé bôi thuốc hoặc uống thuốc ngay.

Nếu không điều trị tốt, chàm sữa sẽ lan rộng, bé sẽ cào gãi, chảy nước, lúc đó từ một bệnh vô khuẩn thành một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da hệ trọng và sẽ khiến bé rất đau và ngứa. Đây là những dấu hiệu của bệnh chàm sữa nặng nhất cần phải có biện pháp điều trị bệnh.

8. Những thực phẩm mẹ không nên ăn khi bé bị chàm sữa

Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể bé với một loại protein có trong thức ăn. Khi vào hệ tiêu hóa thì chúng sẽ được vận chuyển lên máu, và kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu, sau đó làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin, từ đó gây ra dị ứng.

Đặc biệt, dị ứng thực phẩm thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng, vậy nên mẹ càng phải chú ý.

chàm sữa ở má trẻ

Làn da bé đang hồi phục sau khi bị chàm sữa

Khi bé bị chàm sữa, mẹ nên tránh những thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm từ sữa: Bao gồm tất cả các loại sữa bò tươi nguyên chất, sữa chua hay phomai, kem,… Đây là những chế phẩm từ sữa có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. 
  • Đậu nành: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh bị dị ứng với đậu nành mặc dù đậu nành rất lành tính và giúp cung cấp một lượng lớn estrogen cho phụ nữ cho con bú.
  • Trứng: Một quả trứng trung bình chứa đến 6-7gr protein, thế nên mẹ bỉm sữa cần hạn chế ăn trứng (cả 2 loại lòng) khi con bị chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng sẽ gây nên cơ chế phản ứng, khiến hệ miễn dịch của bé giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Không chỉ nên ngừng ăn trứng gà.
  • Lạc (đậu phộng): Dị ứng lạc hay đậu phộng là hiện tượng thường gặp, thế nên để đảm bảo cho bé yêu, mẹ cũng nên tránh các món ăn từ lạc.
  • Hải sản và thịt bò: Đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm khá cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ. Chất đạm khi ăn vào, sẽ được tiêu hóa thành axit amin trước khi được hấp thụ vào máu nguy cơ tạo thành chuỗi peptit – đây chính là tác nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Nội tạng động vật: Đây cũng là một “thủ phạm” bởi có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao, dễ làm tăng mỡ máu và gây ra các bệnh tim mạch ở các bà mẹ bỉm sữa. 

yêu thương và chăm sóc bé nhiều hơn để khỏi bệnh chàm sữa

Cho bé bú sữa mẹ là phương pháp phòng bệnh tốt nhất

Chốt lại, chàm sữa hay viêm da dị ứng là bệnh mà không bà mẹ bỉm sữa nào muốn con mình mắc phải. Da bé vẫn còn non nớt, yếu đuối, mẹ đâu nỡ để con bị khô, ngứa và đau đến vậy.

Tìm hiểu thêm về chàm sữa: Tổng hợp thông tin chàm sữa

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…