Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể trị dứt điểm không?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể trị dứt điểm không?

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh (eczema) hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Chàm là một bệnh dị ứng đặc biệt mà mẹ hay nhầm lẫn cho rằng bé bị lác sữa. Bệnh chàm tuy khoogn nguy hiểm đến tính mạng nhưng là bệnh mãn tính kéo dài và rất khó trị dứt điểm. Trẻ thường bị bệnh chàm khi được 2-6 tháng tuổi làm cho da trẻ đỏ, sần và rất ngứa ngáy khó chịu.

1. Biểu hiện của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ các vết chàm nổi trên mặt. Mặt trẻ bị chàm thường bị tấy đỏ, sần khô và chảy nước gây ngứa.

Từ đó chàm lây khắp các vị trí trên cơ thể thậm chí có bé bị khô, rát và ngứa toàn thân.

Chàm làm trẻ ngứa nên trẻ thường vô thức gãi, càng gãi lại càng ngứa vì khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm. Thậm chí việc trẻ gãi còn gây ra lở loét nhiễm trùng rất là nguy hiểm.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

2. Nguyên nhân bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chàm sữa có thể do nguyên nhân từ gen, do nguyên nhân di truyền hay do nguyên nhân là cơ địa. Cơ địa của bé có thể do tiền sử gia đình có người bị chàm hoặc bị hen suyễn. Trẻ có cơ địa này khi tiếp xúc với một số yếu tố dị ứng sẽ dẫn đến viêm da (chàm)

– Yếu tố gây ra dị ứng đó thường là:

+ Sữa: là yếu tố thường gây ra dị ứng nhiều nhất ở trẻ nhỏ nhất là đối với trẻ uống sữa bò. Nếu trẻ bị dị ứng với sữa thì thường biểu hiện rất sớm ngay khi trẻ mới 1-2 tháng tuổi mà mọi người vẫn hay gọi là chàm sữa.

+ Thức ăn: Khi bé lớn hơn bị chàm thì yếu tố cũng trở thành nguyên nhân khởi phát chàm ở trẻ đó là thức ăn. Vì có thể cơ địa trẻ dị ứng không hợp với thức ăn đó nên dẫn đến hiện tượng chàm gây ngứa ngáy khó chịu ở trẻ.

+ Hóa chất (xà phòng, sữa tắm, nước xả vải): có thể cũng là nguyên nhân khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Có thể nói chàm là một loại dị ứng đặc biệt, nhiều trường hợp rất khó để xác định nguyên nhân, vì có thể đôi khi trẻ bị khởi phát chàm bởi một số yếu tố khởi phát gián tiếp khiến trẻ bị kích thích và nổi chàm như: nóng quá, lạnh quá, thời tiết thay đổi đột ngột, mồ hôi,… nên việc xét nghiệm máu cũng không hẳn tìm ra nguyên nhân chính xác mà hầu hết khi trẻ bị chàm ở trẻ sơ sinh, mẹ nên xem xét yếu tố tiếp xúc của trẻ để tìm đúng nguyên nhân thì sẽ có phương thức phòng ngừa hiệu quả hơn.

3. Cách phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trước hết để điều trị chàm hiệu quả mẹ nên tìm ra nguyên nhân gây chàm ở trẻ để phòng ngừa chàm.

– Nếu trẻ bị chàm do sữa bò thì nên tạm dừng sữa bò cho trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu không có sữa mẹ thì có thể cho bé uống sữa công thức, sữa hạt,…

– Cha mẹ nên sử dụng sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên, sử dụng xà phòng không mùi, không sử dụng nước xả vải những loại hóa chất mùi thơm  để phòng ngừa yếu tố môi trường gây khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

– Thời tiết nóng nực nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton mát mẻ, mềm mại để tránh đổ mồ hôi gây ra bị chàm hoặc sẽ bị nặng hơn nếu trẻ mắc chàm rồi.

– Nên tắm nước mát để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột quá nóng hay quá lạnh gây khởi phát chàm. Hạn chế tắm nước nóng làm da trẻ khô, dễ kích ứng nổi mẩn đỏ.

chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nên mặc quần áo mát mẻ khi trẻ bị chàm

4. Cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên phòng ngừa như trên để hạn chế nguyên nhân khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ bị chàm rồi thì ngoài việc phòng ngừa như vậy để điều trị chàm thì mẹ cần làm sau:

– Cách điều trị chàm chủ yếu vẫn giữ cho da luôn ẩm để bớt ngứa. Và thuốc điều trị chủ yếu là thuốc thoa kem giữ ẩm cho da.

– Đối với trẻ bị chàm nhẹ (chỉ nổi vài vị trí trên cơ thể) thì có thể dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm da cho trẻ như: vaseline, cetaphil, dầu dừa.

– Đối với trẻ bị nặng có thể dùng thuốc thoa chứa corticoid. Cách sử dụng corticoid cần lưu ý như sau:

+ Corticoil chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn

+ Nếu ngứa vùng mặt chỉ nên bôi corticoil loại nhẹ. Không được bôi loại nặng bởi nó có khả năng teo da.

– Bên cạnh đó nếu trẻ bị nặng quá ngứa có thể cho trẻ uống thuốc kháng Thuốc kháng histamine có hai loại là loại gây buồn ngủ và loại không gây buồn ngủ. Loại gây buồn ngủ có tác dụng hơn tuy nhiên không nên dùng loại này cho trẻ dưới 2 tuổi.  Nhưng việc sử dụng thuốc nên có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc để đảm bảo sức khỏe.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…