Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Chàm sữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

Chàm sữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

Chàm sữa trẻ sơ sinh là bệnh viêm da mà theo thống kê cho thấy có đến 20% trẻ sơ sinh mắc chứng chàm sữa khi vừa chào đời. Để điều trị chàm sữa hiệu quả, các mẹ cần lựa chọn đúng phương pháp và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.

Xem thêm:

1.Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? 

Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa, eczema) là một thể bệnh viêm da ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi và không lây nhiễm. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và tiến triển thành chàm thể tạng.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Trẻ sơ sinh thường bị chàm sữa

2. Nguyên nhân gây ra chàm sữa trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra chàm sữa trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân được cho là liên quan mật thiết với bệnh lý này.

2.1. Nguyên nhân bên trong

– Do trẻ sơ sinh cơ địa dễ bị dị ứng

Do yếu tố về gen khiến cho hệ thống miễn dịch của trẻ quá nhạy cảm. Hệ quả là các phản ứng viêm, dị ứng bị kích hoạt dễ dàng khi có những bất thường về môi trường sống hay có tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. 

– Do gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết, chàm sữa trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi trẻ mọc răng hay bị ốm do thời tiết…

Các bác sĩ cho biết nguy cơ trẻ bị chàm sữa sẽ cao hơn nếu được sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch như hen suyễn, dị ứng da, dị ứng thời tiết….

– Do có sự thay đổi hoặc rối loạn trong quá trình chuyển hoá trong cơ thể trẻ

Khi trẻ lớn lên, quá trình chuyển hóa trong cơ thể có thể bị rối loạn và tác động đến hoạt động của hệ miễn dịch của bé. Cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn với tác nhân gây bệnh từ đó khiến chàm sữa khởi phát.   

2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Các yếu tố từ bên ngoài môi trường sống cũng làm khả năng bị chàm sữa tăng lên.

Lựa chọn cẩn thận thực phẩm là hải sản khi mẹ mới sinh

Mẹ cần cẩn thận khi ăn hải sản trong giai đoạn đang cho con bú

– Trẻ sơ sinh bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ qua sữa mẹ. Chàm sữa trẻ sơ sinh đặc biệt dễ xảy ra khi mẹ không có thời gian kiêng cữ về chuyện ăn uống ở giai đoạn này.

Một số trẻ bị dị ứng bẩm sinh với đồ tanh, hải sản, trứng, lạc, tôm cua… Nếu mẹ ăn những thực phẩm này thì nguồn sữa mẹ sẽ mang các chất gây dị ứng và làm bé bị chàm sữa.

– Do khói bụi, thời tiết 

Môi trường sống ô nhiễm hay sự thay đổi thời tiết thất thường có thể tác động lên làn da mỏng manh của bé và khởi động của các tế bào miễn dịch nhạy cảm. Chàm sữa trong trường hợp này sẽ được khắc phục nhanh chóng khi môi trường sống của bé được cải thiện.

– Do trẻ tiếp xúc với lông động vật 

Rất nhiều các ca dị ứng, chàm sữa trẻ sơ sinh xảy ra là do dị ứng với lông động vật. Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần có biện pháp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của vật nuôi như chó mèo với trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý không sử dụng các loại nước hoa, nước xịt phòng, nước xịt hóa học quá nhiều trong phòng của con.

trẻ em bị dị ứng với lông thú nuôi trong nhà

Lông vật nuôi có thể gây dị ứng

3. Các giai đoạn và biểu hiện chàm sữa trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ, bệnh chàm trải qua 5 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, chàm sữa sẽ có những biểu hiện khác nhau. 

3.1. Giai đoạn 1: Da tấy đỏ

Da tẩy đỏ do bị chàm sữa

Hai bên má ửng đỏ khác hẳn với vùng da xung quanh

Đây là những biểu hiện đầu tiên khi chàm sữa mới xuất hiện. Vùng da bị chàm của bé xuất hiện mảng đỏ hơi căng và có cảm giác hơi ngứa, sần nhẹ. Sau một vài hôm, mảng da đỏ không mất đi mà càng sậm màu hơn, sưng lên. Các hạt trắng đục li ti bắt đầu xuất hiện sau đó lớn dần thành các mụn nước. 

3.2. Giai đoạn 2: Nổi mụn nước

nổi mụn nước khi bị chàm sữa

Mụn nước nổi lên ở vùng da bị đỏ trước đó

Từ các hạt trắng li ti, mụn nước nhỏ bắt đầu hình thành và có thể kết hợp với nhau lớn dần lên. Mụn này có thể lan ra vùng da xung quanh và xuất hiện dày đặc theo từng đợt. Các tổn thương do mụn nước gây ra là tổn thương nông.

Chàm sữa trẻ sơ sinh gây ra sự khó chịu cho các bé, khi bị bệnh này các bé thường khóc quấy và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé cho nên cần điều trị sớm. Đặc biệt là ở giai đoan này khi bắt đầu nổi mụn nước.

3.3. Giai đoạn 3: Chảy nước

Các mụn nước bị vỡ tự nhiên hoặc do bé gãi/cọ mặt vào gối khi ngứa. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện tổn thương hở là các vết trợt với nguy cơ bội nhiễm rất cao. 

3.4. Giai đoạn 4: Da nhẵn

da dẵn là chàm sữa đã qua giai đoạn mụn nước

Khi sờ vào có cảm thấy căng, nhẵn, không mịn màng

Mụn nước bị vỡ sau cùng sẽ giải phóng ra huyết thanh. Dịch thể này từ các vết mụn sẽ liên kết với nhau tạo thành các vảy cứng. Một khoảng 1 -3 ngày, lớp vảy cứng bong ra để lộ một lớp da nhẵn bóng. 

3.5. Giai đoạn 5: Bong vảy da

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tiến triển của bệnh chàm sữa. Lớp da mỏng nhẵn bóng rạn, nứt và bong dần đi và để lộ lớp da mới thật sự của bé ở phía dưới. Thông thường, vùng da sau khi bị chàm sữa sẽ dày và có màu đậm hơn so với vùng da xung quanh.

4. Cách điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh

Dưới sự tư vấn của bác sĩ và những người có chuyên môn, mẹ có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau để điều trị chàm sữa cho con.

4.1. Sử dụng cách dân gian điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh

Sử dụng các cách dân gian điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh vẫn được lưu truyền từ xưa đến nay bởi hiệu quả thực tế mà nó đem lại. Dưới đây là một số cách chữa chàm sữa phổ biến nhất.

– Sử dụng lá trầu không

chữa chàm sữa bằng lấ trầu không

Lá trầu không có khả năng kháng viêm rất hữu hiệu

Lá trầu không được sử dụng trong điều trị chàm sữa như một kinh nghiệm từ ngày xưa. Gần đây, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được thành phần tinh dầu trong lá trầu không có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, các phenol, tanin và vitamin… có khả năng kích thích tái tạo da rất hiệu quả.

Cách sử dụng lá trầu không cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy 2 – 3 lá trầu đun sôi với nước sau đó hòa loãng cùng nước tắm cho con.

– Sử dụng dầu dừa 

dầu dừa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

Dầu dừa vừa dưỡng ẩm vừa kháng viêm

Điểm vượt trội của dầu dừa là thành phần vitamin E dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng chống viêm đồng thời kích thích tái tạo các tổn thương trên da. Ngoài ra, acid lauric trong dầu dừa cho khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Các Phytonutrients và polyphenols trong dầu dừa có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường liên kết các tế bào da ở vùng bị tổn thương.

Việc sử dụng dầu dừa cũng giúp giữ độ ẩm tự nhiên cho da của bé, giảm ngứa ngáy và đau rát trong giai đoạn bệnh tiến triển.

Để sử dụng dầu dừa, mẹ chỉ cần thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa. Sau khoảng 15 phút khi da đã thấm dầu dừa, mẹ dùng giấy mềm để thấm hết phần dầu dư thừa trên da của con.

– Sử dụng lá trà xanh để chữa chàm sữa trẻ sơ sinh đã có từ lâu việc này phổ biến hơn khi ngày xưa ít có thuốc điều trị.

chữa chàm sữa bằng trà xanh

Trà xanh lành tính và an toàn cho bé

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, trích xuất các thành phần trong lá trà xanh cho thấy khả năng điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Cụ thể:

  • Các hoạt chất thuộc nhóm polyphenol (epigallocatechin gallate, epicatechin gallate , epicatechin…) có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và giúp da bớt khó chịu, nhạy cảm.
  • Các flavonoid như kaempferol , quercetin và myricetin… có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm tại vùng da bị chàm.
  • Vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, mangan, thiamin (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Vitamin, vitamin C,…có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da giúp da phục hồi tốt hơn.

Cách sử dụng lá trà xanh để điều trị chàm sữa như sau:

Lá trà xanh ngâm sạch với nước muối rồi sau đó đem giã nhỏ. Lấy hỗn hợp này đem nấu thành nước để rửa vùng da bị chàm cho bé. Không rửa khi nước vẫn còn quá nóng.

Điều trị chàm sữa bằng cách dân gian là phương pháp được nhiều mẹ tin dùng bởi sự lành tính và dễ áp dụng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào về hiệu quả của các phương pháp trên nên mẹ cần thận trọng khi áp dụng. Sau khoảng 2 ngày điều trị mà vết chàm của con không có dấu hiệu cải thiện hoặc nặng hơn thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

4.2. Sử dụng các loại kem bôi phù hợp với da trẻ sơ sinh

Các loại kem bôi có chiết xuất từ thiên nhiên được bác sĩ khuyến khích sử dụng để làm dịu da  khi con bị chàm sữa. Mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Kem EmBé

sản phẩm kem bé chữa chàm sữa

Sản phẩm kem em bé

Kem EmBé là một trong dòng sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ rất được tin dùng hiện nay của Công ty Dược mỹ phẩm CVI. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên và kết cấu kem mỏng nhẹ, Kem EmBé thẩm thấu nhanh chóng và xoa dịu vùng da bị chàm của con. Các ưu điểm về công thức của Kem EmBé được biết đến bao gồm:

– Nano curcumin & tinh chất Cúc La Mã: giúp làm dịu cảm giác đau rát và kích thích tái tạo các tế bào ở vùng da bị tổn thương. Đồng thời, giảm tình trạng thâm sẹo trên da sau khi điều trị chàm.

– Kẽm Oxyd: Đây là thành phần có vai trò chính là đảm bảo độ ẩm và sự mềm mịn của da. Ngoài ra, kẽm oxyd còn có tác dụng kháng khuẩn, chống tổn thương, giúp da săn chắc. 

– D-panthenol & Allatonin, Vitamin E: Là nhóm thành phần có tác dụng chính là thúc đẩy làm lành tổn thương và tăng cường tái tạo da. 

– Lanolin, dầu hạnh nhân: Giúp da mềm mại, bảo vệ da và ngăn chặn sự nhờn dính, bít tắc lỗ chân lông. 

Đặc biệt, Kem EmBé không chứa corticoid, paraben nên không gây kích ứng, đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh của bé. Việc sử dụng kem em bé để chữa chàm sữa trẻ sơ sinh được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng sử dụng.

Cách sử dụng

  • Làm sạch da của bé với nước ấm
  • Thoa một lớp Kem EmBé lên vùng da bị chàm

4.3. Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa nặng ở trẻ sơ sinh

Trong một số trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà có thể gây bội nhiễm và khiến bệnh khó xử lý hơn. 

Một số thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh bao gồm.:

  • Sữa tắm bé: Cetaphil, Ceradan , Physiogel..có tác dụng làm ẩm, làm sạch, dưỡng da và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Chống viêm: Thuốc chống viêm được sử dụng là các dạng Corticoid nồng độ thấp bôi tại như: Hydrocortisol 1 % , clobetasol butyrate 0.05 %….
  • Kháng khuẩn, chống bội nhiễm: millian 1 % hay Eosine 2 % …
  • Giảm ngứa bằng các histamin như: Chlopheniramin , alimemazin…..
  • Kháng sinh : Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin
  • Phòng tái phát: Atopiclair

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, giảm triệu chứng, các thuốc trên còn có nguy cơ về các tác dụng phụ. Do vậy, mẹ chỉ được áp dụng điều trị khi có chỉ định từ bác sĩ.

5. Lưu ý chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi bị chàm sữa

không tắm cho trẻ em quá 15 phút một lần

Không tắm quá lâu cho trẻ em 

  • Vệ sinh, tắm rửa: Da của bé trong giai đoạn này là cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương nên mẹ cần có những lưu ý đặc biệt khi tắm cho con như
  • Lựa chọn loại xà phòng tắm dịu nhẹ, đảm bảo độ ẩm sinh lý của da.
  • Không tắm bé quá 15 phút mỗi lần tắm, điều này làm bệnh chàm sữa trẻ sơ sinh có hiện tượng lan rộng ra.
  • Nước tắm không được quá nóng sẽ gây khô da và nóng rát cho vùng chàm
  • Khăn tắm phải thật mềm mại và không được chà sát lên da của con
  • Sau khi tắm mẹ nên thoa dưỡng ẩm để con có cảm giác dễ chịu
  • Không cho vùng da bị chàm của bé tiếp xúc với các hóa chất như: xà phòng, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm…
  • Áo quần : 
  • Chất liệu là 100 % cotton. Mẹ không nên chọn các chất liệu như sợi len, sợi tổng hợp dễ gây kích ứng cho da của con.
  • Kích thước vừa phải, không chật quá gây chà xát vào vết chàm, không rộng quá khiến bé khó chịu khi vận động
  • Phòng ngủ
  • Không gian: Thoáng đãng, sạch sẽ, không khói bụi, xịt phòng, khói thuốc và không nuôi thú cưng trong khu vực này
  • Nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng khiến bé đổ mồ hôi hoặc quá lạnh khiến da bé bị khô rát.

6. Mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Hãy lưu ý những chi tiết nhỏ sau đây để phòng ngừa chàm sữa khỏi phát cũng như điều trị chàm sữa nhanh khỏi.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ ảnh hưởng đến trẻ 

Mẹ cần tránh ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như các loại thủy hải sản( tôm cua, cá…), nhộng tằm, nhộng ong…. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống nhiều nước và vệ sinh vùng mặt, miệng cho bé sau khi bú mẹ hoặc sau khi ăn. 

– Mẹ nên ăn các loại thực phẩm giúp tăng chất chống dị ứng cho trẻ 

Các món ăn giàu kẽm, canxi, vitamin C… rất tốt để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bị dị ứng. Điển hình của nhóm thực phẩm này như đậu nành, cam, quýt, ổi….

– Mẹ cũng nên duy trì cho bé dùng sữa mẹ trong thời gian lâu nhất

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho con và đem lại khả năng đề kháng tuyệt vời. Vậy nên, mẹ hãy duy trì cho bé uống sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.

cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng

Cho bé bú đủ cữ để bé có sức đề kháng tốt nhất

7. Cách phòng bệnh chàm sữa trẻ sơ sinh

Với những nguyên nhân gây chàm sữa từ bên ngoài, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ các biện pháp dưới đây:

– Vệ sinh cho trẻ thường xuyên

Mẹ nên tắm/lau vùng da bị chàm với nước ấm sạch và khăn mềm hàng ngày. Không được để vùng da này bị bẩn sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm và khó điều trị.

– Mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ không chỉ giúp bé khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa chàm sữa cũng như các chứng bệnh khác. Vậy nên, mẹ hãy vệ sinh nhà cửa thường xuyên, hạn chế bụi bặm, lông động vật, phấn hoa… xuất hiện trong không gian bé ngủ, bé vui chơi.

Bên cạnh đó, mẹ nên giặt giũ chăn màn, đồ chơi hay vật dụng của bé thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội cư ngụ và gây bệnh.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại động vật 

Lông động vật hoàn toàn không tốt cho trẻ trong giai đoạn này. Do vậy, mẹ nên nuôi thú cưng ở khu vực khác, tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa bé và các loại thú cưng.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về chàm sữa trẻ sơ sinh cũng như các phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc, hãy gửi lại câu hỏi cho chúng tôi ngay dưới bài viết này để được chuyên gia giải đáp ngay nhé!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…