Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Có mẹo trị hăm tã này, mẹ chăm con nhàn tênh

Có mẹo trị hăm tã này, mẹ chăm con nhàn tênh

Chưa đủ thời gian đón chào hạnh phúc, mừng vui khi nhận thiên chức thì mẹ lại phải đối mặt với không ít vấn đề liên quan đến việc chăm sóc con nhỏ: hăm tã, chàm sữa,…

Xem thêm:

1. Hăm tã – chuyện không hề nhỏ

Ai làm mẹ cũng đều hiểu rõ, vào những năm đầu đời, da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, việc mặc tã thường xuyên hay không chăm sóc cẩn thận, đúng cách sẽ khiến làn da trẻ dễ bị tổn thương. Song, cẩn thận đến mấy nhưng chỉ cần một chút sơ suất nhỏ của bố mẹ như quên không thay tã, lạm dụng phấn rôm, quấn tã quá chặt… cũng dễ gây kích ứng cho bề mặt da, làm trẻ bị hăm.

trẻ bị hăm
Bé ngủ không ngon giấc luôn là nỗi lo của mẹ

Chị Vũ Lan Hương (Phú Thọ) chia sẻ: “Vì là lần đầu chăm con nên thiếu kinh nghiệm, gặp hiện tượng gì bất thường ở trẻ cũng lo sợ. Thấy bé ngủ hay bị giật mình, quấy khóc rồi không chịu ăn, ở vùng mông, bẹn xuất hiện những vết đỏ lan rộng và nổi bóng lên, mình lo quá nên đưa bé đi khám. Bác sĩ nói bé bị hăm tã cấp độ 4, vì quá đau rát nên không chịu ăn uống . Về nhà mình cũng tìm hiểu và sử dụng các bài thuốc dân gian trị hăm tã hiệu quả như dùng lá trà xanh rửa sạch, đun sôi để nguội rồi rửa cho bé, hay dùng lá trầu, lá khế để trị hăm tã nhưng tốn rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao”.

Tương tự chị Hương, chị Nga (Hà Nội) cũng có quãng thời gian bất an trước biểu hiện lạ của con: “Thấy bé quấy khóc suốt khiến cả nhà mất ăn mất ngủ. Cũng được các mẹ tư vấn vệ sinh sạch sẽ cho con để con được thoải mái, nhưng đúng là không thể lường hết được. Mỗi lần tắm cho bé xong, mình đều thoa một lượt phấn rôm để làm mát da, chống rôm sẩy và chống hăm cho bé. Tưởng cách này giúp bé thoải mái nhưng nào ngờ bé lại càng quấy khóc. Hỏi ra mới biết, phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da khiến hăm da xuất hiện. Thế là cả nhà tá hỏa lo tìm cách chữa cho con”.

2. Cần lớp màng vững chắc bảo vệ da bé

Theo TS.BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Lazer phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu TW, hăm tã có hai nguyên nhân, một do nấm và còn lại do nhiễm khuẩn. Nếu bị hăm tã do nấm hay còn gọi là viêm kẽ do nấm, các mẹ có thể dùng thuốc bôi để chống nấm cho bé. Còn đối với những trường hợp bị hăm tã do nhiễm khuẩn, các mẹ cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn kem trị hăm cho con, đặc biệt là khi tìm kem chống hăm cho trẻ sơ sinh vì làn da trẻ rất nhạy cảm.

hăm tã 2
Kem EmBé giúp bảo vệ làn da của trẻ tránh khỏi chứng hăm tã

“Để làn da mỏng manh của bé không bị hăm tã, các mẹ cần phải tạo lớp màng bảo vệ vững chắc ngăn không cho da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng có trong phân và nước tiểu, từ đó giúp bé tránh xa hăm tã” – TS.BS Nguyễn Như Lan hướng dẫn.

Cũng theo TS.BS Nguyễn Như Lan, trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm kem hăm tã cho trẻ, tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất thì để trị hăm tã hiệu quả và an toàn, các mẹ cần quan tâm hơn đến những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên chuyên biệt, không gây mẫn cảm cho làn da bé.

Với bộ đôi kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa tự nhiên tinh nghệ Nano Cucumin và tinh chất Cúc La Mã sẽ làm dịu những tổn thương trên da bé ngay tức thì, điều trị viêm da đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, phục hồi vùng da bị tổn thương của bé. Kem EmBé là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ y học hiện đại với liệu pháp điều trị cổ truyền, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, Kem EmBé cũng có khả năng duy trì độ ẩm tối đa cho làn da bé, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh. Trong khi đó, D – Panthenol có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy.

“Mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn sản phẩm Kem EmBé là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Bởi ngoài thành phần được chiết xuất từ tự nhiên, không chứa corticoid, không paraben, không gây kích ứng, hoàn toàn thân thiện với làn da nhạy cảm của bé. Đây cũng là sản phẩm đang được nhiều bà mẹ hiện đại tin dùng, vừa giúp tiết kiệm thời gian cho các mẹ bận rộn, vừa giúp nhanh chóng tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo cho vùng da bị hăm, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ tối ưu cho con” – TS.BS Nguyễn Như Lan khuyên dùng.

Cũng nhờ Kem EmBé mà bé của chị Lan Hương (Phú Thọ) gần một năm nay không còn bị hăm tã: “Nhờ sự tư vấn của bác sĩ mình biết đến Kem EmBé chống hăm tã rất hiệu quả mà lại tiết kiệm được nhiều thời gian. Lúc nào vệ sinh xong mình đều thoa cho con trước khi thay tã. Từ đó đến nay bé hầu như không bị hăm tã lại, mặc dù mình dùng tã giấy cho bé thường xuyên”.

Không chỉ chị Lan Hương, từ công dụng thực tế, nhiều bà mẹ đã mách nhau và rất tin dùng loại kem này để giải quyết vấn đề tưởng chừng bất khả kháng. Đây là một cách được các bà mẹ trẻ ca ngợi là vừa giúp con khỏe, mẹ nhàn, vừa để tinh thần cả nhà thêm phấn chấn.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…