Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Hăm da ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Hăm da ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Hăm da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, có đến 50% trẻ ở độ tuổi sơ sinh gặp vấn đề hăm da. Vậy thực ra hăm da là gì, cách phòng tránh như thế nào nhỉ?

hăm da ở trẻ sơ sinh phải làm sao

  1. Hăm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Khái niệm: hăm da được hiểu là tình trạng viêm nhiễm tại các nếp gấp da trên cơ thể như nách, cổ, háng, kẽ ngón tay, chân khi các bộ phận ấy không được chăm sóc và vệ sinh hợp lý.

Hai dạng hăm da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là hăm cổ và hăm tã vì bé sơ sinh thường mũm mũm, vùng cổ vì vậy hay có các ngấn dễ dàng tạo điều kiện để hăm cổ tấn công; còn hăm tã là do việc sử dụng tã không đúng cách của mẹ dẫn đến làn da tiếp xúc với vũng tã của con bị tổn thương và hăm tã.

  1. Nguyên nhân hăm da ở trẻ sơ sinh.

Hăm da là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đôi khi bạn rửa ráy, vệ sinh cho bé bình thường rồi hốt hoảng khi phát hiện ra vết hăm da ở trẻ sơ sinh không biết xuất hiện từ bao giờ! Vậy nguyên nhân gây ra hăm da và cách chữa hăm da cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Có 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hăm da ở bé:

  • Do bản chất da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương.
  • Do trẻ sơ sinh gần như mặc tã 24/24. Vùng da mông vì vậy thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã. Loại bỉm không phù hợp cũng có thể khiến da bé bị tổn thương.
  • Ngoài ra bé bị hăm da còn có thể do mẹ mặc đồ quá chật, đồ làm bằng chất liệu quá cứng.
  1. Cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Như đã phân tích ở trên, cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất chính là thay đổi thói quen vệ sinh cho bé sao cho đúng:

  1. Luôn để làn da con được khô thoáng

Khi bé bị hăm tã, hãy cố  gắng để mông trần cho con, không cho con mặc tã giấy hay tã vải, để vùng da bị hăm của con được sạch sẽ, khô thoáng nhất.

Mẹ cũng nên sử dụng các loại ga trải giường bằng chất liệu có thể giặt sạch.

Nếu thời tiết ấm áp, mẹ nên đưa con ra ngoài và cho con phơi nắng! Vitamin D là một liều thuốc tự nhiên rất công hiệu cho tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh đấy.

  1. Nhớ làm dịu vùng da bị tổn thương cho con.

Khi xảy ra tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh, dám chắc phần da bị hăm của con sẽ rất đau. Mẹ hãy cố gắng làm dịu vùng da này bằng cách làm giảm sự cọ xát giữa da và tã (ví dụ sử dụng phấn bột thảo dược cho trẻ em để xức cho con chẳng hạn).

Nhớ lưu ý sử dụng sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt lành tính và dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của con. Mẹ có thể tham khảo thêm sản phâme Kem Embe đang được các mẹ rất tin dùng.

  1. Chuyển hướng điều trị

Nếu những vết hăm đỏ không biến mất khi mẹ đã sử dụng tất cả các cách trên, các mẹ hãy lập tức đưa con đến bác sĩ để có các biện pháp kịp thời nhằm không để xảy ra những biến chứng đáng tiếc nhé.

Lưu ý:

Chỉ còn một vài lưu ý nho nhỏ cuối cùng cho mẹ:

– Mẹ cần chắc chắn về loại bỉm mình đang dùng: có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? Có gây kích ứng cho da con không?

  • Và chú ý thay bỉm cho con sau 2-4h dù bỉm đã đầy hay chưa. Đừng vì tiết kiệm mà chưa thay cho con khi bỉm chưa đầy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoành hành và làm hại làn da nhạy cảm của con đấy!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…