Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Hăm tã – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bố mẹ cần biết

Hăm tã – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bố mẹ cần biết

Bé bị hăm tã sẽ trở nên khó chịu, cáu bẳn bởi vùng da bị tổn thương khiến bé đau đớn. Tuy không gây hại nhiều nhưng hăm tã có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp thiên thần của bé. Vì thế mẹ cần phải lưu ý những điều này để giúp bé nhanh khỏi.

Xem thêm:

1. Hăm tã là gì?

Hăm tã hay viêm da tã lót là hiện tượng da bị viêm ở vùng mặc tã. Hăm tã là cách da phản ứng trước những kích thích có thể gây tổn thương như da bị bí, ẩm ướt, đổ nhiều mồ hôi,… Khi bệnh phát triển nặng hơn, nó có thể lan sang các khu vực da khác như bắp đùi hoặc bụng.

Hăm tả ở trẻ em là hiện tượng da bị viêm ở vùng mặc tả
Hăm tã ở trẻ em là hiện tượng da bị viêm ở vùng mặc tả

Hăm tã khác với trường hợp phát ban do bị nóng. Bệnh này chỉ xảy ra ở khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Nếu trẻ có làn da rất nhạy cảm hoặc khi nước tiểu hoặc phân trong tã chạm vào da quá lâu, làm cho da bị kích ứng gây đau và đỏ da.

2. Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tả
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tả

Giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Làn da non nớt của bé dễ dàng bị tổn thương dù là những tác động nhỏ nhất. 

2.1. Kích thích từ phân và nước tiểu

  • Nước tiểu hoặc phân tích tụ ở tã tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi.
  • Khi da trẻ tiếp xúc thường xuyên với tã bẩn, da sẽ bị kích ứng.
  • Trẻ có thể dễ bị hăm tã hơn nếu bé đi nặng thường xuyên hoặc tiêu chảy mà không được thay tã kịp thời.

2.2. Kích ứng với hóa chất

Hăm tã do kích ứng với hóa chất
Nguyên nhân kích ứng với hóa chất
  • Da của em bé có thể phản ứng với khăn lau, tã hoặc chất tẩy rửa, chất làm mềm vải được sử dụng để giặt tã vải.
  • Một số loại kem bôi, dầu dưỡng có thể dị ứng với làn da trẻ gây hăm tã.

2.3. Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm men (nấm)

  • Khu vực được bao phủ bởi tã – mông, đùi và bộ phận sinh dục – đặc biệt dễ bị tổn thương vì nó ấm và ẩm ướt, tạo ra một nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm men. Da trẻ sẽ bị mẩn đỏ, nổi phát ban, nhất là trong các nếp nhăn của da.

2.4. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc

  • Trẻ thay đổi thức ăn sang thức ăn đặc khiến thành phần phân thay đổi.
  • Những thay đổi trong chế độ ăn của bé làm tăng tần suất đi nặng.
  • Điều này làm tăng khả năng hăm tã trong thời gian đầu.
Trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc
Trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc

2.5. Da nhạy cảm

  • Em bé có làn da nhạy cảm và đã từng bị bệnh dị ứng, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã (chàm), có thể dễ bị hăm tã hơn.
  • Tuy nhiên, vùng da bị kích thích của viêm da dị ứng và bệnh chàm chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực khác ngoài khu vực tã.

2.5. Sử dụng kháng sinh

  • Khi em bé uống thuốc kháng sinh, vi khuẩn kiểm soát sự phát triển của nấm men có thể bị cạn kiệt, dẫn đến hăm tã do nhiễm trùng nấm men.
  • Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú sữa mẹ có mẹ uống kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Do sử dụng thuốc kháng sinh

2.6. Cọ xát với tã

  • Tã hoặc quần áo cọ xát vào da liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương.

3. Biểu hiện, triệu chứng khi bé bị hăm tã

3.1. Viêm da và phồng rộp

Đây là tình trạng hăm tã phổ biến nhất của trẻ khiến trẻ bị đau và quấy khóc thường xuyên. Viêm da nhiễm trùng nấm men với những triệu chứng như:

  • Vùng da đùi, vùng da dưới nếp gấp và da mông của trẻ có thể bị sưng phồng và tấy đỏ. 
  • Xuất hiện những nếp gấp ngắn và nhiều dưới vùng da bé mặc tã.
  • Những nốt đỏ nhỏ sẽ dần dần xuất hiện và trở thành một mảng đỏ rực sần sần dễ thấy.
Hăm tã khiến da trẻ bị viêm và phồng rộp
Da trẻ bị viêm và phồng rộp

3.2. Viêm da hậu môn

  • Các bé uống sữa công thức hay gặp phải tình trạng hăm tã này.
  • Do sữa công thức có nhiều kiềm hơn sữa mẹ. Nó làm cho vùng da quanh hậu môn của trẻ bị viêm, da chuyển sang màu đỏ sậm và khô rát.

3.3. Viêm da dị ứng

  • Các mảng da đóng vảy ở khu vực mặc tã và có thể lan sang các khu vực không mặc tã ở những bé dưới 12 tháng tuổi có làn da nhạy cảm hơn.

3.4. Chốc lở

  • Trên da trẻ xuất hiện những vết phồng rộp, mụn chứa đầy mủ và những vùng da màu vàng nâu đặc trưng.
  • Có thể xuất hiện ở vùng da dưới mông, phần hậu môn, bụng dưới và nhanh chóng lan sang các khu vực khác của cơ thể.
Chốc lở
Vùng mông bé bị chốc lỡ

3.5. Viêm da ngấn tã

  • Trường hợp này thường xảy ra khi rìa mép tã cứng cọ xát với làn da của trẻ.
  • Viêm da ngấn tã hay xuất hiện ở bụng trên hoặc nếp gấp ở chân và trở nên phổ biến hơn trong thời tiết ẩm khô nóng.

3.6. Viêm da cọ xát

  • Biểu hiện là da bị tấy đỏ và có thể bị trầy xước nhẹ.
Viêm da cọ xát
Viêm da cọ xát ở trẻ

4. Cách điều trị hiện tượng hăm tã

Khi phát hiện trẻ bị hăm tã, điều đầu tiên mẹ cần làm là loại bỏ ngay tã. Sau đó, mẹ cần làm sạch vùng da bị hăm và để da khô thoáng tự nhiên. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mẹ có thể áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

4.1. Viêm da nhiễm trùng nấm men

  • Trường hợp này, bé có thể sử dụng các loại thuốc mỡ đặc cho bác sĩ kê toa.

4.2. Viêm da hậu môn

  • Có thể được điều trị bằng các loại thuốc, kem bôi có tính dưỡng ẩm, có khả năng làm mềm da và tái tạo lại vùng da bị tổn thương.
  • Mẹ nên thường xuyên làm sạch vùng da này sau khi bé đi nặng.
Điều trị hăm tã ở trẻ em bằng các loại kem bôi
Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi 

4.3. Viêm da dị ứng

  • Trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc theo toa để ngăn ngừa dị ứng lan sang các vùng khác của cơ thể.

4.4. Chốc lở

  • Trẻ có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

4.5. Viêm da cọ xát

  • Điều trị bằng cách sử dụng một số loại kem bôi dưỡng ẩm không cần kê toa.
  • Mẹ cũng có thể dùng các loại dầu dưỡng từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu để bôi lên da cho trẻ.
Bôi các loại kem dưỡng ẩm cho bé
Mẹ có thể bôi các loại kem dưỡng ẩm

4.6. Viêm da ngấn tã

  • Được điều trị bằng các loại thuốc mỡ, kem bôi có tác dụng dưỡng da, ngăn ngừa nhiễm trùng không cần kê toa.

4.7. Viêm da và phồng rộp

  • Tình trạng hăm tã này có thể tự biến mất nếu như mẹ cách ly bé khỏi tã trong một thời gian và giữ cho vùng da mặc tã luôn khô thoáng.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng một lại kem bôi giúp điều trị hăm tã như Kem EmBé giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm dịu da, dưỡng da của Kem EmBé sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi.
Điều trị hăm tã ở trẻ em bằng Kem EmBé
Kem EmBé trị hăm tã ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Mẹ nên nhớ khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị hăm tã cho trẻ, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Khi trẻ có những biểu hiện sau đây, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời:

  • Hăm tã kéo dài hơn 1 tuần không khỏi.
  • Vùng da bị kích ứng càng lúc càng mở rộng.
  • Trẻ bị sốt nhẹ, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc.

5. Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị hăm tã

5.1. Sai lầm của các ông bố bà mẹ về hăm tã

  • Hăm tã có thể tự khỏi
    • Không ít trường hợp bố mẹ cho rằng hăm tã là hiện tượng trẻ nào cũng gặp phải nên không cần điều trị nhưng không phải.
    • Nhiều trường hợp trẻ có thể tự khỏi hăm tã, nhưng cũng không ít trường hợp hăm tã phát triển nặng hơn gây ra những kích ứng nghiêm trọng.
  • Hăm tã có thể điều trị tại nhà
    • Hầu hết các trường hợp hăm tã của trẻ đều có thể được điều trị tại nhà.
    • Nếu trẻ bị hăm tã nặng gây sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được khám chữa bệnh tốt nhất.
Hăm tã khiến bé quấy khóc
Hăm tã khiến bé quấy khóc

5.2. Những điều bố mẹ nên làm khi con bị hăm tã

  • Xử lý nhanh chóng, kịp thời
    • Trẻ bị hăm tã cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh hăm tã nặng hơn và lan rộng.
  • Vệ sinh da cho trẻ đúng cách
    • Dùng nước ấm và khăn lau sạch để vệ sinh vùng da bị hăm. Bố mẹ lưu ý không được chà sát mạnh gây xước và tổn thương.
  • Dưỡng ẩm cho da trẻ thường xuyên
    • Làn da bé được cung cấp độ ẩm phù hợp sẽ giúp loại bỏ hiện tượng da khô ráp, da có nếp gấp. Trẻ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi da trở nên mềm mại.
Dưỡng da để trị hăm tã ở trẻ
Mẹ nên dưỡng ẩm cho da trẻ thường xuyên

5.3. Những điều bố mẹ nên tránh khi con bị hăm tã

  • Tránh dùng phấn bột quá nhiều
    • Nhiều gia đình có quan niệm dùng phấn rôm để bảo vệ làn da của em bé và hấp thụ độ ẩm dư thừa.
    • Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra rằng bố mẹ nên hạn chế dùng phấn rôm cho trẻ. Bởi bột phấn rôm có thể gây kích ứng phổi.
    • Phấn rôm kết hợp với mồ hôi còn có thể gây bí tắc lỗ chân lông làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Tiếp tục cho trẻ sử dụng tã
    • Khi trẻ chưa khỏi hăm tã, bố mẹ không nên cho trẻ mặc tã trở lại mà nên đợi tới khi trẻ khỏi hoàn toàn.
  • Không lau rửa vùng da bị hăm tã.
    • Các loại nước tẩy rửa mạnh, xà phòng có mùi thơm nồng, khăn lau chứa propylene glycol và cồn. Chúng càng làm da bé bị kích ứng.
  • Dùng kem bôi không đảm bảo
    • Khi lựa chọn kem bôi chữa hăm tã, bố mẹ nên lựa chọn loại kem bôi an toàn, thành phần từ thiên nhiên.
    • Không sử dụng các loại kem bôi nguồn gốc không đảm bảo hoặc chứa thành phần gây kích ứng da trẻ như salicylat metyl, benzoin hoặc camphor,…
Mẹ không nên dùng quá nhiều phấn bột
Mẹ không nên dùng quá nhiều phấn bột

6. Phòng tránh hăm tã cho con

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là giữ cho vùng da sạch sẽ và khô ráo. Một vài cách đơn giản có thể giúp giảm khả năng trẻ bị hăm tã là:

  • Thay tã thường xuyên
    • Mẹ cần phải loại bỏ tã ướt hoặc bẩn kịp thời ngay khi trẻ làm bẩn tã.
    • Trường hợp trẻ không làm bẩn tã, mẹ cũng nên thay tã định kỳ 6h/lần.
  • Làm sạch đúng cách
    • Rửa sạch vùng da mặc tã của em bé bằng nước ấm mỗi lần thay tã.
    • Khăn lau ẩm, bông gòn và khăn lau trẻ em có thể hỗ trợ làm sạch da, nhưng hãy nhẹ nhàng.
    • Không dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa, nếu mẹ muốn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại dịu nhẹ, không có mùi thơm.
Thay tả thường xuyên là cách phòng ngừa hăm tã
Mẹ nên thường xuyên thay tã cho bé

Nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên, không chà xát mạnh tay.

  • Không mặc tã quá chật cho trẻ: Tã chặt tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi cho chứng hăm tã.
  • Hạn chế sử dụng tã: Khi có thể, mẹ hãy để bé không mặc tã, để vùng da trở nên khô thoáng.
  • Cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên: Nếu trẻ bị hăm tã thường xuyên, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm, hạn chế khô da. Độ ẩm vừa phải sẽ giúp da trẻ dịu hơn và tránh được tình trạng khô da, bong tróc da.
  • Sau khi thay tã, rửa tay sạch sẽ: Rửa tay có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác trên cơ thể bé.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã biết cách làm thế nào khi trẻ bị hăm tã .Tình trạng hăm tã của trẻ sẽ không đáng lo ngại nếu như được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua website : Kemembe.com hoặc hotline : 1800.8179

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…