Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Việc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước rất  có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh về da liễu nên các mẹ cần “dè chừng” nhé.

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước các mẹ cần chú ý.

Hăm tã

Hăm tã là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh do môi trường tã ẩm ướt và vi khuẩn trú ngụ trong tã suốt nhiều giờ liền. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng hăm tã của trẻ sơ sinh là do môi trường tã ẩm ướt và vi khuẩn trú ngụ trong tã suốt nhiều giờ liền. Ban đầu trẻ sẽ có các triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến đáng kể, làm ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước. Trường hợp nhẹ là hăm da, hăm tã ở trẻ sơ sinh, nặng thì có thể bị nổi mụn nước, và viêm da dị ứng.

Để bảo vệ trẻ khỏi chứng hăm tã mẹ nên thường xuyên thay tã cho trẻ. Nếu bé có triệu chứng tấy đỏ, mẹ nên dùng những loại kem trị hăm được bác sĩ chỉ định để thoa trực tiếp lên vùng hăm.

Chàm sữa (Lác sữa)

Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Mẹ hãy cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Hiện tượng lác sữa phổ biến hơn với những trẻ đã 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phát bệnh, lác sữa chỉ là những mẩn đỏ li ti, sau có xuất hiện những mụn nước. Sau đó khi nặng hơn, vùng da nổi chàm sữa bị mẩn đỏ, nứt nẻ, rịn nước, đóng mày và thậm chí tróc vảy.

Bệnh có thể tái đi tái lại nếu mẹ không chăm sóc trẻ đúng cách. Vì thế, để phòng ngừa cho trẻ không bị chàm, mẹ nên cho bé ở nơi thoáng mát và ăn mặc sạch sẽ; vệ sinh móng tay, tránh để trẻ dùng tay cào xước da. Sau khi bé ăn xong, mẹ nên lau sạch vùng mặt và cổ bé; tránh cho trẻ tiếp xúc với động vật như chó, mèo. Khi đã phát bệnh tốt nhất nên tránh cho bé ăn những thực phẩm có thể làm bệnh của bé trầm trọng hơn như gan, mỡ động vật hoặc ăn trứng.

Rôm sảy

Đây là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ vào mùa nắng nóng. Bệnh do mồ hôi thay vì thoát ra ngoài để làm mát cơ thể thì bị ứ đọng lại. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng những hạt hồng lấm chấm, hơi cứng và có thể có nước, nổi nhiều nhất thường là ở vị trí như lưng, bả vai, bắp tay, bắp chân, và ngực.

Khi bị rôm sảy, trẻ thường bị nổi mụn nhỏ li ti, mụn nước thành từng mảng lớn trên tay, vai nực, lưng,… gây ngứa ngáy cho bé. Do đó, để giúp trẻ thoát khỏi những khó chịu này mẹ nên cho bé mặc đồ có chất liệu thoáng mát, hút ẩm tốt; để trẻ chơi ở những nơi thông thoáng thay vì suốt ngày bế trẻ. Thường xuyên tắm rửa cho bé bằng nước mát để làm dịu các vết rôm sảy và tuyệt đối không làm trầy xước vùng da này.

Chốc

Trẻ bị chốc là nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mụn nước
Trẻ bị chốc là nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mụn nước

Bệnh chốc có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, trong một vài ngày thì vỡ ra, rỉ nước rồi đóng vảy. Bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn và rất dễ lây. Những biểu hiện của bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh Khi trẻ có dấu hiệu bị chốc, mẹ nên giữ cho da trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng; nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị chốc bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại, nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh bé cào gãi và khuyến khích bé rửa tay thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng.

Làn da trẻ sơ sinh vốn còn non yếu và dễ bị dị ứng. Điều quan trọng là các mẹ phải biết cách chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ da bé để tránh tình trạng xuất hiện mụn nước. Khi có những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước hay các bất thường về da trẻ mẹ nên đưa bé đi khám da liễu ngay để được điều trị kịp thời.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…