Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ các cách trị hăm tã hiệu quả

Mách mẹ các cách trị hăm tã hiệu quả

Hăm tã là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Biểu hiện của bé bị hăm tã là các vùng da ở hậu môn, háng, vùng kín bị tấy đỏ, xuất hiện các vảy mỏng hoặc mụn nước. Vậy cách trị hăm tã cho bé như thế nào? Bài viết sau sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã

– Bé bị hăm tã mẹ để tã ướt nhiều giờ mà không thay cho bé khiến làn da của bé phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu gây ra kích ứng da.

– Do thói quen của mẹ quấn tã cho bé quá chặt hoặc mặc quần áo chật chội khiến da bé cọ xát vào da thịt

– Mẹ sử dụng các loại khăn ướt có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín cho bé.

– Bôi phấn rôm quá nhiều cũng sẽ làm tình trạng hăm tã của bé thêm nặng.

– Cha mẹ sử dụng nhiều loại kem bôi khác nhau cho bé mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

– Ngoài ra, cũng có thể do đi ngoài hoặc dùng nhiều kháng sinh khiến da bị mất cân bằng làm bé hăm tã

hăm tã

Đóng bỉm trong thời gian dài khiến bé bị hăm tã

2. Cách trị hăm tã cho trẻ

a. Thuốc Tây y bôi ngoài da

– Với thuốc bôi, các mẹ có thể pha 2 lít nước sạch cùng gói thuốc tím rồi dùng để rửa vùng da bé bị hăm, sau đó thấm khô bằng khăn mềm.

– Hoặc sau khi rửa sạch, lau khô da bé, các mẹ bôi thuốc trị hăm cho bé lên vùng da bị hăm của bé mỗi ngày 2 lần.

– Không nên tùy tiện sử dụng thuốc Tây trị hăm cho bé khi chưa có sự chỉ dẫn của các bác sĩ

b. Chữa hăm tã bằng bài thuốc dân gian

– Lá chè xanh hoặc lá vối non: Rửa sạch và đun sôi một nắm lá chè xanh hoặc lá vối non, để nguội rồi lọc lấy nước, bỏ bã và lấy nước này để rửa vùng da bị hăm tã của trẻ. Mẹ nên rửa ngày 3 lần cho bé rồi lau khô da và bôi thuốc nếu thấy cần thiết.

– Lá khế: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, để khô, giã nát rồi pha thêm một chút xíu muối, thêm nước sôi để nguội rồi lọc lấy nước. Các mẹ có thể dùng bông y tế rồi chấm vào nước và bôi lên vùng da bị hăm cho bé. Lưu ý các mẹ không nên chấm quá nhiều nhé.

– Búp ổi hoặc lá ổi: Sau khi rửa sạch cho vào nồi đun lấy nước, rửa cho bé ngày 3 lần.

– Cỏ roi ngựa: Mẹ đem phơi khô hoặc rửa sạch và sao khô, cho vào nước sôi hãm khoảng 15 phút. Dùng bông mềm thấm nước này chấm vào các vết hăm da của bé, để dung dịch tự khô. Các mẹ kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày để cải thiện tình trạng hăm tã cho bé.

– Lá trầu không: Lấy 4 lá trầu không rồi rửa sạch, dùng khăn sạch và mềm thấm nước trầu không lên vùng da hăm của bé 3 lần/ngày, làm liên tục trong 1 tuần.

lá khế

Lá khế là cách trị hăm hiệu quả cho bé

c. Thay đổi những thói quen sinh hoạt khi bé bị hăm tã

– Hạn chế tối đa việc dùng bỉm khi bé bị hăm, nếu dùng tã cũng cần chọn loại tã dạng vải, có mặt đáy thoáng mát, hút ẩm tốt.

– Nếu bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện thì sau đó mẹ cần thay ngay tã mới cho trẻ.

– Cha mẹ nên dùng khăn mềm hoặc bông gòn y tế để lau khô mông và vùng kín của bé khi bé đi vệ sinh, tránh việc chà xát mạnh sẽ gây tổn thương da bé.

– Cần giữ gìn sạch sẽ đối với giường ngủ và phòng ngủ. Để nhà luôn thoáng mát, để tránh bệnh hăm tã của bé nặng hơn.

– Tuyệt đối không dùng các loại khăn ướt có cồn để lau mông hay vùng kín cho bé.

– Để vùng da hăm của bé được phục hồi các mẹ không nên ngày nào cũng quấn tã hoặc bỉm cho bé, cần để da vùng mông của bé được thoáng khí.

– Trong trường hợp bé bị hăm tã nặng thì sau khi vệ sinh cho bé xong các mẹ mẹ nên pha sẵn một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước rồi nhúng mông bé vào. Tác dụng baking soda giúp trung hòa axit có trong phân và nước tiểu rồi lau khô mông bé bằng khăn mềm.

Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các mẹ trong việc điều trị cũng như phòng chống bệnh hăm tã của bé. Chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng con hay ăn chóng lớn!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…