Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ nguyên nhân và cách trị hăm cho bé

Mách mẹ nguyên nhân và cách trị hăm cho bé

Hăm là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một thống kê mới đây đã chỉ ra rằng có trên 50% các em bé trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi gặp các vấn đề về hăm tã. Vậy nguyên nhân và cách trị hăm cho bé như thế nào? Nếu mẹ quan tâm hãy lắng nghe những thông tin thật hữu ích sau nhé!cach tri ham cho be

Hiểu nguyên nhân để tìm cách trị hăm cho bé phù hợp nhất!

Có 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hăm da ở con:

  • Da bé bị ẩm ướt:

Các bậc cha mẹ luôn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng hút ẩm của những chiếc bỉm khi dùng cho bé như những quảng cáo về nó, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì, ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu sẽ gây nên tình trạng hăm tã ở bé. Thay đổi nhận thức về vấn đề này là một trong những cách trị hăm cho bé hiệu quả.

  • Phản ứng với hóa chất

Chứng hăm tã ở bé có thể là kết quả của việc da bé bị chà xát vào bề mặt của tã; đặc biệt, loại tã này được sản xuất kèm những loại hóa chất nhạy cảm với da của bé.

  • Đồ ăn lạ

Nghe có vẻ không liên quan nhưng rất nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị hăm khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khoảng thời gian bé thử một món ăn mới. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé dẫn đến tình trạng hăm tã.

  • Lạm dụng phấn rôm

Hầu hết các mẹ có thói quen thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện. Ngưng lạm dụng phấn rôm là một cách trị hăm tã cho bé tưởng vô lý nhưng lại rất hiệu quả đấy.

Ngoài ra, tưa lưỡi cũng là một trong những hình thức nhiễm khuẩn đường miệng ở bé. Một số bé xuất hiện chứng tưa lưỡi cùng lúc với dấu hiệu bị hăm tã.

Mách mẹ vài cách cơ bản trị hăm cho bé tại nhàcách trị hăm cho bé

Chủ yếu cách trị hăm cho bé này tập trung vào việc cải thiện chế độ chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày của con:

  • Thay tã thường xuyên là cách trị hăm cho bé tại nhà hiệu quả.

Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả ngày lẫn đêm.

  • Không lạm dụng phấn rôm.

Như đã phân tích ở trên, dùng phấn rôm không những không phải cách trị hăm cho bé mà ngược lại còn gây hầm bí da khiến tình trạng da ngày càng tệ. Cha mẹ nên cẩn thận khi dùng phấn rôm, thoa vào vùng da phía mông hoặc những nếp gấp quanh mông cho bé.

Bạn không nên đóng tã cho bé quá chật đến nỗi không khí khó có cơ hội lưu thông quanh vùng da mông của bé. Việc nới lỏng tã còn khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút tốt, an toàn, mềm mại.

  • Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt.

Sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh, bởi vậy cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt được các chuyên gia tin tưởng như một cách trị hăm cho bé rất hiệu quả.

  • Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.

Chú ý:

– Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.

– Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.

Ngoài ra mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt. Đây là điểm quan trọng trong cách trị hăm cho bé ngay tại nhà đấy. Cuối cùng, chúc các mẹ sớm tìm được cách trị hăm cho bé hiệu quả nhất!

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…