Skip to main content

100% từ thảo dược

Hotline
100% từ thảo dược

Mách mẹ nguyên nhân và cách trị hăm háng ở trẻ sơ sinh

Mách mẹ nguyên nhân và cách trị hăm háng ở trẻ sơ sinh

Hăm háng ở trẻ sơ sinh vốn rất phổ biến và hậu quả không có gì quá nghiêm trọng. Thế nhưng nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Mẹ hãy trang bị kiến thức về hiện tượng này để có phương án đối phó tối ưu nhé!

hăm háng ở trẻ sơ sinh làm thế nào?

  1. Hiểu nguyên nhân để tìm ra cách trị hăm háng ở trẻ sơ sinh tốt nhất.

Hăm háng là hiện tượng da liễu rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ dưới 3 tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Vị trí trẻ thường hay bị hăm: Bẹn; Bộ phận sinh dục; Vùng hậu môn; Vùng đùi.

Nguyên nhân của hiện tượng hăm háng ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ 5 điều kiện sau đây:

  • Bé phải tiếp xúc với các chất thải trong thời gian dài do bố mẹ không thay tã kịp thời.
  • Bé phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt do mẹ tắm cho bé xong, chưa lau khô kỹ càng đã vội vàng quấn tã ngay.
  • Bé bị dị ứng với các hóa chất trong bột giặt đã dùng để giặt quần áo cho bé.
  • Hăm cũng hay xuất hiện khi bé bị tiêu chảy cấp, thường vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
  • Thời tiết quá nóng bức cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm ở trẻ.
  1. Chế độ chăm sóc khoa học là cách trị hăm háng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

Từ những nguyên nhân đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy rằng hiện tượng hăm háng ở trẻ sơ sinh sẽ chỉ được ngăn chặn nếu mẹ thực hiện một chế độ chăm sóc bé thật hợp lý. Đây là điều kiện cần để phòng và trị căn bệnh này dù mẹ có lựa chọn sử dụng loại thuốc nào đi nữa. Cụ thể cách trị hăm háng cho bé như sau:

  • Nhớ luôn sử dụng loại tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể trẻ và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.
  • Các bà mẹ nên cẩn trọng khi chọn mua tã giấy cho an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ, loại tã này được lót một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ.
  • Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc chống hăm cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục trẻ và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
  • Không sử dụng các loại phấn rôm bừa bãi khi trẻ đã có hiện tượng hăm da vì loại phấn rôm không phù hợp có thể khiến tình trạng da bé ngày càng tệ.
  1. Sử dụng thuốc bôi trị hăm háng ở trẻ sơ sinh liệu có an toàn?

Hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sử dụng các loại kem bôi trị hăm háng ở trẻ sơ sinh, vì các sản phẩm kem bôi này đang tràn lan quá nhiều trên thị trường mà không được bộ Y tế quan tâm quản lý chất lượng một cách thích hợp khiến nhiều bố mẹ lo sợ. Thực tế là dùng thuốc bôi là một trong những cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất nếu mẹ chịu khó tìm hiểu và có sự lựa chọn kỹ lưỡng. Sản phẩm kem bôi khuyến cáo nên có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất gây hại hay bất cứ thành phần nào mà con bị dị ứng. Để đảm bảo những tiêu chí trên mẹ chỉ cần đọc kỹ tất cả các thành phần của thuốc, kiểm tra lại thành phần đó trên google xem có tác dụng phụ hay tác hại gì không là được.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Bài viết nổi bật

Bí quyết giảm mẩn ngứa, rôm sẩy cho con ngày nắng nóng được các mẹ bỉm tin dùng

Mẩn ngứa, rôm sảy, côn trùng đốt… khiến bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu,… Mẹ đã thử nhiều cách nhưng chưa tìm ra giải pháp toàn diện cho …

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Không chỉ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu mà…